Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng học thực hành

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng học thực hành. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Để đo thời gian người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  1. Cân
  2. Thước cuộn
  3. Đồng hồ
  4. Nhiệt kế

Câu 2. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

  1. Nhiệt kế
  2. Đồng hồ bấm giây
  3. Cân điện tử
  4. Bình chia độ

Câu 3. Những việc không được làm trong phòng thực hành?

  1. Làm đổ hóa chất ra bàn hoặc tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau vì làm hỏng hóa chất, với các chất dễ cháy nổ sẽ làm bị thương.
  2. Ngửi, nếm các hóa chất sẽ bị khó chịu hoặc dẫn tới ngộ độc khi hít phải các chất độc hại.
  3. Mất tập trung khi làm thực hành sẽ gây đổ vỡ hoặc làm thí nghiệm không chính xác.
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là?

  1. Cốc đong
  2. Ống đong
  3. Bình tam giác
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Cách sử dụng cốc chia độ, ống đong để đo thể tích chất lỏng gồm mấy bước?

  1. 6
  2. 4
  3. 5
  4. 2

Câu 6. Đâu không phải dụng cụ đo chiều dài

  1. Thước cuộn
  2. Thước dây
  3. Nhiệt kế
  4. Thước kẻ

Câu 7. Tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành?

  1. Ngửi hóa chất độc hại
  2. Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nha
  3. Làm vỡ ống hóa chất
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 8. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?

  1. Tự ý làm thí nghiệm
  2. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
  3. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
  4. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Câu 9. Khi cân một lượng chất rất nhỏ, cần sự chính xác cao, người ta sử dụng:

  1. Cân điện tử
  2. Cân đồng hồ
  3. Lực kế
  4. Nhiệt kế

Câu 10. Để lấy 2 ml nước cất, nên sử dụng dụng cụ nào dưới đây là thích hợp nhất?

  1. Cốc đong có dung tích 50 ml.
  2. Ống pipet có dung tích 5 ml.
  3. Ống nhỏ giọt có dung tích 1 ml.
  4. Ống nghiệm có dung tích 10 ml

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

D

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

A

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

  1. Bình chia độ
  2. Nhiệt kế rượu
  3. Chai lọ bất kì
  4. Thước kẻ

Câu 2. Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành?

  1. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
  2. Đọc hiểu các biển cảnh báo trong phòng thực hành khi đi vào khu vực có biển cảnh báo.
  3. Chạy nhảy trong phòng thực hành.
  4. Cẩn thận khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

Câu 3. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  1. Thước cuộn
  2. Đồng hồ
  3. Ống pipet
  4. Điện thoại

Câu 4. Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

  1. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
  2. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
  3. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
  4. Ngửi nếm các hóa chất.

Câu 5. Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?

  1. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  2. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
  3. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
  4. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.

Câu 6. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:

  1. Nhờ bạn xử lí sự cố
  2. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên
  3. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hà
  4. Tiếp tục làm thí nghiệm

Câu 7. Điều gì sẽ xảy ra khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, đặt bình chia độ không thẳng đứng:

  1. Không ảnh hưởng đến kết quả đo
  2. Đọc sai kết quả đo
  3. Không nhìn thấy lượng chất lỏng trong bình
  4. Cả ba trường hợp đều có thể xảy ra.

Câu 8. Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?

  1. Báo giáo viên.
  2. Gọi bạn xử lý giúp.
  3. Tự ý xử lý sự cố.
  4. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra.

Câu 9. Nếu muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính nào?

  1. Kính hiển vi.
  2. Kính râm.
  3. Kính lúp.
  4. Kính cận.

Câu 10. Muốn quan sát tế bào lá cây, ta dùng dụng cụ nào?

  1. Kính lúp.
  2. Kính râm.
  3. Kính cận.
  4. Kính hiển vi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

C

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các bước dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng.

Câu 2 ( 4 điểm). Cho các hành động sau:

- Ngửi, nếm các hoá chất.

- Tự ý đổ lẫn hoá chất vào nhau.

- Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ.

- Ăn, uống trong phòng thực hành.

- Thu gom hoá chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.

- Chạy nhảy làm mất trật tự.

Hành động nào là không nên làm để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Bóp bầu cao su của ống để đẩy không khí ra khỏi ống và nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng, đảm bảo giữ ống thẳng đứng.

-       Nhẹ nhàng thả tay bóp bầu cao su để hút chất lỏng vào ông. Trong khi hút, đảm bảo đầu ống luôn nằm bên dưới mặt chất lỏng và không để chất lỏng trào lên bầu cao su.

-       Đưa ống vào cốc hoặc bình chứa và bóp nhẹ bầu cao su để chất lỏng chảy thành từng giọt xuống bình nhận.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Hành động không nên làm để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành là:

- Ngửi, nếm các hoá chất.

- Tự ý đổ lẫn hoá chất vào nhau.

- Ăn, uống trong phòng thực hành.

- Chạy nhảy làm mất trật tự.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Điền dụng cụ đo tương ứng với từng phép đo trong bảng dưới đây.

STT

Phép đo

Dụng cụ đo

1

Cân nặng cơ thể người.

 

2

Thời gian bạn M bơi 100m.

 

3

Đong 100ml nước.

 

4

Chiều rộng phòng khách nhà em.

 

5

Nhiệt độ cơ thể em bé khi bị sốt.

 

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu các bước để đo thể tích của một hòn đá?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

STT

Phép đo

Dụng cụ đo

1

Cân nặng của 5 quả cam.

Cân điện tử/Cân đồng hồ

2

Thời gian bạn M bơi 100m.

Đồng hồ bấm giây

3

Đong 100ml nước.

Bình chia độ

4

Số đo cơ thể người.

Thước dây

5

Nhiệt độ cơ thể em bé khi bị sốt.

Nhiệt kế

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Các bước để đo thể tích một hòn đá:

- Bước 1: Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng 1/2 thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

- Bước 2: Buộc hòn đá vào một sợi dây.

- Bước 3: Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

- Bước 4: Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Muốn đo chiều dài lớp học, em sử dụng?

  1. A. Thước thẳng
  2. Thước cuộn
  3. Thước kẻ
  4. Thước eke

Câu 2. Các bước đo thể tích một hòn đá:

  1. Buộc hòn đá vào một sợi dây.
  2. Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.
  3. Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng 1/2 thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.
  4. Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

Thứ tự thực hiện đúng các bước là:

  1. 1 - 2 - 3 - 4.
  2. 1 - 4 - 3 - 2.
  3. 3 - 1 - 2 - 4.
  4. 3 - 4 - 2 - 1.

Câu 3. Hệ Mặt Trời chia thành mấy nhóm?

  1. Một nhóm
  2. Hai nhóm
  3. Ba nhóm
  4. Bốn nhóm

Câu 4. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

  1. Ngôi sao và sao chổi
  2. Các hành tinh lạnh
  3. Khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
  4. Thiên thạch và tiểu hành tinh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải: lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ và rửa sạch tay bằng xà phòng?

Câu 2: Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Sau khi làm thí nghiệm xong cần phải:

- Lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những sự cố nhầm lẫn gây ra tình huống không mong muốn trong phòng thí nghiệm.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Đeo kính bảo vệ mắt: Tránh hóa chất bắn vào mắt.

- Đeo găng tay và mặc áo choàng: Tránh hóa chất bắn vào người gây bỏng hoặc hóa chất độc dính vào da.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vị trí của Hệ Mặt Trời trong Thiên Hà là:

  1. Ở tâm Thiên Hà
  2. Ở rìa Thiên Hà
  3. Giữa Thiên Hà
  4. Không có ở trong Thiên Hà

Câu 2: Một năm Hỏa Tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?

  1. 365 ngày
  2. 687 ngày
  3. 244 ngày
  4. 438 ngày

Câu 3: Thiên Hà của chúng ta còn được gọi là gì?

  1. Hệ Mặt Trời
  2. Ngân Hà
  3. Hệ Sao
  4. Vũ trụ

Câu 4: Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời cách Trái Đất xa nhất?

  1. Kim Tinh
  2. Hải Vương Tinh
  3. Thổ Tinh
  4. Hỏa Tinh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Để lấy 3ml dung dịch muối ăn, chúng ta nên sử dụng dụng cụ nào? Vì sao?

Câu 2. Tại sao chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Để lấy 3ml dung dịch muối ăn, ta cần dụng cụ có thể lấy được nước.

=> Dùng ống pipet có dung tích 5ml vì nó có thể hút dung dịch nước muối dễ dàng và có GHĐ phù hợp.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành để:

- Hoàn thành tốt bài học giáo viên yêu cầu.

- Tránh những rủi ro và tai nạn có thể xảy ra tới bản thân và người khác.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay