Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 45: hệ mặt trời và ngân hà

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời bài 45: hệ mặt trời và ngân hà. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 45: HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

  • A. Thủy tinh
  • B. Kim tinh
  • C. Mộc tinh
  • D. Hỏa tinh 

Câu 2. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?

  • A. Hệ Mặt Trời
  • B. Thiên Hà
  • C. Ngân Hà
  • D. Thái Dương hệ  

Câu 3. Trong hệ Mặt Trời bao gồm:

  • A. Mặt Trời
  • B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
  • C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
  • D. Cả 3 phương án trên  

Câu 4. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…” Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

  • A. hành tinh - vệ tinh
  • B. vệ tinh - vệ tinh
  • C. thiên thể - thiên thể
  • D. vệ tinh - thiên thể 

Câu 5. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

  • A. Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
  • B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
  • C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
  • D. Đáp án khác

Câu 6. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
  • B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
  • C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
  • D. Cả 3 phát biểu trên  

Câu 7. Mặt Trời là một

  • A. vệ tinh
  • B. ngôi sao
  • C. hành tinh
  • D. sao băng

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
  • B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
  • D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.  

Câu 9. Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời?

  • A. Thủy tinh
  • B. Trái Đất
  • C. Kim tinh
  • D. Mộc tinh

Câu 10. Chu kì quay quanh Mặt Trời của Hỏa tinh được gọi là một năm Hỏa tinh. Em hãy cho biết một năm Hỏa tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?

  • A. 365 ngày
  • B. 224 ngày
  • C. 600 ngày
  • D. 687 ngày

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABCAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBCCD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong Hệ Mặt Trời, từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ

  • A. Nhất. 
  • B. Nhì.
  • C. Ba.     
  • D. Tư.

Câu 2. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…” Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …

  • A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất
  • B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời
  • C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng
  • D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao  

Câu 3. Thiên hà là?

  • A. Một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.
  • B. Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.
  • C. Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.
  • D. Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

Câu 4. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

  • A. Thiên Vương tinh
  • B. Hải Vương tinh
  • C. Diêm Vương tinh
  • D. Thổ tinh 

Câu 5. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là

  • A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
  • B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
  • C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
  • D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

Câu 6. Tên thiên hà của chúng ta là:

  • A. Mặt Trời
  • B. Mặt Trăng
  • C. Ngân Hà
  • D. Hành tinh

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vũ trụ?

A .Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

  • B. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.
  • C. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.
  • D. Là khoảng không gian vô tận chửa các vệ tinh.

Câu 8. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

  • A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.
  • B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
  • C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
  • D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

Câu 9. Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

  • A. Trái Đất, Mộc tinh, Hải Vương tinh
  • B. Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh
  • C. Trái Đất, Mộc tinh, Thiên Vương tinh
  • D. Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh

Câu 10. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời là do:

  • A. Các hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trăng
  • B. Các hành tinh tự phát ra ánh sáng
  • C. Các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng rồi phản xạ đến Trái Đất
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBDCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCADCC



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Em biết gì về Thiên Hà của chúng ta?

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau.  - Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vẫn được gọi là Thiên Hà. Thiên Hà của chúng ta có tên là Milky Way hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Ngân Hà. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa chứa vài trăm tỉ ngôi sao, trong đó có Mặt Trời.  - Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.  - Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.  - Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời?

Câu 2 ( 4 điểm). Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây khi nói về Ngân Hà?

STTPhát biểuĐánh giá
1Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà. 
2Dải Ngân Hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy. 
3Từ Trái đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà. 
4Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà đồng thời chuyển động cùng Ngân Hà. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì:

 - Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.  - Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.

=> Các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời.

=> Ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

STTPhát biểuĐánh giá
1Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà.S
2Dải Ngân Hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy.Đ
3Từ Trái đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.S
4Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà đồng thời chuyển động cùng Ngân Hà.Đ

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

  • A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
  • B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.
  • C. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.
  • D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh

Câu 2. Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

  • A. Kim tinh
  • B. Thổ tinh
  • C. Hỏa tinh
  • D. Thủy tinh

Câu 3. Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.
  • B. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.
  • C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
  • D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. 

Câu 4. Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

  • A. sao đôi
  • B. sao chổi
  • C. sao băng
  • D. sao siêu mới

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không? 

Câu 2: Hành tinh nào trong hệ mặt trời tự quay quanh trục của nó nhanh nhất

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACCC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy.  - Nó chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 km/s và tự quay quanh lõi của mình.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Mộc tinh tự quay một bòng quanh trục cua rnos chỉ hết 9 giờ 55 phút. Đây là thời gian tự quay nhanh nhất trong số các hành tinh trong hệ mặt trời

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là ____. Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó _____. Các từ còn thiếu lần lượt là:

  • A. giống nhau, càng nhỏ
  • B. khác nhau, càng lớn
  • C. giống nhau, càng lớn
  • D. khác nhau, càng nhỏ

Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là ____. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là ____, hành tinh xa Mặt Trời nhất là ____. Các từ còn thiếu lần lượt là:

  • A. giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh
  • B. khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh
  • C. khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh
  • D. giống nhau, Kim tinh, Thiên Vương tinh

Câu 3. Hệ Mặt Trời chia thành mấy nhóm?

  • A. Một nhóm
  • B. Hai nhóm
  • C. Ba nhóm
  • D. Bốn nhóm

Câu 4. Khoảng cách giữa các hành tinh và chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh giống hay khác nhau?

  • A. Khoảng cách giống nhau, chu kì giống nhau
  • B. Khoảng cách khác nhau, chu kì giống nhau
  • C. Khoảng cách giống nhau, chu kì khác nhau
  • D. Khoảng cách khác nhau, chu kì khác nhau

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nhìn từ Trái Đất, Ngân Hà vào ban đêm trông sẽ như thế nào?

Câu 2. Có người nói: “Sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời.” Theo em câu nói trên có đúng không? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Vào ban đêm, ta quan sát được ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao.  - Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Câu nói trên là sai vì:

 - Sao là các thiên thể tự phát sáng,  - Sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà được nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

=> Chúng chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay