Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 16: Định luật 3 Newton
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 16: Định luật 3 Newton. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
- tác dụng vào hai vật khác nhau.
- tác dụng vào cùng một vật.
- không bằng nhau về độ lớn.
- bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
- Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
- Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 3: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính
- Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá
- Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 4: Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?
- là cặp lực trực đối.
- là cặp lực cân bằng.
- tác dụng vào hai vật khác nhau.
- xuất hiện thành từng cặp.
Câu 5: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
- bằng 500 N.
- nhỏ hơn 500 N.
- Lớn hơn 500 N.
- phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất
Câu 6: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
- Không đẩy gì cả.
- Đẩy xuống.
- Đẩy lên.
- Đẩy sang bên.
Câu 7: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
- Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
- Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
- Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
- Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng .Tác dụng một lực F không đổi làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được một quãng đường s và đạt tốc độ v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì với cùng đoạn đường s, tốc độ của vật đã tăng
- lần .
- n2lần
- n lần
- 2n lần
Câu 9: Hai người kéo một sợi dây theo hai hướng ngược nhau,thì sợi dây không bị đứt. Nhưng buộc sợi dây đó vào một thân cây rồi hai người cùng kéo thì sợi dây là bị đứt. Hãy chọn ý kiến đúng
- Khi cầm hai đầu một sợi dây rồi kéo căng thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau và bằng lực căng của dây nên dây không bị đứt
- Khi 2 người buộc dây vào thân cây và cùng kéo thì lực kéo tăng lên gấp đôi, lực phản lại của thân cây cũng tăng gấp đôi nên sợi dây bị đứt
- A và B đều đúng
- A đúng, B sai
Câu 10: Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với vận tốc 5 m/s và chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với vận tốc 1m/s. Còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2 m/s. Xác định khối lượng của vật thứ hai.
- 3 kg
- 4 kg
- 5 kg
- 6 kg
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
A |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?
- Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.
- Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau.
- Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
Câu 2: Lực và phản lực của nó luôn
- khác nhau về bản chất.
- cân bằng nhau.
- xuất hiện và mất đi đồng thời.
- cùng hướng với nhau.
Câu 3: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật
- gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chú
- Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nha
- Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực có độ lớn bằng nha
Câu 4: Kết luận nào sau đây là không chính xác
- Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật
- Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau
- vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
- Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
Câu 5: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là
- lực mà xe tác dụng vào ngựa.
- lực mà đất tác dụng vào ngựa.
- lực mà con ngựa tác dụng vào xe.
- lực mà ngựa tác dụng vào đất.
Câu 6: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là
- lực mà xe tác dụng vào người
- lực mặt đất tác dụng vào người
- lực người tác dụng vào xe
- lực người tác dụng vào mặt đất
Câu 7: Cặp “lực và phản lực" trong định luật 3 Newton
- Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
- Tác dụng vào cùng một vật
- Không cùng bản chất
- Cùng bản chất
Câu 8: Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian và chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Xác định độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng.
- 130N
- 140N
- 150N
- 200N
Câu 9: Đo những quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng trong những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng 2s, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 20m. Khối lượng của vật là 100g. Lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng
- 0,8N
- 0,5N
- 1,5N
- 1N
Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 0,2kg bay với tốc độ 25m/s đến đập vuông góc tường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc độ 15m/s. Khoảng thời gian va chạm 0,05s. Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn bằng
- 90N
- 50N
- 230N
- 160N
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
A |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
B |
B |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm). “Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau”. Mệnh đề trên là đúng hay sai khi nói về lực và phản lực?
Câu 2 (8 điểm). Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, có thể từ đấy rút ra được nhận xét gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Sai, lực và phản lực luôn ngược hướng với nhau. |
2 điểm |
Câu 2 (8 điểm) |
Theo định luật III Newton. - Đội A thắng đội B là do hợp lực tác dụng lên đội A lớn hơn hợp lực tác dụng lên đội B. - Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. - Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. - Lực do đội A tác dụng lên đội B có độ lớn bằng với lực do đội B tác dụng lên đội A. - Vậy đội A thắng đội B là do lực do mặt đất tác dụng lên đội A có độ lớn lớn hơn lực do mặt đất tác dụng lên đội B. Suy ra: Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. |
2 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Khi người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn sẽ như thế nào so với lực của đinh tác dụng vào búa? Giải thích?
Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm của Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa - Theo định luật III Newton: Lực do búa tác dụng vào đinh và lực của đinh tác dụng vào búa là cặp lực và phản lực. Nên độ lớn của hai lực này phải bằng nhau. |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Theo định luật III Newton, cặp “lực và phản lực” có đặc điểm: - Cùng phương - Ngược chiều - Cùng độ lớn - Tác dụng vào hai vật khác nhau. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc vât thay đổi từ 5m/s đến 7m/s. Lực F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 6s làm vận tốc thay đổi từ 1m/s đến 4m/s. Tỉ số bằng
- 1
- 2.
- 1,5.
- 0,5.
Câu 2: Một ôtô chạy với vận tốc 60km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp quãng đường 5m thì dừng lại. Lực hãm phanh trong hai trường hợp bằng nhau. Nếu ôtô đang chạy với vận tốc 120km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là
- 100m
- 200m
- 141m.
- 70,7m
Câu 3: Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyền động được trên mặt hồ?
- Người chèo thuyền dùng mái chèo tác dụng vào nước một lực hướng về phía sau
- Nước tác dụng lại mái chèo một lực hướng về phía trước làm thuyền chuyển động.
- A và B đúng
- A đúng B sai
Câu 4: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?
- Từ 0 đến 2s
- Từ 2s đến 3s.
- Từ 3s đến 4s.
- Không có khoảng thời gian nào.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Định luật III Newton nói về mối quan hệ giữa những gì?
Câu 2 (3 điểm). Theo Định luật III Newton, lực tác động và lực phản tác động có cùng hướng hay ngược hướng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
D |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Định luật III Newton nói về mối quan hệ giữa các lực tác động và lực phản tác động trong một tương tác. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Lực tác động và lực phản tác động có hướng ngược nhau. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một vật có khối lượng m1 đang chuyển động với tốc độ 5,4km/h đến va chạm với vật có khối lượng m2 = 250g đang đứng yên. Sau va chạm vật m1 dội ngược lại với tốc độ 0,5m/s còn vật m2 chuyển động với tốc độ 0,8m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương. Khối lượng m1 bằng
- 750g.
- 150g.
- 100g.
- 350g.
Câu 2: Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Khối lượng của quả cầu 2 là
- m2= 0,75kg.
- m2= 0,5kg.
- m2= 7,5kg
- m2= 75kg
Câu 3: Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 3s làm vận tốc của nó tăng từ 0 đến 24m/s (lực cùng phương chuyển động). Sau đó tăng độ lớn lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2s và giữ nguyên hướng của lực. Vận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng
- 72 cm/s.
- 32 m/s.
- 40 cm/s.
- 56 m/s.
Câu 4: Một viên bi A có khối lượng m = 300g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng m = 2m, đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian và chạm 0,2 s, viên bi B chuyền động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của viên bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tính vận tốc chuyển động của viên bi A ngay sau va chạm.
- 1m/s
- 2m/s
- 3m/s
- 4m/s
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Theo Định luật III Newton, khi một vật A tác động lực lên vật B, vật B phản tác động như thế nào?
Câu 2 (3 điểm). Mô tả ý nghĩa của "mỗi tác động đều có một phản tác động tương ứng" theo Định luật III Newton.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Vật B phản tác động với lực có cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực mà vật A tác động lên nó. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Điều này có nghĩa là mọi lực tác động từ vật A lên vật B đều được đáp trả bằng một lực phản tác động từ vật B lên vật A. |
3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 16: Định luật 3 newton (2 tiết)