Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 15: Định luật 2 Newton

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 15: Định luật 2 Newton. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Về mặt động lực học chất điểm, gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  1. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật.
  2. Kích thước và khối lượng của vật.
  3. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật.
  4. Kích thước và trọng lượng của vật.

Câu 2: Chọn đáp án đúng:

  1. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
  2. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật
  3. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  4. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

 

Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

  1. trọng lượng.
  2. khối lượng.
  3. vận tốc.
  4. lực.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng nhất.

  1. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
  2. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
  3. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi..
  4. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật

 

Câu 5: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  1. 4 m/s và -80 N.
  2. 4 m/s và 80 N.
  3. 2 m/s và -80 N.
  4. 2 m/s và 80 N.

Câu 6: Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ

  1. tăng lên
  2. bằng 0
  3. giảm đi
  4. không đổi

Câu 7: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

  1. lực mà đất tác dụng vào ngựa
  2. lực mà xe tác dụng vào ngựa
  3. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
  4. lực mà ngựa tác dụng vào đất

Câu 8: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

  1. 2 N
  2. 4 N
  3. 1 N
  4. 100 N

Câu 9: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng .

  1. 24,5 N.
  2. 38 N.
  3. 38,5 N.
  4. 34,5 N.

Câu 10: Lực F truyền cho vật khối lượng gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng F gia tốc 6 . Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1+ m2 thì gia tốc bằng

  1. 1,5 m/s².
  2. 2 m/s².
  3. 4 m/s².
  4. 8 m/s².

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

C

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật

  1. Cùng chiều với chuyển động
  2. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
  3. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi
  4. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần

 

Câu 2: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật

  1. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng
  2. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
  3. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối
  4. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 3: Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng

  1. 5 m
  2. 25 m
  3. 50 m
  4. 30 m

 

Câu 4: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?
 

  1. Từ 2s đến 3s
  2. Từ 3s đến 4s.
  3. Không có khoảng thời gian nào.
  4. Từ 0 đến 2s

 

Câu 5: Chọn phát biểu đúng nhất?

  1. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật
  2. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
  3. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật
  4. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi

 

Câu 6: Kết luận nào sau đây là không chính xác?

  1. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
  2. vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau
  3. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
  4. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau

Câu 7: Câu nào đúng? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính

  1. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
  2. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
  3. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
  4. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính

 

Câu 8: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  1. 1 s.
  2. 0,5 s.
  3. 2 s.
  4. 4 s.

Câu 9: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.

  1. 500 N.
  2. 875 N.
  3. 1000 N.
  4. 200 N.

Câu 10: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

  1. 8 m
  2. 1 m.
  3. 4 m.
  4. 2 m

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

B

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Một con vật có khối lượng 20kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 80cm thì có vận tốc 0,7m/s. Tính lực tác dụng vào vật.

Câu 2 (6 điểm). Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như sau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm được một đoạn sB < sA. So sánh khối lượng của 2 xe?

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

v2 – v20 = 2as => 0,72 – 02 = 2a.0,8

=> a = 0,30625 m/s2

Áp dụng định luật II Newton: 

=> F = 6,125N

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Ta có v2A = 2aAsA; v2B = 2aBsB mà theo đề bài thì vA = vB nên aAsA = aBsB

Áp dụng định luật 2 Newton ta có: aA =  thay vào trên ta được

 ⬄ 

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một người đi xe máy trên đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 20m trong 5s thì dừng lại. Khối lượng của xe và người là 110kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

 Câu 2 (4 điểm). Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 gia tốc a1, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc a2. Lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 gia tốc a có độ lớn như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ta có: 

 
Trường hợp này lực hãm là lực gây gia tốc cho xe nên Fh = ma = 100 (-80) = -80 N

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ta có: F = m1a1 => m1 =  và F = m2a2 => m2 =

Thay vào F = (m1 + m2)a ⬄ F = ( + a => a =

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

  1. lực mặt đất tác dụng vào người
  2. lực người tác dụng vào xe
  3. lực người tác dụng vào mặt đất
  4. lực mà xe tác dụng vào người

 

Câu 2: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

  1. 8m
  2. 4m
  3. 1m
  4. 2m

Câu 3: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng

  1. 0,8m/s
  2. 8m/s
  3. 2m/s
  4. 0,008m/s

 

Câu 4: Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gia chân tác dụng vào bóng là 0,020s. Quả bóng bay đi với tốc độ

  1. 10 m/s
  2. 2,5 m/s
  3. 0,1 m/s
  4. 0,01 m/s

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Theo Định luật 2 Newton, độ lớn của gia tốc tỉ lệ … với độ lớn của lực và tỉ lệ … với khối lượng của vật. Điền từ thích hợp vào ô trống

Câu 2 (3 điểm). Khi một con ngựa kéo xe, lực nào tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Thuận – Nghịch

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là

  1. 10 N
  2. 5 N
  3. 2 N
  4. 50 N

Câu 2: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong 3,0s. Lực tác dụng vào vật bằng

  1. 15N
  2. 1,0N
  3. 10N
  4. 5,0N

Câu 3: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, đi thêm được 500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là

  1. -800 N
  2. -400 N
  3. 400 N
  4. 800 N

 

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Vật khối lượng m = 2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ lực F như hình, F hợp với mặt sàn nằm ngang một góc góc α = 600 và có độ lớn F = 2N. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của m khi chuyển động là

  1. 1 m/s2
  2. 0,5 m/s2
  3. 0,85 m/s2
  4. 0,45 m/s2
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc, nếu lực tác dụng đó giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ thay đổi như thế nào?

Câu 2 (3 điểm). Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là gì? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Giảm đi

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khối lượng

3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 15: Định luật 2 newton (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay