Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 26: Lực và tác dụng của lực. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 26. LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chọn phát biểu đúng:

  1. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
  2. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động.
  3. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
  4. Lực không làm cho vật bị biến dạng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng:

  1. Đơn vị đo lực là niutơn.
  2. Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.
  3. Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.
  4. Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

Câu 3. Để nâng một vật nặng từ mặt đất, cần cẩu phải tác dụng vào vật một …

  1. Lực kéo
  2. Lực nâng
  3. Lực đẩy
  4. Lực kéo

Câu 4. Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng …… lên vỏ quả bóng.

  1. Lực kéo
  2. Lực nâng
  3. Lực ấn
  4. Lực kéo

Câu 5. Ví dụ nào dưới đây làm thay đổi hướng chuyển động:

  1. Người thợ đẩy thùng hàng đến kho chứa
  2. Quả bóng tennis bay tới, cầu thủ dùng vợt đánh vào quả bóng
  3. Một người dùng tay bóp con thú nhựa
  4. Kéo gàu nước từ dưới giếng lên

Câu 6. Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

  1. Không làm quả bóng chuyển động.
  2. Vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
  3. Chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
  4. Không làm biến dạng quả bóng.

Câu 7. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

  1. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
  2. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
  3. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
  4. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

Câu 8. Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

  1. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
  2. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.
  3. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
  4. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Câu 9. Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  1. Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải
  2. Điểm đặt tại vật, phương năm ngang, chiều từ phải qua trái
  3. Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ, chiều từu dưới lên trên
  4. Điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ từ trên xuống dưới.

Câu 10. Hình nào dưới đây biểu diễn đúng lực hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3N:

  1. Hình 1
  2. Hình 2
  3. Hình 3
  4. Hình 4

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

D

C

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

  1. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
  2. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
  3. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
  4. Tất cả các trường hợp nêu trên.

Câu 2. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:

  1. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
  2. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
  3. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
  4. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  1. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
  2. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
  3. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
  4. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Câu 4. Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

  1. Chỉ làm mặt tường bị biến dạng
  2. Chỉ làm biến đổi chuyển động của mặt tường
  3. Không làm mặt tường biến dạng nhưng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
  4. Không gây ra tác dụng nào cả

Câu 5. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

  1. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
  2. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
  3. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
  4. Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 6. Chọn phương án đúng

Đập một cái búa vào một quả bóng cao su. Lực mà búa tác dụng vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng:

  1. Búa bị biến dạng một chút.
  2. Bị biến dạng và thay đổi chuyển động.
  3. Chuyển động của búa bị thay đổi.
  4. Thay đổi chuyển động.

Câu 7. Ví dụ nào khác khi đẩy hoặc kéo làm một vật đang đứng yên thì gây ra sự thay đổi hình dạng của một vật

  1. Người thợ đẩy thùng hàng đến kho chứa.
  2. Em đẩy xe trong siêu thị để mua đồ
  3. Em bé bóp cục đất nặn
  4. Con bò kéo chiếc xe đi trên đường.

Câu 8. Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  1. Không thay đổi
  2. Tăng dần
  3. Giảm dần
  4. Tăng dần hoặc giảm dần

Câu 9. Độ lớn lực kéo khối gỗ (hình vẽ) là 3N. Hình nào biểu diễn đúng lực kéo của khối gỗ (cho tỉ lệ xích 1cm ứng với 1,5N)

  1. Hình 3
  2. Hình 4
  3. Hình 1
  4. Hình 2

Câu 10. Hình nào biểu diễn đúng lực sau với tỉ lệ xích 1cm ứng với 2N.

Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2N

  1. Hình 2
  2. Hình 1
  3. Hình 3
  4. Hình 4

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

B

C

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Em hãy biểu diễn các lực sau:

  1. Một người kéo cái hộp với lực 1N và hai người kéo cái hộp với lực 2N.
  2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N.

Câu 2 ( 4 điểm). Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

  1. a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm ............. của xe.
  2. b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm ............. của xe.
  3. c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm .............của hòn bi.
  4. d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm .............lò xo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

1. Một người kéo cái hộp với lực 1N:

Hai người kéo cái hộp với lực 2N:

2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N:

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.

b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi chuyển động của xe.

c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi.

d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu cách sử dụng lực kế lò xo để đo một lực.

Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy mô tả hướng và biểu diễn các lực dưới đây

  1. Lưc làm cho vật rơi xuống đất
  2. Lực kéo xe của con bò
  3. Lực mà người lực sĩ nâng quả tạ lên cao

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Khi đo một lực bằng lực kế lò xo, trước tiên cần ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp. Tiếp theo, điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0. Cho lục cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương của lực cần đo. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.

6 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

a. Lực làm cho vật rơi xuống đất: hướng thẳng đứng, xuống dưới

b. Lực kéo xe của con bò: nằm ngang, hướng theo chiều chuyển động của xe

c. Lực mà người lực sĩ nâng quả tạ lên cao: hướng thẳng đứng, đi lên

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực là gì?

  1. Sự chuyển động của vật
  2. Sự biến dạng của vật
  3. Tác động của môi trường lên vật
  4. Tác động của vật lên vật khác

Câu 2: Lực được đo bằng đơn vị và dụng cụ nào?

  1. Đơn vị: Mít, Dụng cụ: Cái dây đo
  2. Đơn vị: Pascal, Dụng cụ: Ống manô
  3. Đơn vị: Joule, Dụng cụ: Cân
  4. Đơn vị: Newton, Dụng cụ: Lực kế

Câu 3: Nêu cấu tạo của lực kế lò xo.

  1. Thanh gạt, màn hình LCD, nút bấm
  2. Lò xo, thân lực kế, cái chỉ thị
  3. Bánh xe, cần cẩu, lớp vỏ bảo vệ
  4. Dụng cụ đo góc, đũa hình cầu, bình xịt

Câu 4: Người ta biểu diễn lực như thế nào?

  1. Bằng hình tròn
  2. Bằng mũi tên
  3. Bằng hình vuông
  4. Bằng đoạn thẳng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy lấy ví dụ minh họa kết quả của tác dung lên:

  1. Vật bị biến dạng
  2. Chuyển động của vật thay đổi
  3. Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động

Câu 2: Trong các sự vật và hiện tượng sau, em chỉ ra vật tác dụng và hết quả mà lực dã gây ra cho vật bị nó tác dụng: (hình sách bài tập).

  1. a) Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hặn lõm các vết chân gà.
  2. b) Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bôn dưới một chiếc cầu thang tre bị đổ ngay trên mặt đất

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a.Vật bị biến dạng: ngồi xuống nệm ta thấy nệm bị lún,kéo dãn hoặc nén lò xo

b. Chuyển động của vật thay đổi: gió thổi làm thuyền chuyển động

c. Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

a) Vật tác dụng lực là chân gà; mặt tấm bê tông bị tác dụng lực nên bị biến dạng.

b) Vật tác dụng lực là chiếc thang tre khi đố xuống; chiếc nồi nhôm bị tác dụng lực nôn bị biên dạng.

1.5 điểm

1.5 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nêu cách sử dụng lực kế lò xo để đo một lực.

  1. Chỉ cần đặt lực kế lên bàn là đo được lực
  2. Đưa lực vào hộp đo, lực kế sẽ tự đo lực
  3. Cho lực tác động vào lò xo của lực kế
  4. Chỉ cần nhìn vào lực kế là biết được lực

Câu 2. Lấy ví dụ về lực làm vật đứng yên thì chuyển động.

  1. Xe đạp đang đi
  2. Cầu thủ sút bóng
  3. Máy bay đang bay
  4. Hộp bút đặt trên bàn

Câu 3. Lấy ví dụ về lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại.

  1. Xe đang đang đi
  2. Máy bay đang di chuyển
  3. Con thoi đang bay
  4. Quả bóng bay vào khung thành

Câu 4. Vận động viên nhảy sào cần nhảy qua một mức xà nhất định bằng cây sào. Em hãy cho biết lực nào đã trực tiếp tác dụng để giúp vận động viên nhảy qua xà.

  1. Lực nặng của vận động viên
  2. Lực đàn hồi của cây sào
  3. Lực ma sát giữa giày và sàn nhảy
  4. Lực đẩy từ người hỗ trợ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Ba ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.

Câu 2. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

D

B

 

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

+ Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.

+ Vò nhàu một tờ giấy khiến tờ giấy không giữ được hình dạng phẳng như trước.

+ Gió tác dụng lực làm cho cành cây gãy.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Lực mà búa tác dụng vào cọc tre sẽ làm cho cọc tre bị biến dạng và cũng làm biến đổi chuyển động của nó (lún sâu vào trong đất).

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay