Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 19: Lực cản và lực nâng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 19: Lực cản và lực nâng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Khối lượng của vật.
  2. Hình dạng của vật.
  3. Thể tích của vật.
  4. Độ đàn hồi của vật.

Câu 2: Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó

  1. làm chậm tốc độ di chuyển của vật.
  2. làm tăng tốc độ di chuyển của vật.
  3. không ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển.
  4. cả A và B đều sai.

 

Câu 3: Một vật đang lơ lửng ở trong nước thì vật chịu tác dụng của những lực nào?

  1. Lực đẩy Archimedes và lực cản của nước
  2. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  3. Trọng lực và lực cản của nước
  4. Trọng lực và lực đẩy của nước

Câu 4: Chất lưu được dùng để chỉ chất gì?

  1. Chất rắn
  2. Chất lỏng
  3. Chất khí
  4. Chất lỏng và chất khí

 

Câu 5: Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?

  1. Tàu đi đang trên biển
  2. Quả tạ rơi từ độ cao 10 m trong không khí
  3. Máy bay chuyển động trong không trung
  4. Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung

Câu 6: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  1. Tăng lên
  2. Giảm đi
  3. Không đổi
  4. Chỉ số 0

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?

A, Một chiếc cano đang neo đậu tại bến.

  1. Bạn An đang tập bơi.
  2. Một khúc gỗ đang trôi theo dòng nước chảy nhẹ.
  3. Một vật đang nằm lơ lửng cân bằng trong nước.

Câu 8: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2, Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là:

  1. 25N
  2. 20N
  3. 19,6N
  4. 19600N

Câu 9: Xét một tảng băng có phần thể tích chìm dưới nước khoảng 90%. Hãy ước tính khối lượng riêng của tảng băng, biết khối lượng riêng của nước biển là 1020 kg/m3

  1. 800kg/m3
  2. 900kg/m3
  3. 819kg/m3
  4. 918kg/m3

Câu 10: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 9,8 m/s2. Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật.

  1. 0,1N
  2. 0,25N
  3. 0,45N
  4. 0,3N

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

C

D

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực cản có đặc điểm gì?

  1. Cùng chiều chuyển động
  2. Ngược chiều chuyển động
  3. Cản trở chuyển động
  4. Cả B và C đều đúng

 

Câu 2: Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?

  1. Hướng từ Bắc đến Nam
  2. Hướng từ Nam đến Bắc
  3. Hướng từ Đông sang Tây
  4. Hướng từ Tây sang Đông

Câu 3: Một vận động viên nhảy dù, hỏi lực cản có hướng như thế nào?

  1. Hướng vuông góc với chiều nhảy của vận động viên
  2. Hướng từ trên xuống dưới
  3. Hướng từ dưới lên trên
  4. Hướng hợp với phương thẳng đứng một góc 45o

 

Câu 4: Chọn phát biểu đúng:

  1. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  2. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
  3. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào hình dạng của vật.
  4. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả từ trạng thái

nghỉ trong không khí.

 

Câu 5: Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để

  1. giảm thiếu lực cản
  2. đẹp mắt
  3. tiết kiệm chi phí chế tạo
  4. tăng thể tích khoang chứa

 

Câu 6: Gió tác dụng vào buồm một lực có:

  1. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.
  2. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.
  3. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.
  4. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Câu 7: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?

  1. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
  2. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
  3. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
  4. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

 

Câu 8: Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 9,8 m/s2

A, 0,52N

  1. 0,24N
  2. 0,27N
  3. 0,47N

Câu 9: Một chiếc xe ô tô có khối lượng tổng cộng người và xe là 550 kg đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Biết lực đẩy gây ra bởi động cơ tác dụng lên ô tô là 300 N và tổng lực cản của môi trường lên ô tô là 200 N. Biểu diễn hai lực trên tác dụng lên ô tô và tính gia tốc của ô tô.

  1. 0,18m/s2.
  2. 0,15m/s2.
  3. 0,27m/s2.
  4. 0,32m/s2.

Câu 10:  Lực đẩy tối đa có thể tác dụng lên một chiếc xe thể thao để nó chuyển động trên mặt đường nằm ngang là 500 N. Biết lực cản của không khí tác dụng lên xe phụ thuộc vào vận tốc (v) theo công thức F = 0,2v2. Hãy xác định tốc độ tối đa của xe.

  1. 28 m/s.
  2. 50 m/s.
  3. 72 m/s.
  4. 19 m/s.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

C

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

A

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Câu 2 (6 điểm). Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Khi đốt khí bên trong nóng lên, nhẹ hơn và làm cho khí cầu bay lên.

Để điều chỉnh cho khí cầu di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới cần chú ý đến sức gió của môi trường xung quanh.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Chọn trục tọa độ Oy gắn với quỹ đạo rơi của vật, gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng xuống.

Phương trình chuyển động của vật:

Khi vật rơi chạm đất

Áp dụng biểu thức định luật II Newton:

2 điểm

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024

Câu 2 (4 điểm). Giải thích tại sao các hòn đá lớn dưới nước có thể nổi lên mặt nước.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trong quá trình rơi vật chịu tác dụng của  và . Áp dụng biểu thức của định luật II Newton:

. Chiếu lên trục Oy theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống:

 

Khi vật mới chuyển động, lực cản nhỏ, trong quá trình vật chuyển động, lực cản tăng dần.

Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi 

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Do lực nâng của nước, hòn đá càng lớn, lực nâng càng lớn, giúp nó nổi lên mặt nước.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  1. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
  2. Bay lên nhờ động cơ.
  3. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
  4. Cả A và C đều đúng.

 

Câu 2: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây:

  1. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
  2. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
  3. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
  4. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn.

Câu 3: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:

  1. 4000 N
  2. 40000 N
  3. 2500 N
  4. 40 N

 

Câu 4: Một chiếc thuyền máy đang được lái về phía tây dọc theo một con sông. Lực đẩy gây ra bởi động cơ là 560 N hướng về phía tây. Lực ma sát giữa thuyền và mặt nước là 180 N, lực cản của không khí lên thuyền là 60 N hướng về phía đông (Hình 19.2).

Xác định lực tổng hợp tác dụng lên thuyền máy theo phương ngang.

  1. 273 N.
  2. 320 N.
  3. 169 N.
  4. 234 N.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Gió tác dụng vào buồm một lực có phương và chiều như thế nào?

Câu 2 (3 điểm). Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Gió tác dụng vào buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào hình dạng của vật.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.

  1. 23,75 N.
  2. 40 N.
  3. 20 N.
  4. 25 N.

Câu 2: Một vật có khối lượng 600 g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

  1. 0,47 N
  2. 0,57 N
  3. 0,67 N
  4. 0,77 N

Câu 3: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  1. 1 N; 8900 N/m3
  2. 1,5 N; 8900 N/m3
  3. 1 N; 7800 N/m3
  4. 1,5 N; 7800 N/m3

 

Câu 4: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024

  1. 14,4 m/s.
  2. 144 m/s.
  3. 50 m/s.
  4. 35 m/s.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?

Câu 2 (3 điểm). Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tốc độ của vật đó? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi vật chuyển động trong nước, lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Lực cản của nước tác dụng lên vật, làm chậm tốc độ di chuyển của vật.

3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 19: Lực cản và lực nâng (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay