Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI. GIA TỐC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.t2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:
- Gia tốc
- Quãng đường.
- Vận tốc
- Thời gian.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
- vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
- vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
- vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 3: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:
- vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
- vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
- vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 4: Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có
- gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.
- gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
- a.v < 0 là chuyển động chậm dần đều.
- vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 5: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t - 2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
- Gia tốc của vật là 1,2 m/s2và luôn ngược hướng với vận tốc
- Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m.
- Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
- Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1= 1 s đến t’2= 3 s là 2 m.
Câu 6: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là
- 26 m.
- 16 m.
- 34 m.
- 49 m.
Câu 7: Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s). Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:
- v = −8t + 5 (m/s).
- v = 8t − 5 (m/s).
- v = −4t + 5 (m/s).
- v =−4t − 5 (m/s).
Câu 8: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là
- 4 m.
- 3 m.
- 2 m.
- 1 m.
Câu 9: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là
- 2,5 m.
- 2 m.
- 1,25 m.
- 1 m.
Câu 10: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là
- 25 m.
- 50 m.
- 75 m.
- 100 m.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
B |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Gia tốc là một đại lượng
- đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
- đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
- vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của thời gian.
- vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 2: Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
- có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
- có độ lớn không đổi.
- cùng hướng với vectơ vận tốc.
- ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 3: Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có
- vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
- vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
- tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.
- gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian
Câu 4: Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều của chuyển động người ta đưa ra khái niệm
- vectơ gia tốc tức thời.
- vectơ gia tốc trung bình.
- vectơ vận tốc tức thời.
- vectơ vận tốc trung bình.
Câu 5: Một chất điểm chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có phương trình chuyển động là x = − 2t2 + 5t + 10 (x tính bằng m ; t tính bằng s) thì chất điểm chuyển động
- nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
- nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
- nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
- chậm dần đều với vận tốc đầu là v0 = 5 m/s.
Câu 6: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động là: x = 20 + 4t + t2 ( m;s ). Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của vật ?
- S = 4t + t2; v = 4 + 2t
- S = t + t2; v = 4 + 2t
- S = 1t + t2; v = 3 + 2t
- S = 4t + t2; v = 2t
Câu 7: Một ô tô chuyển động theo phương trình: x = 0,2t2 + 20t + 10(m; s). Tính vận tốc của ô tô lúc t = 3s.
- 21,2 m/s
- 12,21 m/s
- 13,20 m/s
- 14,2 m/s
Câu 8: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là
- 10 m/s.
- 20 m/s.
- 15 m/s.
- không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 9: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là
- 7 m/s.
- 5 m/s.
- 6 m/s.
- 7,6 m/s.
Câu 10: Một chiếc xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ 10 m/s đến 30 m/s trên một đoạn đường thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là
- 2 s.
- 2,5 s.
- 3 s
- 5 s.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5 m/s và với gia tốc 2 m/s² thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức nào?
Câu 2 (6 điểm). Một ô tô bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ v1 = 0 km/h, sau thời gian 5 giây vận tốc của ô tô là v2 = 75 km/h. Tính gia tốc của ô tô và quãng đường ô tô đi được trong thời gian trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
s = 5t + t2 |
2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Ta có: a = = = -2 m/s2 v2 - v02 = 2as ⇒ s = = = 56,25 m |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 15 m/s thì tài xế hãm phanh, sau 5 giây vận tốc của ô tô giảm còn 5 m/s. Tính gia tốc của ô tô và quãng đường ô tô đi được từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng lại.
Câu 2 (4 điểm). Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 1000 m tàu đạt vận tốc 20 m/s. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động thì gia tốc chuyển động của tàu là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Ta có: a = = 1256 . 5 = 4,17 m/s2 s = at2 = . 4,17 . 52 = 52,08 m |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
vt2 - v02 = 2ad ⇔ 202 - 0 = 2a . 1000 ð A = 0,2 m/s2 |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có:
- Khi t1= 2s thì x1 = 5cm và v1 = 4cm/s
- Khi t2= 5s thì v2 = 16 cm/s.
Viết phương trình chuyển động của vật.
- x = 5 − 4t + 2t2 (cm;t)
- x = 4t + 2t2 (cm;t)
- x = 4 − 4t + 2t2 (cm;t)
- x = 5 − 4t + t2 (cm;t)
Câu 2: Các công thức về chuyển động có thể được sử dụng cho
- chỉ chuyển động theo đường thẳng.
- chỉ chuyển động cong.
- chuyển động theo đường tròn.
- tất cả các dạng chuyển động.
Câu 3: Nếu vận tốc ban đầu của một vật bằng không thì quãng đường vật đi được trong thời gian t và gia tốc là 9,8 m/s2 sẽ là
- 2,9t2.
- 3t2.
- 4t2.
- 4,9t2.
Câu 4: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng
- chịu tác dụng của trọng lực.
- không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
- bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
- chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Gia tốc là đại lượng gì?
Câu 2 (3 điểm). Gọi v0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng dường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Gia tốc là một đại lượng vecto, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
v2 – v20 = 2as |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đạn sẽ đạt được tầm xa tối đa, nếu nó được bắn ở góc
- 300.
- 470.
- 900.
- 450.
Câu 2: Cuối một cuộc chạy đua, một người chạy tăng tốc với gia tốc 0,3 m/s2 trong 12 s để đạt tốc độ 6,6 m/s. Tìm vận tốc của người chạy khi bắt đầu tăng tốc.
- 3 m/s
- 4 m/s
- 5 m/s
- 6 m/s
Câu 3: Một ô tô khởi hành từ lúc đứng yên, đi được quãng đường 50 m trong thời gian 6,0 s. Tìm vận tốc cuối cùng của ô tô.
- 16,67 m/s
- 17,87 m/s
- 19,38 m/s
- 20,06 m/s
Câu 4: Một ô tô khởi hành từ lúc đứng yên, đi được quãng đường 50 m trong thời gian 6,0 s. Độ lớn gia tốc của ô tô là bao nhiêu?
- 1,566 m/s2
- 2,778 m/s2
- 3,121 m/s2
- 2,556 m/s2
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trong cuộc đua xe F1, hãy giải thích tại sao ngoài tốc độ tối đa thì gia tốc của xe cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định kết quả cuộc đua.
Câu 2 (3 điểm). Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, lúc đầu vật có vận tốc ; sau khoảng thời gian t vật có vận tốc . Vectơ gia tốc a có chiều nào sau đây?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Do vận tốc và gia tốc có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, khi ; cùng chiều thì xe sẽ đi nhanh hơn, khi ; ; ngược chiều thì xe sẽ đi chậm hơn. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vectơ gia tốc có chiều của - . |
3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 8: Chuyển động biến đổi gia tốc (2 tiết)