Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 34. CÁC HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA TRĂNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?
- Ban ngày
- Ban đêm
- Giữa trưa
- Nửa đêm
Câu 2. Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
- Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
- Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà
- Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà
Câu 3. Chọn đáp án đúng:
- Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
- Mặt trăng phát ra ánh sáng
- Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
- Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 4. Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:
- Mặt trăng phát ra ánh sáng
- Mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
- Mặt trăng là một ngôi sao
- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
Câu 5. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
- Các góc khác nhau
- Cùng một phía
- Cùng một hướng
- Một vị trí xác định
Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng?
- Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.
- Mặt Trời có kích thước nhỏ hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
- Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
- Tuần trăng gần bằng 29 ngày
Câu 7. Vì sao chỉ có một phí Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất:
- Vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng thời quay quanh trái đất đúng một vòng.
- Vì chỉ có một nửa mặt trăng luôn luôn được mặt trời chiếu sáng
- Vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng trái đất cũng quay được một vòng
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
- Khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
- Khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 24h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
- Khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất quay quanh Mặt Trời
- Khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 22h, đó chính là thời gian mặt trời quay quanh trái đất.
Câu 9. Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
- Trăng khuyết đầu tháng
- Trăng khuyết cuối tháng
- Trăng bán nguyệt đầu tháng
- Trăng bán nguyệt cuối tháng
Câu 10. Giả sử vào ngày Trăng Tròn, ta thấy Mặt Trăng ở vị trí như trong hình 34.2. Theo em, đó là:
- 8 giờ tối
- 9 giờ tối
- 12 giờ đêm
- 2 giờ sáng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
B |
D |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
- Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
- Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
- Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
- Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 2. Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
- 1 năm
- 7 ngày
- 29 ngày
- 1 ngày
Câu 3. Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
- 2 tuần
- 3 tuần
- 4 tuần
- 1 tuần
Câu 4. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:
- Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
- Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
- Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Câu 5. Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
- Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
- Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
- Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
- Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
Câu 6. Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?
- Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
- Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
Câu 7. Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
- Trăng khuyết đầu tháng
- Trăng khuyết cuối tháng
- Trăng lưỡi liềm
- Trăng bán nguyệt
Câu 8. Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì.
- Khoảng thời gian để mặt trăng quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và trái đất
- Khoảng thời gian để trái đất quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và mặt trăng
- Khoảng thời gian để mặt trời quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trăng và trái đất
- Cả A, B đều đúng.
Câu 9. Quan sát hình vẽ và cho biết tên các hình mặt trăng có trong hình lần lượt là:
- Trăng tròn, trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liền, trăng bán nguyệt, không trăng
- Không trăng, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng tròn
- Trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, không trăng
- Không trăng, trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng tròn
Câu 10. Em hãy cho biết thứ tự các hình dạng nhìn thấy sau đây của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng tròn.
- Trăng khuyết -> Trăng tròn -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.
- Trăng tròn -> Trăng bán nguyệt -> Trăng khuyết -> Trăng lưỡi liềm.
- Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng lưỡi liềm -> Trăng bán nguyệt
- Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
C |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Theo em thủy triều trên trái đất hình thành từ đâu? Từ đó hãy cho biết lợi ích của thủy triều?
Câu 2 ( 4 điểm). Mặt trăng ở vị trí nào so với mặt trời thì mặt trăng sáng nhất? Ngày đó dân gian thường gọi là ngày gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Thủy triều được hình thành từ lực hấp dẫn của mặt trăng lên mực nước ao, hồ, sông, biển,.... ở nửa phần Trái đất đối diện mặt trăng Lợi ích: + Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt + Có giá trị về thủy điện và thủy lợi + Bồi đắp phù sa màu mỡ cho các đồng bằng + Giao thông vận tải và du lịch + Bảo vệ môi trường |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Khi mặt trăng ở vị trí đối diện với mặt trời hay nói theo cách khác là khi kinh độ hoàng đạo của mặt trăng và mặt trời chênh lệch nhau giá trị 180 độ, mặt trăng sáng nhất. Khi đó toàn bộ nửa mặt trăng được mặt trời chiếu sáng cho nên chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ nửa này từ trái đất, đó gọi là hiện tượng trăng tròn |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Theo em thủy triều trên trái đất hình thành từ đâu? Từ đó hãy cho biết tác hại của thủy triều?
Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được các nhận định đúng.
Cột A |
Cột B |
|
1. Mặt Trăng |
A. 29 ngày |
|
2. Mặt Trời |
B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng. |
|
3. Trên Trái Đất |
C. không phát sáng như Mặt Trời. |
|
4. Tuần trăng gần bằng |
D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều. |
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Thủy triều được hình thành từ lực hấp dẫn của mặt trăng lên mực nước ao, hồ, sông, biển,.... ở nửa phần Trái đất đối diện mặt trăng Tác hại: + Thủy triều lên quá khiến ngập lụt, nhiễm mặn, nhiễm phèn + Thủy triều đỏ làm sinh vật dưới nước chết hàng loạt + Làm xói mòn đất ở ven hồ, sông biển |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
1-C 2-D 3-B 4-A |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào?
- Trăng tròn
- Trăng khuyết
- Trăng bán nguyệt
- Tất cả đều đúng
Câu 2. Vì sao chúng ta nhìn thấy Trăng có các hình dạng khác nhau?
- Do Mặt Trăng có hình dạng thay đổi tự nhiên.
- Do sự biến đổi trong khí quyển Trái Đất.
- Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và phần ánh sáng chiếu lên Mặt Trăng thay đổi.
- Do sự biến đổi trong cấu trúc nội bộ của Mặt Trăng.
Câu 3. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?
- Một ngày
- Một tuần
- Một tháng
- Một năm
Câu 4. Thời gian thay đổi giữa các hình dạng của Trăng là bao lâu?
- Một ngày
- Một tuần
- Một tháng
- Hai tuần
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chọn từ thích hợp điển vào chỗ "..." trong câu sau:
Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
(1) vệ tinh (2) phát ra (3) phản xạ. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Khi mặt trời – mặt trăng – trái đất thẳng hàng (nằm trên cùng 1 đường thẳng) theo đúng thứ tự trên thì mặt trăng che khuất ánh sáng từ mặt trời đến trái đất (có thể một phần hoặc toàn phần) khi đó trên trái đất có phần không nhận được ánh sáng từ mặt trời. Đó là hiện tượng nhật thực (một phần hoặc toàn phần) |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi nào chúng ta nhìn thấy Trăng tròn?
- Khi phần lớn phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi không có ánh sáng chiếu lên Mặt Trăng.
Câu 2. Khi nào chúng ta nhìn thấy Trăng khuyết?
- Khi phần lớn phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- Khi không có ánh sáng chiếu lên Mặt Trăng.
Câu 3. Vì sao có những ngày chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng?
- Do Mặt Trăng ẩn mình vào đám mây.
- Do ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
- Do Mặt Trăng bị chen kín bởi các hành tinh khác.
- Do đèn đường phố làm che mất Mặt Trăng.
Câu 4. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?
- Do Mặt Trăng quay quanh trục của mình.
- Do Mặt Trăng có hình dạng lưỡi liềm.
- Do Mặt Trăng hình khối cầu.
- Do Mặt Trăng có màu sắc đặc biệt.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống
trái đất cùng phía mặt trăng
Khi mặt trăng ở (1) ............. với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía (20........... cho nên chúng ta không nhìn thấy (3)...................... Đó là ngày không trăng
Câu 2. Tại sao Mặt Trăng không phải là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
B |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
(1) cùng phía (2) trái đất (3) mặt trăng |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Mặt Trăng không phải là một hành tinh trong hệ Mặt Trời vì: - Các vật thể quay xung quanh hành tinh gọi là vệ tinh. => Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất nên nó là một vệ tinh, không phải hành tinh. |
3 điểm |