Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 18: Lực ma sát

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 18: Lực ma sát. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: LỰC MA SÁT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chiều của lực ma sát nghỉ

  1. Ngược chiều với vận tốc của vật.
  2. Ngược chiều với gia tốc của vật.
  3. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
  4. Vuông góc với mặt tiếp xúc.

Câu 2: Lực ma sát trượt

  1. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
  2. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
  3. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
  4. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

 

Câu 3: Chọn câu sai

  1. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật khác.
  2. Hướng của ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động.
  3. Hệ số ma sát lăn luôn băng hệ số ma sát trượt.
  4. Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng khi có tác dụng của lực ma sát nghỉ. 

Câu 4: Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

  1. giảm xuống.
  2. không đổi.
  3. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.
  4. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

 

Câu 5: Khi lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

  1. giảm đi.
  2. tăng lên.
  3. không thay đổi.
  4. không xác định được.

Câu 6: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là?

  1. 0,075.
  2. 0,06.
  3. 0,02.
  4. 0,08.

Câu 7: Người ta đẩy vật nặng 35 kg chuyển động theo phương nằm ngang bằng một lực có độ lớn 210 N. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,4. Lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của vật là

  1. 2 m/s2.
  2. 2,4 m/s2.
  3. 1 m/s2.
  4. 1,6 m/s2.

Câu 8: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 thì động cơ phải tạo ra lực kéo là?

  1. 250 N.
  2. 450 N.
  3. 500 N.
  4. 400 N.

Câu 9: Một vật khối lượng m = 3 kg được kéo trượt trên mặt sàn nằm ngang bởi lực  hợp với phương ngang góc 30o. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi chuyển động 5 s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 100 m. Độ lớn của F bằng

  1. 32,5 N.
  2. 25,7 N.
  3. 14,4 N.
  4. 28,6 N.

Câu 10: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là?

  1. 198 N.
  2. 45,5 N.
  3. 99 N.
  4. 316 N.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

D

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Không bỏ qua lực cản của không khí thì khi ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì

  1. trọng lực cân bằng với phản lực.
  2. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
  3. các lực tác dụng vào ô tô cân bằng nhau.
  4. trọng lực cân bằng với lực kéo.

 

Câu 2: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

  1. tăng lên. 
  2. giảm đi
  3. không đổi. 
  4. có thể tăng lên hoặc giảm đi

Câu 3: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

  1. tăng 2 lần. 
  2. tăng 4 lần. 
  3. giảm 2 lần. 
  4. không đổi.

 

Câu 4: Hệ số ma sát trượt

  1. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực.
  2. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
  3. không thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
  4. phụ thuộc vào áp lực.

 

Câu 5: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?

  1. 1000 N.
  2. 10000 N.
  3. 100 N.
  4. 10 N.

 

Câu 6: Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc  tắt xe máy đến lúc dừng lại là

  1. 180 s.
  2. 90 s.
  3. 100 s.
  4. 150 s.

Câu 7: Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là?

  1. 4000 N.
  2. 3200 N.
  3. 2500 N.
  4. 5000 N.

 

Câu 8: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là?

  1. 24 m/s.
  2. 4 m/s.
  3. 3,4 m/s.
  4. 3 m/s.

Câu 9: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là?

  1. 1 m.
  2. 4 m.
  3. 2 m.
  4. 3 m.

Câu 10: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là?

  1. 4,24 N.
  2. 4,85 N.
  3. 6,21 N.
  4. 5,12 N.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

D

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Một chiếc tủ có trọng lượng 1000 N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn là 0,6 N. Hệ số ma sát trượt là 0,50. Người ta muốn dịch chuyển tủ nên đã tác dụng vào tủ lực theo phương nằm ngang có độ lớn bao nhiêu?

Câu 2 (6 điểm). Một ôtô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s. Sau khi đi 75 m đạt vận tốc 72 km/h. Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường.

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Muốn vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì ta cần tác dụng một lực có độ lớn lớn hơn độ lớn của lực ma sát nghỉ:

F > Fmsn = μmsn.P = 0,6.1000 = 600 N

4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Ta có: v2 – v02 = 2as

Áp dụng định luật II Newton và chiếu lên chiều chuyển động của vật:

⇒ -Fms + F = ma

⇒ Fms = 3300 - 1,5.103.2 = 300 N

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m = 3 tấn chuyển động với gia tốc a = 0,2 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe với mặt đường là k = 0,02. Hãy xác định lực kéo của đầu máy. Cho g = 9,8 m/s2

 Câu 2 (4 điểm). Tại sao các bề mặt nhẵn mịn tạo ra ít ma sát hơn so với các bề mặt gồ ghề? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa xe

Áp dụng định luật II Newton:

Chiếu phường trình trên lên chiều dương ta có:

F – Fms = ma

⇒ F = ma + kmg = 3.103.(0,2 + 0,02.9,8) = 117,6 N

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các bề mặt nhẵn mịn giảm ma sát bởi ít khả năng tạo ra sự chấn động và va chạm giữa các phân tử.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là?

  1. 100 m và 8,6 m/s.
  2. 75 m và 4,3 m/s.
  3. 100 m và 4,3 m/s.
  4. 75 m và 8,6 m/s.

 

Câu 2: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là?

  1. Lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
  2. Lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
  3. Lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
  4. Lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Câu 3: Một vật chuyển động chậm dần

  1. Là do lực ma sát tác dụng vào vật.
  2. Có gia tốc âm.
  3. Có lực kéo nhỏ hơn lực cản tác dụng vào vật.
  4. Là do quán tính.

 

Câu 4: Một vận động viên môn hốc cây (khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ ban đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

  1. 39 m.
  2. 45 m.
  3. 57 m.
  4. 51 m.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Cần kéo một vật trọng lượng 20 N với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4.

Câu 2 (3 điểm). Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt đường nằm ngang. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát của xe với mặt đường bằng bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Để vật chuyển động đều thì F = Fms = μN = μP = 0,4.20 = 8 N

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Một ôtô đang chuyển động với vận tốc không đổi => F = Fms = 2000N

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một xe tải có khối lượng 3 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang, hệ số ma sát của xe tải với mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2 Độ lớn lực ma sát là

  1. 3 000 N.
  2. 30 000 N.
  3. 300 N.
  4. 30 N.

Câu 2: Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = 4,5.104. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

  1. 0,075.
  2. 0,06.
  3. 0,15.
  4. 0,015.

Câu 3: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe với mặt đường là 0,01. Biết lực kéo gây ra bởi động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn của lực kéo để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25 m/s2.

  1. 192 N.
  2. 525 N.
  3. 392 N.
  4. 210 N.

 

Câu 4: Một mẩu gỗ có khối lượng m đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời 5 m/s. Tính thời gian để mầu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được tới lúc đó. Biết hệ số ma sát giữa mẩu gỗ và sàn nhà là 0,2 và lấy g = 10 m/s2

  1. t = 1,3s; s = 7,21m.
  2. t = 2,8s; s = 5,25m.
  3. t = 2,5s; s = 6,25m.
  4. t = 3,7s; s = 6,25m.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Lực ma sát trượt phụ thuộc vào điều gì?

Câu 2 (3 điểm). Ô tô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau

3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 18: Lực ma sát (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay