Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 39: biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 39: biến dạng của lò xo. Phép đo lực. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 39: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO. PHÉP ĐO LỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công dụng của lực kế là:

  • A. Đo khối lượng của vật.
  • B. Đo trọng lượng riêng của vật.
  • C. Đo lực
  • D. Đo khối lượng riêng của vật. 

Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
  • B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
  • C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
  • D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 3. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

  • A. Lực kế
  • B. Nhiệt kế
  • C. Tốc kế
  • D. Đồng hồ 

Câu 4. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …

  • A. Dãn ra.
  • B. Lực đàn hồi
  • C. Trong lực
  • D. Cân bằng lẫn nhau

Câu 5.  Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính là:

  • A. Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo
  • B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
  • C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
  • D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế 

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng
  • B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng
  • C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng
  • D. Lực kế là dụng cụ để đo lực

Câu 7. Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  • A. Biến dạng của lò xo
  • B. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  • C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  • D. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

Câu 8. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết

  • A. khối lượng của vật bằng 20g
  • B. khối lượng của vật bằng 40g
  • C. khối lượng của vật bằng 200g
  • D. khối lượng của vật bằng 400g 

Câu 9. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

  • A. khối lượng của vật bằng 2 g
  • B. trọng lượng của vật bằng 2 N
  • C. khối lượng của vật bằng 1 g
  • D. trọng lượng của vật bằng 1 N

Câu 10. Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó. Hỏi độ dãn của hai lò xo có như nhau không?

  • A. Như nhau
  • B. Khác nhau
  • C. Có thể như nhau hoặc khác nhau
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDAAC
CCâu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDADBC



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lực kế là dụng cụ dùng để đo:

  • A. Khối lượng.
  • B. Độ giãn của lò xo.
  • C. Chiều dài của lò xo.
  • D. Lực.

Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: Độ dãn của lò xo treo theo phương … tỉ lệ với khối lượng vật treo.

  • A. Thẳng đứng
  • B. Nằm ngang
  • C. Nằm nghiêng
  • D. Nghiêng một góc 450 

Câu 3. Chọn câu trả lời sai?

  • A.Mọi vật đều có khối lượng.
  • B.Trọng lượng của một vật thay đổi theo độ cao.
  • C.Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó.
  • D.Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó. 

Câu 4. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa

  • A. Trọng lượng của vật bằng 300g
  • B. Trọng lượng của vật bằng 400g
  • C. Trọng lượng của vật bằng 3N
  • D. Trọng lượng của vật bằng 4N  

Câu 5. Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự như nào?

(1) Lựa chọn lực kế phù hơp

(2) Ước lượng giá trị lực cần đo

(3) Thực hiện phép đo

(4) Hiệu chỉnh lực kế

(5) Đọc và ghi kết quả đo

  • A. (1), (2), (3), (4), (5).
  • B. (2), (1). (3), (4), (5).
  • C. (2), (1). (4), (3), (5).
  • D. (1), (2). (4), (3), (5). 

Câu 6. “Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo …. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo ….”

  • A. biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.
  • B. dãn ra, ngắn lại
  • C. biến dạng, ngắn lại
  • D. nén lại, dài ra

Câu 7. Cho các thao tác sau:

a) Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế

b) Hiệu chỉnh lực kế

c) Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo d) Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

e) Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị. Sắp xếp các thao tác sử dụng đúng thứ tự khi thực hiện phép đo lực

  • A. b – d – c – a – e
  • B. b – d – a – c – e
  • C. d – b – a – c – e
  • D. d – b – c – a –e

Câu 8. Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:

  • A. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực
  • B. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực
  • C. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc 600
  • D. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang

Câu 9. Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn là bao nhiêu?

  • A. Lò xo bị nén 2 cm
  • B. Lò xo bị dãn 2 cm
  • C. Lò xo bị dãn 7 cm
  • D. Lò xo bị nén 7 cm

Câu 10. Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

  • A. 30 cm
  • B. 40 cm
  • C. 37,5 cm
  • D. 17,5 cm

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDACCC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánACABC



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Lò xo có những ưu và nhược điểm gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số ứng dụng của lò xo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Ưu diểm:  + Lò xo có khả năng chịu lực nén và lực kéo tốt.  + Lò xo có khả năng hấp thụ chấn động và rung động tốt.  + Nó có độ bền cao.  + Lò xo lưu trữ năng lượng bên trong nó.  + Lò xốc thiết kế đơn giản và dễ sản xuất.  + Lò xo là một thiết bị ko cần bảo trì, bảo dưỡng.  - Nhược điểm:  + Lò xo sau một thời gian sử dụng sẽ bị thay đổi hinh dạng và sự ổn định.  + Khi lò xo phải chịu một tải trọng lớn hơn mức chịu đựng của nó, nó sẽ bị vênh.  + Khi lò xo bị vỡ, nó rất khó sửa chữa. Buộc phải thay thế lò xo mới.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ngày nay, lò xo được ứng dụng rất rộng rãi trong các chi tiết máy móc công nghiệp và dân dụng. Một số ví dụ như:

 - Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường  - Giảm xóc xe cộ  - Phát âm (chuông, loa phóng thanh...)  - Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)  - Công tắc điện  - Bám giữ vật (kẹp quần áo)  - Bút bi

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các bước đo lực bằng lực kế.

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu chức năng của lò xo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Các bước đo lực bằng lực kế:

 - Ước lượng giá trị lực cần đo;  - Lựa chọn lực kế phù hợp;  - Hiệu chỉnh lực kế;  - Thực hiện phép đo;  - Đọc và ghi kết quả đo.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Hấp thụ các chấn động hay rung động như lò xo đệm giường, lò xo dùng trong xe ô tô.  - Tác dụng lực vào phanh và bộ ly hợp để dừng xe.  - Lò xo dùng để lưu trữ năng lượng như trong đồng hồ, đồ chơi

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 18 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

  • A. Nén một đoạn 3 cm
  • B. Dãn một đoạn 3 cm
  • C. Nén một đoạn 2 cm
  • D. Dãn một đoạn 2 cm  

Câu 2. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

  • A. 45 cm
  • B. 40 cm
  • C. 50 cm
  • D. 55 cm 

Câu 3. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

  • A. 10,4 cm
  • B. 8 cm
  • C. 8,4 cm
  • D. 7 cm

Câu 4. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây:

m (g)20405060
/ cm22?25?

Số thích hợp trong dấu ? lần lượt là:

  • A. 23 và 26
  • B. 24 và 26
  • C. 24 và 28
  • D. 24,5 và 26,5

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: : Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý gì?

Câu 2: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý:

 + Hiệu chỉnh lực kế.  + Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.  + Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.  + Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

           0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi treo một quả cân lò xo dãn thêm:

22-20=2 cm

Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

2 x 3 = 6 cm

1.5 điểm

1.5 điểm

             

 



 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?

  • A. 0,5 cm
  • B. 1,5 cm
  • C. 1 cm
  • D. 2 cm 

Câu 2. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu lò xo một vật có khối lượng 1kg. Nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị mấy niutơn (N)?

  • A. 0,5 N
  • B. 2 N
  • C. 1 N
  • D. 1,5 N 

Câu 3. Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra bao nhiêu?

  • A. 3 cm
  • B. 2 cm
  • C. 1 cm
  • D. 1,5 cm

Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

  • A. 12 cm
  • B. 16 cm
  • C. 17 cm
  • D. 14 cm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

Khi trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị ..........., chiều dài của nó ............ Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại ............ chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.

Câu 2. Hãy tìm ra 4 vật trong số các vật sau đây có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo

a.Qủa bóng cao sue. Hòn đá
b. Cái bình sứg. Cây tre
c. Dây cao suh. Miếng kính
d. Lưỡi cưai. Cái tẩy

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBADD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị .....dãn ra......, chiều dài của nó ....tăng lên........ Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại .....bằng....... chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo là: quả bóng cao su, dây cao su, cây tre, cái tẩy

 

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay