Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 12: Chuyển động ném
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 12: Chuyển động ném. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: CHUYỂN ĐỘNG NÉM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
- Hai viên bi chạm đất cùng lúc
- Viên bi A chạm đất trước
- Viên vi B chạm đất trước
- Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 2: Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản không khí
Hãy cho biết câu nào sau đây đúng
- A chạm đất trước
- Cả hai chạm đất cùng lúc
- A chạm đất sau B
- Chưa đủ thông tin trả lời
Câu 3: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau sẽ xảy ra?
- Y chạm sàn trước X
- X chạm sàn trước Y
- Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường
- X và Y chạm sàm cùng một lúc
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của vật ném ngang?
- Tầm xa của vật phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
- Lực duy nhất tác dụng vào vật là trọng lực (bỏ qua sức cản của không khí).
- Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là đường thẳng
- Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó
Câu 5: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng
- 125 m.
- 80 m.
- 100 m.
- 125 m.
Câu 6: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là
- h1= (1/9)h2.
- h1= (1/3)h2.
- h1= 9h2.
- h1= 3h2.
Câu 7: Từ cùng một độ cao so với mặt đất và cùng một lúc, viên bi A được thả rơi, còn viên bi B được ném theo phương ngang, Bỏ qua lực cản không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
- Cả A và B có cùng tốc độ ngay khi chạm đất.
- Viên bi A chạm đất trước viên bi B.
- Viên bi A chạm đất sau viên bi B.
- Ngay khi chạm đất tốc độ viên bi A nhỏ hơn viên bi B.
Câu 8: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20m/s từ độ cao 45m và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí
- 60m
- 45m
- 30m
- 90m
Câu 9: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là
- s.
- 9 s
- 4,5 s.
- 3s
Câu 10: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của viên bi là
- 2,82 m.
- 1 m
- 2 m.
- 1,41 m.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
D |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là một
- Đường tròn
- nhánh parabol
- Đường thẳng
- Đường xoáy ốc
Câu 2: Một vật được ném từ độ cao h = 45 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s theo phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của vật là
- 30 m
- 60 m
- 90 m
- 180 m
Câu 3: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo
- Phương ngang, cùng chiều chuyển động
- Phương ngang, ngược chiều chuyển động
- Phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên
- phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới
Câu 4: Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là
- 1s
- 2s
- 3s
- 4s
Câu 5: Một vật ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/s2, tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là
- 120m, 50m/s
- 50m, 120m/s
- 120m, 70m/s
- 120m. 10m/s
Câu 6: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của viên bi là?
- 2,82m
- 1m
- 1,41m
- 2m
Câu 7: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2 sau khi ném 2 s phương của vận tốc và phương ngang hợp với nhau một góc
- 37,5o
- 68,2o
- 48,6o
- 84,7o
Câu 8: Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép bàn theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là
- 4 m/s
- 3 m/s
- 1 m/s.
- 2 m/s
Câu 9: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500 m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s2. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng
- 11, 431 m/s
- 114,31 m/s.
- 228,62 m/s.
- 22,86 m/s.
Câu 10: Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu 40 m/s. Tốc độ của vật khi chạm đất là
- 70 m/s.
- 50 m/s.
- 60 m/s
- 30 m/s.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
B |
D |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
A |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một vận động viên mô tô địa hình muốn bay khỏi một vách núi cao 50m và tiếp đất ở vị trí cách vách núi theo phương ngang một đoạn 90 m, lấy g = 10m/s2. Hỏi vận động viên phải rời khỏi vách núi với vận tốc theo phương ngang là bao nhiêu?
Câu 2 (6 điểm). Một vận động viên thể thao mạo hiểm thực hiện một pha nhảy dù từ đỉnh của ngọn núi El Capitan, một vách đá cao 910m ở vườn quốc gia Yosemite. Vận động viên chạy lấy đà và đạt vận tốc 4 m/s theo phương ngang ngay trước khi rời vách đá. Vận động viên rơi tự do cho đến khi cách mặt đất 150m thì mở dù, lấy g = 10m/s2.
- Tính thời gian rơi tự do của vận động viên và khoảng cách từ vận động viên đến vách đá khi mở dù.
- Tính độ lớn vận tốc của vận động viên lúc mở dù.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Áp dụng công thức chuyển động ném ngang ta có tầm xa của chuyển động là L = => |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
a. Thời gian rơi tự do h = Khoảng cách từ vận động viên tới vách đá là: x = v0t = 4 . 12,33 = 49,32 m b. Ta có vy = gt = 10.12,33 = 123,3m/s; vx = v0 = 4m/s suy ra v = |
1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Một vận động viên quần vợt đang giao một quả bóng theo phương ngang. Quả bóng được đánh đi ở độ cao 2,5 m và đánh và cách lưới theo phương ngang một đoạn 15 m, lưới có chiều cao 0,9 m. Hỏi tốc độ ban đầu tối thiểu của quả bóng là bao nhiêu thì nó qua được lưới?
Câu 2 (4 điểm). Một diễn viên đóng thế muốn điều khiển ô tô của mình chuyển động qua 8 ô tô đậu cạnh nhau bên dưới một đoạn đường dốc ngang như hình vẽ. Biết chiều cao của đoạn đường dốc là 1,5m, khoảng cách theo phương ngang của ô tô là 22m. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua sức cản không khí. Tốc độ tối thiểu của ô tô khi rời khỏi đoạn đường dốc là
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ Theo phương Ox ta có (1) Theo phương Oy ta có (2) Thay (1) vào (2) ta được Để bóng có thể qua được lưới thì tại A ta có x = 15m và y Thay vào phương trình (3) ta được Tốc độ tối thiểu là 26,25m/s |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu vo. Biết sau 2s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 30o. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây?
- 40 m/s.
- 60 m/s.
- 50 m/s.
- 30 m/s.
Câu 2: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 10m/s từ độ cao h = 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm khoảng cách từ điểm ném tới điểm vật chạm đất.
- 17,3m.
- 14,l m.
- 24,l m.
- 30,0 m.
Câu 3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của bi là
- 0,125s
- 0,5s
- 0,35s
- 0,25s
Câu 4: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20m/s và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi quả bóng được ném từ độ cao nào? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí
- 45m
- 30m
- 60m
- 90m
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Quỹ đạo của chuyển động ném ngang có hình dạng như thế nào?
Câu 2 (3 điểm). Phương và chiều của gia tốc của vật trong chuyển động ném ngang tại một vị trí bất kỳ là?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là parabol. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10m/s2
- 13,4m/s
- 19m/s
- 10m/s
- 3,16m/s
Câu 2: Một người ném hòn đá theo phương ngang với tốc độ 10m/s. Vị trí ném ở độ cao 1,6m so với mặt đất.. Lấy g = 9,8m/s2. Trong quá trình chuyển động xem như hòn đá chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Tầm xa của hòn đá là
- 56,0m
- 3,2m
- 5,7m.
- 4,0m
Câu 3: Một vật được ném từ độ cao h = 45m với vận tốc đầu vo = 20 m/s theo phương nằm ngang. bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của vật là
- 30 m
- 60 m
- 180 m
- 90 m
Câu 4: Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18 m/s. Vách đá cao 50 m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8 m/s2. Sau bao lâu thì hòn đá chạm mặt nước?
- 2,43 s.
- 3,19 s.
- 4,11 s.
- 2,99 s.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Nêu một ví dụ về chuyển động ném trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2 (3 điểm). Viên bi A có khối lượng gấp hai lần viên bi B. Thả rơi bi A và ném ngang bi B từ cùng độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí. Viên bi nào sẽ chạm đất trước?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Ném một quả bóng vào sân để chơi là một ví dụ về chuyển động ném. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Cả hai chạm đất cùng lúc Chuyển động rơi tự do và ném ngang phụ thuộc vào độ cao mà không phụ thuộc vào khối lượng vật. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 12: Chuyển động ném (2 tiết)