Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1. BÀI TẬP GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.
- Các nhà khoa học tìm hiểu vũ trụ.
- Các nhà khoa học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.
- Cả 3 hoạt động trên.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
- Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
- Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
- Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
Câu 3. Người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên được gọi là
- nhà sinh học.
- nhà khoa học.
- kĩ thuật viên.
- nghiên cứu viên.
Câu 4. Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về những điều gì?
- Tìm hiểu về thế giới và con người
- Tìm hiểu về động vật và thực vật
- Tìm hiều về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là
- Năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Vật không sống.
- Sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
- Vật chất và quy luật vận động.
Câu 6. Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
- Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác
- Trồng cây gây rừng
- Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên
Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?
- Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
- Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
- Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị
Câu 8. Nhà khoa học phát mình ra đèn điện là:
- Thomas Edison
- Isaac Newton
- Albert Einstein
- Louis Pasteur
Câu 9. Vật nào sau đây là vật sống?
- Xe đạp
- Máy bay
- Robot
- Quả bưởi ở trên cây
Câu 10. Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật không sống?
- Con thỏ
- Con ong
- Con người
- Cái bàn
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
B |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
- B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
- Nghiên cứu về ngoại ngữ.
- Nghiên cứu về luật đi đường.
Câu 2. Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào?
- Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Hóa học, Văn học.
- Vật lí, Sinh học, Toán học, Hóa học, Tiếng anh.
- Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Khoa học Trái Đất, Hóa học.
- Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất, Toán học, Lịch sử.
Câu 3. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu hệ thống quạt nước cho đầm nuôi tôm.
- Nghiên cứu trang phục của các nước.
- Nghiên cứu xử lí rác thải bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu cách khắc chữ lên thủy tinh.
Câu 4. Các vật sống bao gồm những vật nào?
- Mọi vật chất.
B.Sự vật, hiện tượng.
- Sinh vật và dạng sống đơn giản (như virus).
- Con người và động, thực vật.
Câu 5. Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để
- Chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người
- Cải thiện cuộc sống con người
- Nâng tầm cuộc sống con người
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?
- Con gà ăn thóc.
- Con lợn sinh con.
- Em bé khóc khi người lạ bế.
- Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.
Câu 7. Con gà đẻ trứng là thể hiện dấu hiệu nào của vật sống?
- Thải bỏ chất thải.
- Vận động.
- Sinh sản.
- Lớn lên.
Câu 8. Đâu không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên:
- Nghiên cứu loại thuốc phòng và trị bệnh cúm
- Nghiên cứu chế tạo sản phẩm công nghệ
- Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một nhà văn
- Nghiên cứu về biến đổi khí hậu
Câu 9. Vật nào sau đây là vật không sống?
- Quạt điện
- Vi khuẩn
- Cây hoa hồng đang nở hoa
- Con cá đang bơi
Câu 10. Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống?
- Cái bàn
- Trái đất
- Con người
- Cây cầu
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
B |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
C |
A |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Các lĩnh vực KHTN nghiên cứu đối tượng nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Liệt kê những đặc điểm để nhận biết vật sống?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. - Vật lí học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,... - Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua. - Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..) - Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó. |
1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Thu nhận chất cần thiết: lấy thức ăn, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường. - Loại bỏ chất thải: sinh vật thải chất thải ra môi trường (thực vật thải khí oxygen, động vật thải phân). - Vận động. - Lớn lên: là sự tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới. - Sinh sản. - Cảm ứng: sinh vật phản ứng lại các tác động của môi trường. - Chết. |
0.57 điểm 0.57 điểm 0.57 điểm 0.57 điểm 0.57 điểm 0.57 điểm 0.57 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? Viết phương trình hóa học của một phản ứng cháy.
Câu 2 ( 4 điểm). Phân biệt vật sống với vật không sống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
||||||
Câu 1 (6 điểm) |
- Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra phản ứng cháy - Hiện tượng này thuộc lĩnh vực hóa học của KHTN. - Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi: C3H8 + 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
||||||
Câu 2 ( 4 điểm) |
|
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nghiên cứu thuốc chữa bệnh cho con người
- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người
- Bảo vệ môi trường
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Hóa học?
- Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị gỉ.
- Hệ Mặt Trời.
- Hiện tượng quang hợp.
- Năng lượng Mặt Trời..
Câu 3. Theo em việc lai tạo giống cây trồng mới để tăng năng suất thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
- A. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
Câu 4: Thiên văn học nghiên cứu đối tượng nào?
- Nghiên cứu về Trái Đất.
- Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.
- Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
- Nghiên cứu về vũ trụ.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy liệt kê tên một số phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
Câu 2: Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
A |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: bếp ga, máy điều hòa, bóng đèn, quạt điện, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy bơm nước. => Có thể nói nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ không thể văn minh và tiến bộ. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế. - Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người. - Bảo vệ môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu. - Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. |
0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nghiên cứu về vũ trụ đem lại lợi ích gì cho con người:
- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người
- Bảo vệ môi trường
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh.
- Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
- Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
- Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động
Câu 3. Vật nào dưới đây là vật sống?
- Vi khuẩn.
- Cành gỗ mục.
- Hòn đá.
- Cái bàn.
Câu 4. Đâu không phải ví dụ minh họa về khoa học tự nhiên?
- Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản
- Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió
- Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Khoa học tự nhiên là gì? Ai là người nghiên cứu khoa học tự nhiên? Phương pháp để nghiên cứu chúng là gì?
Câu 2. Thế nào là vật sống và vật không sống? Cho ví dụ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
A |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Khoa học tự nhiên là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. - Người nghiên cứu khoa học tự nhiên là các nhà khoa học. - Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Vật sống gồm các dạng sống đơn giản và sinh vật. Chúng mang các đặc điểm của sự sống. Ví dụ: Con ong là vật sống vì nó mang các đặc điểm của sự sống như có thể trao đổi chất với môi trường, lớn lên, sinh sản,... - Vật không sống là những vật không mang các đặc điểm của sự sống. Ví dụ: Cái bàn là vật không sống vì nó không mang các đặc điểm của sự sống. |
1.5 điểm 1.5 điểm |