Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 33. HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Hướng tây lúc sáng sớm.
  2. Hướng đông lúc sáng sớm.
  3. Hướng bắc lúc sáng sớm.
  4. Hướng nam lúc sáng sớm.

Câu 2. Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về thời gian quay hết một vòng xung quanh trục của Trái Đất? Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là

  1. Một tháng
  2. Một năm
  3. Một tuần
  4. Một ngày đêm

Câu 3. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

  1. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
  2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  4. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Câu 4. Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

  1. Lực đẩy
  2. Lực hấp dẫn
  3. Lực ma sát
  4. Lực kéo

Câu 5. Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?

  1. Lực đẩy
  2. Lực kéo
  3. Lực ma sát
  4. Lực hấp dẫn

Câu 6. Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?

  1. Khi Mặt Trời mọc
  2. Khi Mặt Trời lặn
  3. Khi ta đứng trên núi
  4. Khi quan sát thấy hoàng hôn

Câu 7.  Hình 33.1 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi chúng ta nhìn vào cực Bắc, chiều quay của Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.

Phát biểu nào sau đây đúng:

  1. Ở vị trí D người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa. Vì ở vị trí này nhận được toàn bộ ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống bề mặt.
  2. Ở vị trí B người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí C sẽ dần dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu nữa.
  3. Ở vị trí A người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí A sẽ dần dần nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn.
  4. Ở vị trí C đang là ban đêm. Vì ta thấy ở vị trí này không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.

Câu 8. Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

  1. Mặt Trời mọc
  2. Mặt Trời lặn
  3. Mặt Trăng khuyết
  4. Mặt Trăng tròn

Câu 9. Quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng?

  1. Người ở vị trí N thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí M
  2. Người ở vị trí M thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí N
  3. Người ở vị trí P thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí Q
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 10. Vào một ngày tại một nơi Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng và lặn lúc 6 giờ chiều. Em hãy cho biết thời điểm người quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình 33.2 là vào khoảng mấy giờ.

  1. 4 giờ
  2. 3 giờ
  3. 6 giờ
  4. 1 giờ

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là sai:

  1. Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.
  2. Mặt Trời mọc ở phía đông vào lúc sáng sớm.
  3. Mặt Trời lặn ở phía tây vào lúc chiều tối.
  4. Trái Đất quay xung quanh trục của nó một vòng hết hơn một ngày đêm.

Câu 2. Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  1. Khoảng 6 giờ
  2. Khoảng 12 giờ
  3. Khoảng 24 giờ
  4. Khoảng 36 giờ

Câu 3. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

  1. Từ hướng Đông sang hướng Tây
  2. Từ hướng Tây sang hướng Đông
  3. Từ hướng Nam sang hướng Bắc
  4. Từ hướng Bắc sang hướng Nam

Câu 4. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do:

  1. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng Tây
  2. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  3. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
  4. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây

Câu 5. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

  1. Trái Đất tự quay quanh trục
  2. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  3. Trục Trái Đất nghiêng
  4. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  2. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  3. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  4. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Câu 7. Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái đất. Tại sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp?

  1. Vì Mặt trời không chiếu sáng được hết Trái đất do Trái đất quá lớn so với Mặt trời
  2. Vì chỉ có nửa phần Trái đất hướng về Mặt trời nhận được ánh sáng Mặt trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt trời
  3. Vì Trái đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 8. Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

  1. Mặt Trời mọc
  2. Mặt Trời lặn
  3. Mặt Trăng khuyết
  4. Mặt Trăng tròn

Câu 9. Vào một ngày có nắng, so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ ta thấy:

  1. Lúc 8 giờ > 9 giờ > 10 giờ
  2. Lúc 8 giờ < 9 giờ < 10 giờ
  3. Tại 3 thời điểm bằng nhau
  4. Lúc 9 giờ là dài nhất

Câu 10. Theo em, hằng ngày ngươi sinh sống ở Hà Nội hay Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước:

  1. Hà Nội thấy mặt trời mọc trước
  2. Điện Biên thấy mặt trời mọc trước
  3. Cả Hà Nội và Điện Biên cùng nhìn thấy một lúc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

A

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao chúng ta không cảm nhận thấy Trái Đất đang chuyển động?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-        Hướng dẫn để xác định hướng đông và hướng tây: Mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, điều này giúp chúng ta xác định hướng đông và hướng tây một cách đơn giản.

-        Xác định thời gian: Thời điểm mặt trời mọc và lặn cung cấp thông tin hữu ích cho việc xác định thời gian trong ngày.

-        Thúc đẩy sinh hoạt hàng ngày: Sự thay đổi ánh sáng từ mặt trời mọc và lặn thường gắn liền với việc thức dậy, làm việc, và nghỉ ngơi, có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên và tinh thần của con người.

-        Phát triển nông nghiệp: Hiện tượng mặt trời mọc và lặn ảnh hưởng đến việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, quyết định việc xử lý cây trồng, chuẩn bị ruộng, và quản lý thời gian làm việc.

-        Du lịch và thể dục: Thời gian của mặt trời mọc và lặn cũng ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khoá như du lịch, leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Chúng ta không bao giờ cảm giác được Trái Đất chuyển động vì chính chúng ta đang chuyển động trên bề mặt của Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn (trọng lực).

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Sự mọc và lặn của Mặt Trời ảnh hưởng tới các sinh vật trên Trái Đất như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy ghép mỗi thông tin cho trong cột A với mỗi thông tin cho trong cột B để được phát biểu đúng về hiện tượng mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời.

Cột A

Cột B

1. Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do

A. ở phía đông vào lúc sáng sớm.

2. Mặt Trời mọc

B. ở phía tây vào lúc chiều tối.

3. Mặt Trời lặn

C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.

4. Trái Đất quay xung quanh trục của nó

D. một vòng hết gần một ngày đêm

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-        Chu kỳ và thời tiết: Sự mọc và lặn của mặt trời cũng ảnh hưởng đến thời tiết và điều kiện ánh sáng trong ngày, ảnh hưởng đến sinh vật có quá trình sinh hoạt theo chu kỳ sinh học (còn gọi là thức dậy và ngủ, hoạt động nghỉ).

-        Nhiệt độ: Sự thay đổi của mặt trời ảnh hưởng đến nhiệt độ trên Trái Đất, ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài sinh vật và chu kỳ sinh học của chúng.

-        Quang hợp: Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây cối, cũng như cho quá trình sinh tồn của loài lục động vật phụ thuộc vào năng lượng mặt trời.

-        Tác động đến nguồn năng lượng: Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng cho hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chu kỳ đa dạng sinh học và sự phát triển của các quần thể sinh vật.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

1-C

2-A

3-B

4-D

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trái Đất quay như thế nào?

  1. Trái Đất đứng yên và Mặt Trời quay quanh nó.
  2. Trái Đất quay quanh Mặt Trời và quay quanh trục của nó.
  3. Trái Đất xoay quanh trục của nó và quay quanh Mặt Trời.
  4. Trái Đất đứng yên và không xoay quanh trục hay quay quanh Mặt Trời.

Câu 2. Tại sao chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây?

  1. Do Trái Đất quay quanh trục từ phía đông sang phía tây.
  2. Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông.
  3. Do Trái Đất không quay, chỉ Mặt Trời quay quanh nó.
  4. Do sự chuyển động ngược lại của Mặt Trời.

Câu 3. Khi nào là ban ngày, khi nào là ban đêm?

  1. Ban ngày khi Mặt Trời mọc, ban đêm khi Mặt Trời lặn.
  2. Ban ngày khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ban đêm khi Trái Đất đứng yên.
  3. Ban ngày khi Trái Đất xoay quanh trục của mình, ban đêm khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Ban ngày khi Trái Đất nghiêng về phía Mặt Trời, ban đêm khi không có ánh sáng.

Câu 4. Nhận định: “Khi Mặt Trời lặn nghĩa là bất cứ đâu trên Trái Đất đều không nhìn thấy Mặt Trời” là đúng hay sai. Giải thích.

  1. Đúng, vì khi Mặt Trời lặn, toàn bộ Trái Đất mất ánh sáng.
  2. Sai, vì hiện tượng Mặt Trời lặn chỉ là ở một khu vực cụ thể.
  3. Đúng, vì Trái Đất luôn ở trong bóng tối khi Mặt Trời lặn.
  4. Sai, vì sự lặn của Mặt Trời chỉ ảnh hưởng đến một số khu vực cụ thể.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy sắp xếp các từ/ cụm tự dưới đây thành câu mô tả chuyển động hằng ngày của trái đất

Trái đất           trục             từ hướng tây sang hướng đông                tự quay xung quanh

Một vòng                 hết một ngày đêm                 theo chiều

Câu 2: Hằng ngày chúng ta thấy mặt Trời mọc ở hướng đông và chuyển động trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn. Nguyên nhận của hiện tượng mặt trời mọc và lặn hằng ngày là do đâu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Trái đất tự quay quanh trục theo chiều từ hướng tây sang hướng đông một vòng hết một ngày đêm

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Do Trái đất chuyển động tự quay quanh trục của nnos. Trái đất tự quay theo chiều từ tây sang đông nên ta thầy được hiện tượng mặt trời mọc đằng đông và “ chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn

3 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sự mọc và lặn của Mặt Trời ảnh hưởng tới các sinh vật trên Trái Đất như thế nào?

  1. Chúng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của sinh vật nhưng không ảnh hưởng đến thời tiết.
  2. Chúng chỉ ảnh hưởng đến thời tiết và không có tác động nào đối với sinh vật.
  3. Chúng ảnh hưởng đến cả thời tiết và sinh vật, góp phần vào chu kỳ sinh học tự nhiên.
  4. Chúng chỉ tạo ra hiện tượng ngày và đêm, không có tác động đặc biệt nào.

Câu 2. Vì sao chúng ta không cảm nhận thấy Trái Đất đang chuyển động?

  1. Vì chúng ta đang chuyển động cùng với Trái Đất.
  2. Vì Trái Đất quay rất chậm nên không thể cảm nhận được.
  3. Vì Trái Đất đang chuyển động rất nhanh nên không thể cảm nhận được.
  4. Vì chúng ta ở quá xa so với Trái Đất.

Câu 3. Tại sao lại có ngày nhuận?

  1. Để làm cho tháng 2 có thêm một ngày.
  2. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời không đều
  3. Để bù đắp cho sự lặp lại của chu kỳ năm dương lịch.
  4. Do ước lượng sai lệch về thời gian quay của Trái Đất.

Câu 4. Vì sao số ngày trong mỗi tháng không giống nhau?

  1. Để tạo ra lịch dương lịch đồng đều.
  2. Do sự chuyển động không đều của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  3. Để cân đối thời gian giữa năm và các tháng.
  4. Do yếu tố thiên văn học và lịch sử.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

Mọc              hướng tây           hướng đông          lặn

Hằng này, Trái Đất quay từ (1)............... sang  (2)........... nên chúng ta thấy Mặt trời (3)........... ở hướng đông và  (4)...........ở hướng tây

Câu 2. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S)?

STT

Nhận định

Đ

S

1

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

2

Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

3

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

4

Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

(1) hướng tây

(2) hướng đông

(3) mọc

(4) lặn

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

STT

Nhận định

Đ

S

1

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 x

2

Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

3

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 x

4

Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

 x

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay