Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 44: chuyển động nhìn thấy của mặt trăng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 44: chuyển động nhìn thấy của mặt trăng . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:
- A. Các thiên thể
- B. Các sao
- C. Các hành tinh
- D. Mặt Trời
Câu 2. Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là:
- A. Các hình dạng của Mặt Trăng
- B. Các pha của Mặt Trời
- C. Các pha của Mặt Trăng
- D. Sự phản chiếu ánh sáng mặt trời
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
- A. Ánh sáng
- B. Hình ảnh
- C. Bóng
- D. Hình chiếu
Câu 4. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?
- A. Vì Mặt Trăng hình vuông
- B. Vì Mặt Trăng hình tròn
- C. Vì Mặt Trăng hình khối cầu
- D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó
Câu 5. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?
- A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- C. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
- D. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 6. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:
- A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng
- B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
- C. Mặt Trăng là một ngôi sao
- D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Câu 7. Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
- A.1
- B.2
- C.4
- D.3
Câu 8. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
- A. Mặt Trời
- B. Mặt Trăng
- C. Trái Đất
- D. Ánh sáng
Câu 9. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
- A. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
- B. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
- C. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- D. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất
Câu 10. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do:
- A. Hình dạng của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian
- B. Ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau
- C. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lúc nhiều, lúc ít
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | A | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | B | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
- A. khoảng hai tuần
- B. khoảng ba tuần
- C. khoảng 1 tuần
- D. khoảng 1 tháng
Câu 2. Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
- A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
- B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
- C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
- D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.
Câu 3. Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là:
- A. Mặt Trời
- B. Mặt Trăng
- C. Hỏa tinh
- D. Bầu trời
Câu 4. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?
- A. Khoảng nửa tháng
- B. Khoảng 1 tháng
- C. Khoảng 2 tháng
- D. Khoảng 3 tháng
Câu 5. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Mặt Trăng là ___(1)___ tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự ___(2)___ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng ___(3)___ánh sáng mặt trời.
- A. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
- B. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
- C. (1) hành tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
- D. (1) vệ tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
Câu 6. Chỉ ra sự giống nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.
- A.Trăng bán nguyệt
- B.Trăng tròn
- C.Trăng lưỡi liềm
- D.Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
- B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
- C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 8. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
- A.Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
- B.Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
- C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
- D.Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 9. Chọn đáp án đúng?
- A. Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
- B. Mặt Trăng phát ra ánh sáng
- C. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
- D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 10. Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thứ tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng
- A. (8), (7), (5), (4), (3), (6), (2), (1)
- B. (8), (5), (7), (3), (6), (4), (2), (1)
- C. (8), (7), (5), (3), (4), (6), (2), (1)
- D. (8), (5), (3), (4), (6), (1), (2), (7)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | B | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | C | D | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Ban đêm nhìn Mặt Trăng rõ hơn ban ngày. Giải thích.
Câu 2 ( 4 điểm). Em biết gì về nhật thực và nguyệt thực?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Vì chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. - Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày. | 3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Đứng quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Khi đó, Trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. - Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng bị che khuất bởi Trái Đất và trên Mặt Trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. | 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). So sánh Trăng khuyết đầu tháng và Trăng khuyết cuối tháng
Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được các nhận định đúng.
Cột A | Cột B | |
1. Mặt Trăng | A. 29 ngày | |
2. Mặt Trời | B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng. | |
3. Trên Trái Đất | C. không phát sáng như Mặt Trời. | |
4. Tuần trăng gần bằng | D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều. |
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm | |||||||||
Câu 1 (6 điểm) |
| 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm | |||||||||
Câu 2 ( 4 điểm) | 1-C 2-D 3-B 4-A | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
- C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
- D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
- A. Tốc độ lớn hơn
- B. Tốc độ nhỏ hơn
- C. Cùng tốc độ
- D. Tốc độ không thay đổi
Câu 3. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
- A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
- D. Cả B và C
Câu 4. Quan sát hình vẽ và cho biết tên của các hình dạng Mặt Trăng có trong hình lần lượt là?
- A. Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
- B. Trăng tròn, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
- C. Không Trăng, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
- D. Không Trăng, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chọn từ thích hợp điển vào chỗ "..." trong câu sau:
Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | D | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | (1) vệ tinh (2) phát ra (3) phản xạ. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Khi mặt trời – mặt trăng – trái đất thẳng hàng (nằm trên cùng 1 đường thẳng) theo đúng thứ tự trên thì mặt trăng che khuất ánh sáng từ mặt trời đến trái đất (có thể một phần hoặc toàn phần) khi đó trên trái đất có phần không nhận được ánh sáng từ mặt trời. Đó là hiện tượng nhật thực (một phần hoặc toàn phần) | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
- A. Trăng khuyết đầu tháng.
- B. Trăng khuyết cuối tháng.
- C. Trăng lưỡi liềm.
- D. Trăng bán nguyệt.
Câu 2. Chọn đáp án đúng?
- A. Mặt Trăng là một vệ tinh của Mặt Trời.
- B. Mặt Trăng là một hành tinh của Trái Đất.
- C. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.
- D. Mặt Trăng là một ngôi sao.
Câu 3. Tại sao Mặt Trăng lại có những hình dạng khác nhau?
- A. Vì Mặt Trăng thường thay đổi màu sắc.
- B. Vì phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng có diện tích khác nhau theo thời gian.
- C. Vì Mặt Trăng thường bị mưa và tuyết che phủ.
- D. Vì Mặt Trăng không có ánh sáng riêng.
Câu 4. Thời gian Mặt Trăng quay quanh trái Đất một vòng hết bao lâu?
- A. 15 ngày
- B. 29,5 ngày
- C. 365 ngày
- D. 24 giờ
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống
trái đất cùng phía mặt trăng
Khi mặt trăng ở (1) ............. với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía (20........... cho nên chúng ta không nhìn thấy (3)...................... Đó là ngày không trăng
Câu 2. Tại sao Mặt Trăng không phải là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | C | B | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | (1) cùng phía (2) trái đất (3) mặt trăng | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Mặt Trăng không phải là một hành tinh trong hệ Mặt Trời vì: - Các vật thể quay xung quanh hành tinh gọi là vệ tinh. => Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất nên nó là một vệ tinh, không phải hành tinh. | 1.5 điểm 1.5 điểm |