Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 28: Lực ma sát
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 28: Lực ma sát. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 28. LỰC MA SÁT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở:
- Bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
- Vật chịu tác dụng lực
- Vật tác dụng lực
- Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 2. Lực ma sát là lực:
- Lực không tiếp xúc
- Lực tiếp xúc
- Lực đẩy
- Lực hút
Câu 3. Lực ma sát trượt là:
- Lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của người khác
- Lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
- Lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
- Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Lực ma sát nghỉ là:
- Lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
- Lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
- Lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
- Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Phương và chiều của lực ma sát:
- Cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng
- Cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng
- Phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên
- Phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới
Câu 6. Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 7. Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:
- Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
- Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
- Ma sát giữa máy mài và vật được mài
- Tất cả các trường hợp trên
Câu 8. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là
- Ma sát trượt
- Ma sát nghỉ
- Ma sát lăn
- Lực quán tính
Câu 9. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?
- Lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động
- Lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động
- Lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động
- Lực ma sát trượt, cản trở chuyển động
Câu 10. Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
- Không so sánh được.
- Lăn vật
- Cả 2 cách như nhau
- Kéo vật
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
C |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
B |
C |
B |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
- Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
- Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
- Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
- Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
- Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
- Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Câu 3. Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
- Tăng ma sát nghỉ
- Tăng ma sát trượt
- Tăng quán tính
- Tăng ma sát lăn
Câu 4. Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
- Tăng ma sát
- Giảm ma sát
- Tăng quán tính
- Giảm quán tính
Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
- Ma sát làm mòn lốp xe
- Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
- Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
- Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
- Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
- Trục ổ bi ở quạt trần đang quay
- Quyển sách nằm yên trên bề mặt bàn nằm ngang
- Khi viết phấn lên bảng
Câu 7. Khi ta cần bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
- Lực hút của trái đất
- Lực ma sát trượt
- Lực ma sát nghỉ
- Cả 3 lực trên
Câu 8. Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện, … di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào?
- Lực ma sát trượt
- Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát lăn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9. Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đây chuyển động?
- Lực ma sát khi ô tô phanh gấp
- Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm
- Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng
- Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Câu 10. Tại sao phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
- Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn
- Do lực hút của mặt đường
- Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường
- Do cao su nóng lên
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
A |
B |
A |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
B |
C |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Ma sát có vai trò như thế nào trong an toàn giao thông?
Câu 2 ( 4 điểm). Khi vật chuyển động trong không khí phải chịu lực cản như thế nào? Người ta đã làm gì để hạn chế lực cản lên ô tô khi ô tô chuyển động?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt. Để dừng một chiếc xe đang chuyển động, người lái xe cần phanh, khi đó lực ma sát ở phanh và lốp xe giúp xe chuyển động chậm lại và có thể dừng hẳn. Lực ma sát càng lớn thì quãng đường kể từ khi xe bắt đầu phanh đến khi dùng lại càng ngắn. Điều này có thể giúp tránh được các va chạm gây nguy hiểm cho người và xe. - Khi xe dừng đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc. |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Khi một vật chuyển động trong không khí, nó sẽ đẩy không khí và không khí tác dụng lực cản vào nó. Lực cản của không khí mạnh hay yếu phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vật. - Khi ô tô chuyển động, lực cản gây nhiều tác hại, đặc biệt là làm tốn nhiên liệu, gây hại môi trường. Để khắc phục, người ta chế tạo thân xe ô tô có hình dạng sao cho giảm được nhiều nhất lực cản tác dụng lên nó. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Ma sát cản trở chuyển động như thế nào? Người ta thường làm gì để giảm ma sát?
Câu 2 ( 4 điểm). Móc lực kế vào khối gỗ đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Khi lực kéo còn nhỏ, khối gỗ chưa chuyển động. Khi lực kéo tăng lên sẽ kéo khối gỗ bắt đầu trượt. Em hãy cho biết thời điểm nào xuất hiện lực ma sát nghỉ, thời điểm nào xuất hiện ma sát trượt?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Giữa các bộ phận bằng kim loại chuyển động trong động cơ có lực ma sát rất lớn cản trở chuyển động. Dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phận này để làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và làm giảm hao mòn bề mặt các bộ phận. - Để làm giảm ma sát, người ta còn dùng nhiều cách khác nhau, ví dụ có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn,... |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Khi lực kéo còn nhỏ, khối gỗ chưa chuyển động, lực ma sát giữa khối gỗ và mặt bàn được gọi là lực ma sát nghỉ. - Khi lục kéo tăng lên kéo khối gỗ bắt đầu trượt thì lực ma sát giữa nó và mặt bàn là lực ma sát trượt. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Lực ma sát xuất hiện khi nào và có tác dụng gì?
- Chỉ khi vật chuyển động và cản trở chuyển động.
- Chỉ khi vật ở trạng thái nghỉ.
- Khi đẩy hoặc kéo vật chuyển động trên bề mặt khác.
- Chỉ khi vật không chịu ảnh hưởng của trọng lực.
Câu 2. Lực ma sát trượt là gì?
- Lực ma sát giữa vật và mặt đất khi vật đứng yên.
- Lực ma sát giữa vật và mặt đất khi vật chuyển động.
- Lực ma sát giữa hai vật có đối tượng khác.
- Lực ma sát giữa hai vật khi chúng không tiếp xúc.
Câu 3. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật có:
- Phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N
- Phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N
- Phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N
- Phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N
Câu 4. Tác dụng có lợi của lực ma sát khi phải đẩy một cái xe ô tô chết máy:
- Xuất hiện giữa chân người và mặt đường
- Xuất hiện tại nơi tay người tiếp xúc với xe
- Giúp ta có thể giữ xe và đẩy xe đi được.
- Cả A, B, C đều đúng
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Tác dụng của lực ma sát là gì?
Câu 2: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Ta thấy vật nặng vẫn nằm im và lực kế chỉ 100N. Khi đó có xuất hiện lực ma sát không? Nếu có thì lực ma sát xuất hiện là lực gì? Độ lớn là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát: + Tác dụng cản trở chuyển động: Lực ma sát trượt của trục bánh xe làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe. + Tác dụng thúc đấy chuyến động: Khi ta đi bộ trên đường, lực ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường giúp ta tiến về phía trước. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Khi đó xuất hiện lực ma sát nghỉ ngăn cản vật không trượt trên mặt bàn. Lực ma sát nghỉ này cân bằng với lực kéo nên nó có độ lớn là 100N. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách
+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng
+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?
- Cách 1
- Cách 2
- Cả 2 cách đều như nhau
- Không thể so sánh được
Câu 2. Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?
- Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
- Xe ô tô bị lầy trong cát
- Giày đi mãi, đế bị mòn
- Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị
Câu 3. Khi nào xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- Khi vật đang chuyển động.
- Khi vật ở trạng thái nghỉ.
- Khi lực kéo vượt quá giới hạn của lực ma sát trượt.
- Khi lực ma sát trượt giữa hai vật bằng 0.
Câu 4. Ma sát và bề mặt tiếp xúc có mối quan hệ như thế nào?
- Bề mặt tiếp xúc không ảnh hưởng đến lực ma sát.
- Bề mặt tiếp xúc tạo ra lực ma sát.
- Lực ma sát không phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc.
- Bề mặt tiếp xúc chỉ ảnh hưởng đến lực ma sát nghỉ.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trong giao thông, ma sát có tác dụng gì?
Câu 2. Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Giúp cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt. - Giúp xe chuyển động chậm lại và có thể dừng hẳn. - Giúp xe không bị trượt dốc, hạn chế va chạm người và xe… => Ma sát rất quan trọng trong giao thông. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không bị trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực… |
3 điểm |