Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối Bài 28: Động lượng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 28: Động lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Động lượng có đơn vị là
- N.m/s.
- kg.m/s.
- N.m.
- N/s.
Câu 2: Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
- động lượng không đổi.
- động lượng bằng không.
- động lượng tăng dần.
- động lượng giảm dần.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây SAI:
- Động lượng là một đại lượng vectơ.
- Xung của lực là một đại lượng vectơ.
- Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
- Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 4: Động lượng của ô tô không thay đổi khi ô tô
- Tăng tốc.
- Giảm tốc.
- Chuyển động tròn đều.
- Chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
- Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
- Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
- Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 6: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- Vật chuyển động tròn đều.
- Vật được ném ngang.
- Vật đang rơi tự do.
- Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 7: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
- động lượng của vật không đổi.
- động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
- động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
- động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 8: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
- 30 kg.m/s.
- 3 kg.m/s.
- 0,3 kg.m/s.
- 0,03 kg.m/s.
Câu 9: Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10−31 kg và vận tốc 2,0.107 m/s là:
- 1,8.10−23kgm/s.
- 2,3.10−23kgm/s
- 3,1.10−19kgm/s.
- 7,9.10−3kgm/s.
Câu 10: Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
- 15 kg.m/s.
- 7 kg.m/s.
- 12 kg.m/s.
- 21 kg.m/s.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
D |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
C |
A |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?
- N.s.
- N.m.
- N.m/s.
- N/s.
Câu 2: Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
- ngày càng tăng.
- giảm dần.
- bằng không.
- bằng hằng số.
Câu 3: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
- động lượng và động năng của vật không đổi.
- động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 4: Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
- động lượng không đổi.
- động lượng bằng không.
- động lượng tăng dần.
- động lượng giảm dần.
Câu 5: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
- động lượng của vật không đổi.
- động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
- động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
- động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 6: Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
- p = mg.sinα.t.
- p = mgt.
- p = mg.cosα.t.
- p = g.sinα.t.
Câu 7: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
- 6 kg.m/s.
- 0 kg.m/s.
- 3 kg.m/s.
- 4,5 kg.m/s.
Câu 8: Một vật có khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng
- 9 kg.m/s.
- 5 kg.m/s.
- 10 kg.m/s.
- 4,5 kg.m/s.
Câu 9: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng
- 9 kg.m/s.
- 2,5 kg.m/s.
- 6 kg.m/s.
- 4,5 kg.m/s.
Câu 10: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.
- 2 kg.m/s
- 4 kg.m/s
- 6 kg.m/s
- 8 kg.m/s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
D |
B |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
B |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
Câu 2 (6 điểm). Một đoàn tàu hỏa có khối lượng M = 180 tấn chuyển động với vận tốc v = 90 km/h. Bàn phải đường ray có một ô tô khối lượng m = 1500 kg chuyển động song song, cùng chiều với đoàn tàu với vận tốc v’ = 95 km/h.
- Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, tính động lượng của đoàn tàu và của ô tô.
- Chọn hệ quy chiếu gắn với đoàn tàu, tính động lượng của ô tô.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy. |
2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
a, Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, động lượng của: Đoàn tàu: p = Mv = 150000.25 = 3,75.106 kg.m/s Ô tô: p’ = m.v’ = 1500.26,4 = 3,96.104 kg.m/s b, Chọn hệ quy chiếu gắn với đoàn tàu, vận tốc của ô tô đối với đoàn tàu: Động lượng của ô tô đối với đoàn tàu: p = m.vx/t = 1500.1,4 = 2100 kg.m/s |
1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Xét hai ô tô đang di chuyển trên hai đường thẳng vuông góc với nhau hướng về phía giao lộ. Ô tô 1 có khối lượng 1200 kg chuyển động với tốc độ 15 m/s và ô tô 2 có khối lượng là 1200 kg chuyển động với tốc độ 20 m/s.
- Tính tổng động lượng của hệ hai ô tô đối với đường.
- Tính động lượng của ô tô 1 đối với ô tô 2.
Câu 2 (4 điểm). Một viên bi thép khối lượng 3 kg chuyển động với tốc độ 10 m/s đến đập vào một bức tường, vectơ vận tốc hợp với bề mặt bức tưởng góc 60°. Sau va đập viên bị bật ra với cùng tốc độ và góc giữa vectơ vận tốc với bề mặt bức tường vẫn là 60°. Thời gian viên bị tiếp xúc với tường là 0,2 s, tính lực trung bình do tưởng tác dụng lên viên bi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
a, Động lượng của ô tô 1 đối với đường: p1 = m1v1 = 1200.15 = 1,8.104 kg.m/s Động lượng của ô tô 2 đối với đường: p2 = m2v2 = 1200.20 = 2,4.104 kg.m/s Tổng động lượng của hệ hai ô tô đối với đường: b, Vận tốc của ô tô 1 đối với ô tô 2: Động lượng của ô tô 1 đối với ô tô 2: p = m1.v21 = 1200.25 = 3.104 kg.m/s |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Độ biến thiên động lượng của viên bi: ð Lực trung bình mà tường tác dụng lên viên bi: |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng?
- Vận động viên dậm đà để nhảy.
- Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
- Xe ô tô xả khói ở ống thải khi chuyển động.
- Chuyển động của tên lửa.
Câu 2: Định luật bảo toàn động lượng tương đương với
- Định luật I Niu – tơn.
- Định luật II Niu – tơn.
- Định luật III Niu – tơn.
- Không tương đương với các định luật Niu – tơn.
Câu 3: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2).
- 60 kg.m/s.
- 61,5 kg.m/s.
- 57,5 kg.m/s.
- 58,8 kg.m/s.
Câu 4: Tính động lượng của một chiếc ô tô có khối lượng 1,2 tấn đang chạy với tốc độ 90 km/h.
- 3.103kgm/s.
- 2.103kgm/s.
- 2,7.104kgm/s.
- 3,2.104kgm/s,
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tại sao một người trượt tuyết có thể tăng tốc khi họ đẩy tay ra phía trước?
Câu 2 (3 điểm). Tại sao một đồng hồ cơ đeo tay ngừng chạy khi tháo nó ra khỏi cổ tay và để nó yên?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
D |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Họ tạo ra một lực đẩy, tăng cường động lượng và làm tăng tốc độ. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Đồng hồ ngừng chạy vì động lượng của nó giảm khi không còn được đưa ra năng lượng bởi chuyển động của cổ tay. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một quả cầu khối lượng 0,1 kg rơi theo phương thẳng đứng chạm đất với tốc độ 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ 4 m/s. Tính độ thay đổi động lượng của nó.
- 0,6 kgm/s.
- 0,5 kgm/s
- 0,7 kgm/s.
- 0,9 kgm/s.
Câu 2: Một máy bay có khối lượng 160 000 kg bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
- 19,34.106kg.m/s.
- 52,7.106kg.m/s.
- 38,7.106kg.m/s.
- 29,4.106kg.m/s.
Câu 3: Trong chuyển động bằng phản lực
- Nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải đứng yên.
- Nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động cùng hướng.
- Nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động theo hướng ngược lại.
- Nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động theo hướng vuông góc.
Câu 4: Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì
- Trái Đất luôn chuyển động.
- Trái Đất luôn luôn hút vật.
- Vật luôn chịu tác dụng của trọng lực.
- Luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tại sao một vật di chuyển nhanh hơn có động lượng lớn hơn?
Câu 2 (3 điểm). Giải thích tại sao một vật có khối lượng nhỏ nhưng vận tốc lớn có thể có động lượng lớn hơn một vật có khối lượng lớn nhưng vận tốc thấp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Vì động lượng tỉ lệ thuận với vận tốc. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vận tốc có ảnh hưởng lớn đến động lượng, nếu vận tốc lớn đủ, động lượng có thể lớn hơn dù khối lượng nhỏ. |
3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 28: Động lượng (2 tiết)