Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  1. Nằm gần nhau
  2. Không có sự tiếp xúc
  3. Cách xa nhau
  4. Tiếp xúc

Câu 2. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  1. Nằm gần nhau
  2. Có sự tiếp xúc
  3. Không tiếp xúc
  4. Cách xa nhau

Câu 3. Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

  1. Đẩy nhau, lực tiếp xúc.
  2. Hút nhau, lực tiếp xúc.
  3. Đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
  4. Hút nhau, lực không tiếp xúc.

Câu 4. Chọn đáp án chính xác nhất?

  1. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  2. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  3. Vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  4. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 5. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

  1. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.
  2. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.
  3. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.
  4. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Câu 6. Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao

(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

(4) Nam châm để gần thanh sắt.

(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 7. Tnrờng hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  1. Vận động viên nâng tạ.
  2. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
  3. Giọt mưa đang rơi.
  4. Bạn Lan cầm bút viết

Câu 8. Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

  1. Lực đẩy
  2. Lực ma sát
  3. Lực không tiếp xúc
  4. Lực tiếp xúc

Câu 9. Lực của chân cầu thủ tạc dụng lên quả bóng là lực gì? Có tác dụng gì?

  1. Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  2. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  3. Lực không tiếp xúc, làm biến dạng
  4. Lực tiếp xúc, làm biến dạng

Câu 10. Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực nào?

  1. Lực của quạt gió
  2. Lực hút của trái đất
  3. Lực của quạt gió và lực hút của trái đất
  4. Một lực khác

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

B

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  1. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
  2. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
  3. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
  4. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 2. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

  1. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
  2. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
  3. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
  4. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  1. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
  2. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
  3. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
  4. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 4. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  1. Nam châm hút viên bi sắt.
  2. Viên đá rơi.
  3. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
  4. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.

Câu 5. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

  1. Bạn An đang xé dán môn thủ công.
  2. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
  3. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
  4. Trái táo rơi xuống đất.

Câu 6. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  1. Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa.
  2. Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ.
  3. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay.
  4. Lực của gió tác dụng lên cánh diều.

Câu 7. Hai lực nào sau đây là lực không tiếp xúc

  1. Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.
  2. Lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó và lực do tay người làm biến dạng quả bóng.
  3. Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó.
  4. Lực do tay người làm biến dạng quả bóng và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

Câu 8. Trong các hình sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?

  1. Hình c
  2. Hình b
  3. Hình a và d
  4. Hình b và c

Câu 9. Khi thả một quả bóng cao su từ trên cao, hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn:

- Thả quả bóng cao su ra

- Bóng đang rơi

- Bóng chạm sàn nhà

- Bóng nảy lên

- Bóng chạm sàn nhà

- Bóng nảy lên

Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nào lực tác dụng lên quả bóng là lực tiếp xúc và làm thay đổi chuyển động?

  1. Thả quả bóng cao su ra
  2. Bóng đang rơi
  3. Bóng nảy lên
  4. Bóng chạm sàn nhà

Câu 10. Quả bóng bay chịu tác dụng không tiếp xúc của lực nào?

  1. Lực hút của trái đất
  2. Lực kéo của sợi dây
  3. Lực đẩy của gió
  4. Cả A, B, C đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

D

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Làm sao nhận biết và đo lường hiệu quả của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong các tình huống thực tế?

Câu 2 ( 4 điểm). Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là lực tiếp xúc, trường hợp nào là lực không tiếp xúc?

  1. Cô gái nâng cử tạ
  2. Cầu thủ chuyền bóng
  3. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
  4. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
  5. Nam châm hút quả bi sắt

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Lực tiếp xúc:

+       Đo lường ma sát: lực tiếp xúc có thể được đo lường thông qua sự ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc. Sự ma sát càng lớn thì lực tiếp xúc giữa các bề mặt càng lớn.

+       Sử dụng thiết bị đo lường: Thiết bị đo lường áp dụng để đo lường áp lực và lực tác động giữa hai bề mặt tiếp xúc, từ đó đánh giá lực tiếp xúc.

-       Lực không tiếp xúc:

+       Sử dụng thiết bị đo lường: Các thiết bị đo lường như cân để đo lực không tiếp xúc, chẳng hạn như lực đẩy và lực căng.

+       Quan sát hiện tượng: Hiệu quả của lực không tiếp xúc cũng có thể được nhận biết thông qua quan sát hiện tượng như cân bằng, chuyển động hay biến dạng của các vật thể trong tình huống cụ thể.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Lực tiếp xúc: 1, 2, 5

-       Lực không tiếp xúc: 3, 4

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.

Câu 2 ( 4 điểm). Một quả bóng bay chịu tác dụng của những lực nào? Chỉ ra lực không tiếp xúc tác dụng lên quả bóng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.

-       Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học.

-       Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín.

-       Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra.

-       Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

-       Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Quả bóng bay chịu tác dụng của những lực:

+        Lực hút của Trái Đất => lực không tiếp xúc.

+        Lực kéo của sợi dây => lực tiếp xúc.

+        Lực đẩy của gió (khối không khí chuyển động) => lực tiếp xúc.

+        Lực không tiếp xúc tác dụng lên quả bóng là lực hút của Trái Đất.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực va chạm?

  1. Lực xuất hiện khi hai vật đang chuyển động.
  2. Độ lớn của lực va chạm có thể lớn hoặc nhỏ.
  3. Lực va chạm chỉ xuất hiện khi có sự va chạm giữa hai vật.
  4. Lực va chạm luôn tác động theo chiều ngược lại hướng chuyển động.

Câu 2. Trong số các ví dụ sau, ví dụ nào là minh họa cho lực không tiếp xúc?

  1. Người đẩy chiếc xe đạp.
  2. Nam châm hút quả bi sắt.
  3. Cô giáo đặt sách lên bàn.
  4. Con búp bê được treo lên trần nhà.

Câu 3. Lực nào được sử dụng để tạo ra lực nâng trong quá trình bay của máy bay?

  1. Lực đàn hồi.
  2. Lực nâng.
  3. Lực cản.
  4. Lực ma sát

Câu 4. Trong y học, việc sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của cơ quan và mô bên dưới da được gọi là gì?

  1. Siêu âm dưới da.
  2. Siêu âm hình ảnh.
  3. Siêu âm mô.
  4. Siêu âm chẩn đoán.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Lực tiếp xúc và không tiếp xúc xuất hiện khi nào?

Câu 2: Trong những trường hợp dưới đây, lực nào tác dụng lên vật? Trong những lực đó, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?

  1. Tay của Lan đột nhiên giãn ra
  2. Hai thanh nam châm đẩy nhau ra

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

a.Tay của Lan đột nhiên giãn ra: lực kéo là lực tiếp xúc

b.Hai thanh nam châm đẩy nhau ra: lực đẩy là lực không tiếp xúc

1.5 điểm

1.5 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong ngành công nghiệp, lực không tiếp xúc có thể được ứng dụng như thế nào để cải thiện hiệu suất sản xuất?

  1. Tạo ra lực đàn hồi cho sản phẩm.
  2. Tạo ra lực nâng để kiểm soát chất lượng.
  3. Tạo ra lực cản để tăng tốc độ sản xuất.
  4. Tạo ra lực ma sát để giảm mài mòn máy móc.

Câu 2. Trong y học, lực không tiếp xúc được sử dụng như thế nào để giúp điều trị các vấn đề sức khỏe?

  1. Tạo ra lực cản để kiểm soát tốc độ tim.
  2. Tạo ra lực nâng để cân bằng huyết áp.
  3. Sử dụng lực đàn hồi để giảm đau.
  4. Tạo ra lực nâng để duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Câu 3. Trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc đều có vai trò quan trọng. Ví dụ nào dưới đây liên quan đến cả hai loại lực này?

  1. Sử dụng sóng âm siêu âm để chẩn đoán bệnh.
  2. Thực hiện thủ phạm để kiểm tra sự đàn hồi của cơ thể.
  3. Sử dụng laser để tạo ra lực áp dụng trên cơ thể.
  4. Sử dụng thiết bị đo lực để kiểm tra áp lực trong mạch máu.

Câu 4. Trong lĩnh vực vận tải, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc đều có vai trò quan trọng. Ví dụ nào dưới đây liên quan đến cả hai loại lực này?

  1. Sự ma sát giữa bánh xe và đường sắt trong tàu hỏa.
  2. Lực nâng tạo ra bởi động cơ máy bay khi cất cánh.
  3. Lực cản tạo ra bởi hệ thống phanh trong ô tô.
  4. Sự chịu lực của bánh xe ô tô trên đường.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Lực tiếp xúc là gì? Lấy 2 ví dụ

Câu 2. Gió thổi khiến cánh hoa tung bay. Cánh hoa chịu tác dụng của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật ( hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật ( hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

+  Vật nặng tác dụng lên lò xo làm lò xo giãn ra.

+ Búa tác dụng lên định một lực làm định xuyên vào tường.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Cánh hoa chịu tác dụng của:

+        Lực tiếp xúc là: lực của gió quạt (khối không khí chuyển động)

+        Lực không tiếp xúc là: lực hút của Trái Đất.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay