Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 35. HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

  1. Trái Đất
  2. Thủy Tinh.
  3. Kim Tinh.
  4. Hỏa Tinh.

Câu 2. Tên thiên hà của chúng ta là:

  1. Mặt trời
  2. Mặt trăng
  3. Ngân hà
  4. Hành tinh

Câu 3. Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  1. Vệ tinh tự phát ra ánh sáng
  2. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  3. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà
  4. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà

Câu 4. Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 5. Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:

  1. thủy tinh
  2. Trái Đất
  3. Kim tinh
  4. Mộc tinh

Câu 6. Chọn đáp án đúng:

  1. hệ Mặt trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh
  2. Trái Đất ở gần Mặt trời nhất so với các hành tinh khác
  3. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ mặt trời
  4. Hành tinh càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn

Câu 7. Hệ Mặt Trời cách Ngân Hà khoảng:

  1. 230 năm ánh sáng
  2. 260000 năm ánh sáng
  3. 26000 năm ánh sáng
  4. 230000 năm ánh sáng

Câu 8. Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do

  1. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà.
  2. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.
  3. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà.
  4. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà.

Câu 9. Chọn từ thích hợp đền vào chỗ trống trong các câu sau:

“Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là …. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là….. hành tinh xa Mặt Trời nhất là…..

  1. giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh
  2. khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh
  3. khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh
  4. giống nhau, Kim tinh, Thiên vương tinh

Câu 10. Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ mặt trời

  1. Trái đất, Mộc tinh, Hải Vương tinh
  2. Hỏa tinh, mộc tinh, Thiên Vương tinh
  3. Trái đất, Mộc tinh, Thiên Vương tinh
  4. Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

B

C

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

  1. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
  2. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.
  3. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
  4. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Câu 2. Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?

  1. Thủy tinh
  2. Hải Vương tinh
  3. Thiên Vương tinh
  4. Hỏa tinh

Câu 3. Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo

  1. thẳng
  2. rất dẹt
  3. cong
  4. tròn

Câu 4. Mặt Trời là một:

  1. vệ tinh
  2. ngôi sao
  3. hành tinh
  4. sao băng

Câu 5. Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?

  1. Mặt Trời mọc
  2. Mặt Trăng
  3. Mây
  4. Các thiên thể trên bầu trời

Câu 6. Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là

  1. sao đôi
  2. sao chổi
  3. sao băng
  4. sao siêu mới

Câu 7. Trong các vật sau đây, vật nào là vật phát sáng?

(Mặt trời, Mặt trăng, sao Thiên Lang, sao chổi, Ngân hà, Mộc tinh)

  1. Mặt trời, Mặt trăng, sao Thiên Lang
  2. Mặt trời, sao Thiên Lang, Ngân hà,
  3. Mặt trời, Ngân hà, Mộc tinh
  4. Mặt trời, sao Thiên Lang, Mộc tinh

Câu 8.  Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều
  2. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt trời
  3. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh
  4. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh

Câu 9. Nếu như em đứng trên Hải vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

  1. Lớn hơn
  2. Nhỏ hơn
  3. Bằng nhau
  4. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.

Câu 10. Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Mộc Tinh                      - Thiên Vương Tinh       

 - Hải Vương Tinh           - Trái Đất

- Hỏa Tinh                       - Thổ Tinh                     

- Thủy Tinh                     - Kim Tinh

Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

  1. Mộc tinh và Kim tinh
  2. Thủy tinh và Thổ tinh
  3. Mộc tinh và Thủy tinh
  4. Hỏa tinh và Thủy tinh

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

C

B

C

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Ngân Hà là gì? Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Trái Đất và các hành tinh khác giống nhau ở điểm nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Khái niệm ngân hà: Những đêm trời quang và không Trăng, ta có thể thấy một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời, dải sáng này được gọi là Ngân Hà. Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Hệ mặt trời bao gồm:

-       Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh

-       Không chỉ có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, những hành tinh khác cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Không có khả năng tự phát ra ánh sáng

-       Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình

-       Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh?

Câu 2 ( 4 điểm). Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây khi nói về Ngân Hà?

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà.

 

2

Dải Ngân Hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy.

 

3

Từ Trái đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

 

4

Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà đồng thời chuyển động cùng Ngân Hà.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.

-       Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.

-       Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà.

S

2

Dải Ngân Hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy.

Đ

3

Từ Trái đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

S

4

Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà đồng thời chuyển động cùng Ngân Hà.

Đ

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Ngân Hà là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.
  2. Mộc Tinh là một trong những hành tinh có vành đai.
  3. Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.
  4. Mặt Trời là một ngôi sao có kích thước lớn nhất trong Ngân Hà.

Câu 2. Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy:

  1. Mặt Trời
  2. Mặt Trăng
  3. Hỏa tinh
  4. Ngân Hà

Câu 3. Thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời gọi là:

  1. tần số quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh
  2. chu kì quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh
  3. chu kì tự quay xung quanh trục của hành tinh
  4. tần số tự quay quanh trục của hành tinh

Câu 4. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

  1. Kim tinh
  2. Mộc tinh
  3. Hải Vương tinh
  4. Thiên Vương tinh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy mô tả vị tí của Trái Đất trong Ngân Hà.

Câu 2: Có người nói: “Sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời.” Theo em câu nói trên có đúng không? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng, Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Câu nói trên là sai vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng,

- Sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà được nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

=> Chúng chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:

  1. Tròn
  2. Elip
  3. Không xác định
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2.  Sau khi Mặt Trời lặn, chúng ta nhìn thấy gì?

  1. Chúng ta chỉ nhìn thấy một vài ngôi sao sáng trên bầu trời.
  2. Chúng ta không thể nhìn thấy bất kỳ ngôi sao nào.
  3. Chúng ta nhìn thấy số lượng ngôi sao tăng lên.
  4. Chúng ta chỉ nhìn thấy Mặt Trăng.

Câu 3. Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

  1. Mặt Trời và bảy hành tinh
  2. Mặt Trời và tám hành tinh.
  3. Mặt Trời và chín hành tinh.
  4. Mặt Trời và sáu hành tinh.

Câu 4. Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là gì?

  1. Chu kỳ quay.
  2. Chu kỳ hành tinh.
  3. Chu kỳ quay xung quanh Mặt Trời.
  4. Chu kỳ lặp lại.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nhìn từ Trái Đất, Ngân Hà vào ban đêm trông sẽ như thế nào?

Câu 2. Dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Vào ban đêm, ta quan sát được ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao.

- Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy.

- Nó chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 km/s và tự quay quanh lõi của mình.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay