Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 38: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 38: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚCI. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ
  • B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân
  • C. Giọt mưa đang rơi
  • D. Bạn Na đóng đinh vào tường

Câu 2. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
  • C. Cả A và B
  • D. Tay cầm một ly nước

Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. sự tiếp xúc
  • B. sự va chạm
  • C. sự đẩy, sự kéo
  • D. sự tác dụng 

Câu 4. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Lực của tay giương cung
  • B. Lực của tay mở cánh cửa
  • C. Lực của nam châm hút viên bi sắt
  • D. Lực của búa đóng đinh ngập vào tường 

Câu 5. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …

  • A.Dãn ra.
  • B.Lực đàn hồi
  • C.Trong lực
  • D.Cân bằng lẫn nhau

Câu 6. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Người thợ đóng cọc xuống đất
  • B. Viên đá rơi
  • C. Nam châm hút viên bi sắt
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 7. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.

  • A.Lực đàn hồi
  • B.Khối lượng
  • C.Lực cân bằng
  • D.Trọng lượng

Câu 8. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  • A. Cô gái nâng cử tạ
  • B. Cầu thủ chuyền bóng
  • C. Nam châm hút quả bi sắt
  • D. Cả A và B

Câu 9. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm

  • A. Là hai lực cân bằng
  • B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây
  • C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực
  • D. Cùng phương, cùng chiều nhau

Câu 10.  Cầu thủ dùng chân đá vào quả bóng thì:

  • A. Chỉ có lực của chân tác dụng vào quả bóng.
  • B. Chỉ có lực của quả bóng tác dụng vào chân.
  • C. Có lực tác dụng vào quả bóng và lực tác dụng vào chân.
  • D. Không có lực nào xuất hiện.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCACC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADDAC



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng đặt gần nhau gọi là:

  • A. lực đẩy
  • B. lực tiếp xúc
  • C. lực không tiếp xúc
  • D. lực ma sát

Câu 2. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  • A. Cô gái nâng cử tạ
  • B. Cầu thủ chuyền bóng
  • C. Nam châm hút quả bi sắt
  • D. Cả A và B

Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  • A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao
  • B. Một vận động viênn nhảy dù rơi trên không trung
  • C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành
  • D. Quả táo rơi từ trên cây xuống

Câu 4. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. không có sự tiếp xúc
  • B. không có sự va chạm
  • C. không có sự đẩy, sự kéo
  • D. không có sự tác dụng

Câu 5. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một…

  • A.Lực uốn
  • B.Lực kéo
  • C.Lực hút
  • D.Lực nâng

Câu 6. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm

  • A. Là hai lực cân bằng
  • B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây
  • C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực
  • D. Cùng phương, cùng chiều nhau

Câu 7. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

  • A. Lực cả Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà
  • B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
  • C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn
  • D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Câu 8. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa
  • B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng
  • C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn
  • D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm

Câu 9. Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Hình b
  • B. Hình c
  • C. Hình b và c
  • D. Hình a và d

Câu 10. Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

  • A. Lực đẩy
  • B. Lực tiếp xúc
  • C. Lực không tiếp xúc
  • D. Lực ma sát

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDCCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABCDC

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu khái niệm và đặc điểm của lực va chạm.

Câu 2 ( 4 điểm). Trong ngành chế tạo, làm thế nào chúng ta có thể tận dụng lực tiếp xúc để cải thiện quy trình sản xuất?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.  - Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.  - Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đinh hoặc có thể rất nhỏ, như các phân tử khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Kiểm soát quy trình gia công: Sử dụng lực tiếp xúc để kiểm soát việc gia công và làm mát vật liệu gia công có thể tối ưu hóa chính xác và hiệu suất trong quy trình sản xuất.  - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Lực tiếp xúc có thể được áp dụng để điều chỉnh áp lực và sức căng trong quy trình sản xuất, giúp đảm bảo chất lượng.  - Tối ưu hóa quá trình tự động hóa: Bằng cách sử dụng lực tiếp xúc trong thiết bị tự động hóa, chúng ta có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thời gian chuyển đổi giữa các sản phẩm khác nhau.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Em hãy phân biệt lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Câu 2 ( 4 điểm). Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là lực tiếp xúc, trường hợp nào là lực không tiếp xúc?

1. Vận động viên nâng tạ

2. Người đang chơi gofl

3. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

4. Nam châm hút quả bi sắt


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chọn đáp án đúng. Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?

  • A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
  • B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
  • C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
  • D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 2. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

  • A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn
  • B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh
  • C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
  • D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm

Câu 3. Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

  • A.Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
  • B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
  • C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
  • D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động. 

Câu 4. Chọn câu trả lời đúng?

Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?

  • A. Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  • B. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  • C. Lực không tiếp xúc, làm biến dạng
  • D. Lực tiếp xúc, làm biến dạng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Câu 2: Trong những trường hợp dưới đây, lực nào tác dụng lên vật? Trong những lực đó, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?

  • a. Tay của Lan đột nhiên giãn ra
  • b.Hai thanh nam châm đẩy nhau ra

Câu 1. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên năng tạ.
  • B. Người dọn hàng đấy thùng hàng trên sản.
  • C. Giọt mưa đang rơi
  • D. Bạn Na đóng định vào tường.

Câu 2. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

  • A. Người thợ đóng cọc xuống đất
  • B. Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa
  • C. Nam châm hút viên bi sắt
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 3. Chọn đáp án chính xác nhất?

  • A. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • B. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • C. Vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  • D. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực

Câu 4. Khi thả một quả bóng cao su từ trên cao, hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn:

- Thả quả bóng cao su ra.  - Thả quả bóng cao su ra.

- Bóng đang rơi.  - Bóng đang rơi.

- Bóng chạm sàn nhà.  - Bóng chạm sàn nhà.

- Bóng nảy lên.  - Bóng nảy lên.

Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nào lực tác dụng lên quả bóng là lực tiếp xúc và làm thay đổi chuyển động?

  • A. Thả quả bóng cao su ra.
  • B. Bóng đang rơi.
  • C. Bóng chạm sàn nhà.
  • D. Bóng nảy lên

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Lực tiếp xúc là gì? Lấy 2 ví dụ

Câu 2. Gió thổi khiến cánh hoa tung bay. Cánh hoa chịu tác dụng của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc nào?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay