Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 30: Các dạng năng lượng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 30: Các dạng năng lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 30. CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Động năng của vật là
- Năng lượng do vật có độ cao
- Năng lượng do vật bị biến dạng
- Năng lượng do vật có nhiệt độ
- Năng lượng do vật chuyển động
Câu 2. Thế năng đàn hồi của vật là
- Năng lượng do vật chuyển động
- Năng lượng do vật có độ cao
- Năng lượng do vật bị biến dạng
- Năng lượng do vật có nhiệt độ
Câu 3. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
- Làm cho vật nóng lên
- truyền được âm
- Phản chiếu được ánh sáng
- Làm cho vật chuyển động
Câu 4. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
- Đun nóng vật.
- Làm lạnh vật.
- Chiếu sáng vật.
- Cho vật chuyển động
Câu 5. Năng lượng tích trữ bên trong một lò xo đang bị nén tồn tại ở dạng nào?
- Nhiệt năng
- Động năng
- Thế năng đàn hồi
- Thế năng hấp dẫn
Câu 6. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?
- Động năng
- Thế năng
- Hóa năng
- Quang năng
Câu 7. Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
- Người ở trên câu trượt
- Quả táo ở trên cây
- Chim bay trên trời
- Con ốc sên bò trên đường
Câu 8. So sánh thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình?
- Thế năng hấp dẫn của M ở hình 1 lớn hơn hình 2
- Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 2 lớn hơn hình 1
- Thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình bằng nhau
- Chưa đủ dữ kiện để so sánh
Câu 9. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
- Nhiệt năng, động năng và thế năng
- Chỉ có nhiệt năng và động năng
- Chỉ có động năng và thế năng
- Chỉ có động năng
Câu 10. Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động, chọn đáp án sai?
- Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
- lực do vật tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
- năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau
- cả A và B đều đúng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
A |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
A |
A |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?
- Động năng
- Thế năng
- Hóa năng
- Quang năng
Câu 2. Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
- Người ở trên câu trượt
- Quả táo ở trên cây
- Chim bay trên trời
- Con ốc sên bò trên đường
Câu 3. Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là
- Jun (J)
- Calo (cal)
- Kilocalo (kcal)
- Kilooat giờ (kWh)
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….”
- Càng nhiều, càng yếu
- Càng ít, càng mạnh
- Càng nhiều, càng mạnh
- Tăng, giảm
Câu 5. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
- Làm cho vật nóng lên
- Truyền được âm
- Phản chiếu được ánh sáng
- Làm cho vật chuyển động
Câu 6. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào sau đây?
- Mũi tên có động năng
- Mũi tên có thế năng hấp dẫn
- Mũi tên có thế năng đàn hồi
- Mũi tên vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
- Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
- Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
- Con thuyền đang chạy trên mặt nước.
- Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.
Câu 8. Dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:
- thế năng trọng trường
- thế năng đàn hồi
- nhiệt năng
- quang năng
Câu 9. Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
- nhóm năng lượng lưu trữ
- nhóm năng lượng gắn với chuyển động
- nhóm năng lượng nhiệt
- nhóm năng lượng âm
Câu 10. Đọc thí nghiệm dưới đây:
Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
- Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng lớn nhất nên tác dụng lực mạnh nhất
- Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng nhỏ nhất nên tác dụng lực mạnh nhất
- Khi vật ở độ cao lớn nhất khi lực cản không khí nhỏ
- Cả ba đáp án đều đúng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
A |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu ứng dụng của công nghệ bền vững với đời sống con người.
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số ví dụ về sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn mà em biết
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Năng lượng mặt trời: Sử dụng để tạo năng lượng điện mặt trời cho các hệ thống điện. - Năng lượng gió: Tận dụng gió để cung cấp năng lượng điện cho các khu vực đô thị và nông thôn. - Năng lượng thủy điện: Tận dụng nước chảy để sản xuất năng lượng điện sạch. - Năng lượng hạt nhân: Sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo điện năng cho mạng lưới điện quốc gia. - Năng lượng sinh học: Sử dụng sinh khối và nhiên liệu sinh học để sản xuất năng lượng và nhiên liệu cho phương tiện di chuyển. |
1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Năng lượng từ ánh sáng của mặt trời làm nóng bình nước đặt ở ngoài trời Năng lượng từ pin truyền đến bóng đèn làm nó phát sáng Năng lượng từ đôi chân của cậu bé truyền đến quả bóng làm nó di chuyển |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Chọn từ/ cụm tù thích hợp để điền vào chỗ trốn được đánh số dưới đây
- Năng lượng tỏa ra từ bếp than là (1)............
- Năng lượng phát ra từ tiếng trống là (2)...............
- Năng lượng phát ra từ màn hình tivi là (3)..............
- Năng lượng lưu trữ trong một que diêm (4)............
- Năng lượng của một quả bóng lăn trên sân là (5)............
- Năng lượng của quyển sách đặt trên giá sách cao là (6).............
Câu 2 ( 4 điểm). Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.
- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.
- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.
- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
(1) nhiệt năng (2) năng lượng âm (3) quang năng (4) hóa năng (5) động năng (6) thế năng |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên không thể diễn ra được. - Vì không có năng lượng thì không thể thực hiện các hoạt động hay xảy ra các hiện tượng được. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng nào?
- Năng lượng điện
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng thủy điện
- Năng lượng tiềm năng
Câu 2: Khi đốt cháy gỗ, loại năng lượng nào được giải phóng?
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng hóa học
- Năng lượng ánh sáng
- Năng lượng điện
Câu 3: Năng lượng từ sóng biển được chuyển đổi thành loại năng lượng nào?
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng hóa học
- Năng lượng điện
- Năng lượng đàn hồi
Câu 4: Năng lượng Mặt Trời được sử dụng để tạo ra loại năng lượng nào?
- Năng lượng hóa học
- Năng lượng điện
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng ánh sáng
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: a) Động năng là gì? Nêu đặc điểm của động năng?
- b) Lấy ví dụ về vật có động năng.
Câu 2: Năng lượng cung cấp cho một ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
a) Động năng là dạng năng lượng của vật có khi vật chuyển động mà có. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Khối lượng và vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn. b) Ví dụ về vật có động năng: Xe ô tô đang chuyển động trên đường; Viên đạn đang bay; Một người đang chạy… |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Cung cấp từ hoá năng dự trữ trong xăng, dầu. Các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường: động năng, năng lượng âm, quang năng, nhiệt năng,... |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Năng lượng hạt nhân được sử dụng để tạo ra loại năng lượng nào?
- Năng lượng hóa học
- Năng lượng điện
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng đàn hồi
Câu 2: Việc đốt cháy xăng trong động cơ xe máy tạo ra loại năng lượng nào?
- Năng lượng điện
- Năng lượng nhiệt
- Năng lượng đàn hồi
- Năng lượng hóa học
Câu 3: Năng lượng biogas được sử dụng chủ yếu ở lĩnh vực nào?
- Nông nghiệp và gia đình
- Công nghiệp điện
- Giao thông vận tải
- Sản xuất nhiên liệu hóa học
Câu 4: Trong đời sống hàng ngày, việc nào sử dụng năng lượng điện?
- Nấu cơm bằng bếp gas
- Sưởi ấm bằng lò sưởi than
- Thắp sáng đèn điện
- Đun nước bằng bếp từ
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Thế năng đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của thế năng đàn hồi.
Câu 2. a) Thế nào là nhiệt năng của một vật?
- b) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
A |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Thế năng đàn hồi là năng lượng của vật khi vật bị biến dạng đàn hồi. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng và độ biến dạng của vật. Vật càng nặng và độ biến dạng càng lớn thì thế năng đàn hồi càng lớn. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
a) Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất. b) Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Truyền nhiệt và thực hiện công Truyền nhiệt có 3 cách: dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu. |
1.5 điểm 1.5 điểm |