Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 42: bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 42: bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 42: BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng
- A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
- B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác
- C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
- D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác
Câu 2. Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?
- A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
- B. Để điều hòa ở mức dưới 200C
- C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
- D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh
Câu 3. Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
- A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện
- B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học
- C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm
- D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ
Câu 4. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ … này sang … khác”.
- A. Vật – vật
- B. Bộ phận – bộ phận
- C. Loại – loại
- D. Chỗ - chỗ
Câu 5. Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng không hiệu quả?
- A. Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên để ở chế độ chờ.
- B. Sử dụng điện mặt trời trong trường học
- C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,...
- A. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng
- B. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng
- C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
- D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Câu 7. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?
- A. Động năng sang thế năng và ngược lại
- B. Động năng sang nhiệt năng và ngược lại
- C. Động năng sang năng lượng âm và ngược lại
- D. Thế năng sang nhiệt năng và ngược lại
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động,
- A. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
- B. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.
- C. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.
- D. Phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng.
Câu 9. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
- A. Quả bóng bị Trái Đất hút
- B. Quả bóng đã bị biến dạng
- C. Thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
- D. Một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
Câu 10. Quan sát hình vẽ và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
- A. Điện năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.
- B. Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.
- C. Nhiệt năng là có ích và quang năng là hao phí.
- D. Quang năng là có ích và điện năng là hao phí
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | D | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | A | D | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?
- A. Năng lượng ánh sáng
- B. Cơ năng
- C. Năng lượng nhiệt
- D. Năng lượng âm
Câu 2. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
- A. Luôn được bảo toàn
- B. Luôn tăng thêm
- C. Luôn bị hao hụt
- D. Tăng giảm liên tục
Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …
- A. Âm
- B. Hao phí
- C. Cơ năng
- D. Ánh sáng
Câu 4. Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
- A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
- B. Để điều hòa ở mức 260C
- C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
- D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
Câu 5. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
- A.Chuyển động.
- B.Phát sáng.
- C.Đổi màu.
- D.Nóng lên.
Câu 6. Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành
- A. Năng lượng nhiệt.
- B.Năng lượng ánh sáng.
- C. Năng lượng hóa học.
- D. Năng lượng điện.
Câu 7. Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin?
- A. Cơ năng
- B. Nhiệt năng
- C. Hóa năng
- D. Quang năng
Câu 8. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:
- A. Nồi cơm điện
- B. Bàn là điện.
- C. Tivi.
- D. Máy bơm nước.
* Cho hình ảnh sử dụng trong câu hỏi 2,3. Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong.
Câu 9. Chọn đáp án sai?
- A. Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần
- B. Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí B
- C. Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí C
- D. Khi viên bi chuyển động từ vị trí B sang vị trí C thì động năng giảm dần
Câu 10. Chọn đáp án đúng?
- A. Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần
- B. Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần
- C. Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | B | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | D | C | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Năng lượng có ích là gì? Năng lượng hao phí là gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Chu trình biến đổi của nước biển ( nước bay hơi tạo thành mây, mây tạo thành mưa rơi xuống, nước ở đất chảy qua sông về biển) có kèm sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Trong quá trình sử dụng năng lượng, thì luôn có một phần năng lượng là có ích và một phần năng lượng là hao phí. - Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích. - Phần năng lượng ban đầu chuyển thành năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | Quang năng=> Nhiệt năng=> Thế năng=> Động năng | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng có sự chuyển hóa hóa năng thành cơ năng và nhiệt năng, năng lượng âm thanh. Năng lượng nào là hao phí, năng lượng nào là có ích? Giải thích.
Câu 2 ( 4 điểm). Hãy nêu những dụng cụ hay thiết bị mà khi chúng ta hoạt động thì điện năng đã được chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Phần năng lượng chuyển hóa thành cơ năng là có ích, vì phần năng lượng này được chuyển hóa theo đúng mục đích sử dụng của chúng ta, giúp xe ô tô có thể chuyển động được. - Phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng là hao phí, vì phần năng lượng này được chuyển hóa không đúng mục đích sử dụng của chúng ta, chỉ có tác dụng làm nóng động cơ ô tô chứ không giúp ô tô chuyển động. - Phần năng lượng chuyển hóa thành âm thanh khi động cơ nổ là hao phí, gây ra tiếng ồn. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | Điện năng chuyển hóa thành động năng: quạt năng Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bếp điện Điện năng chuyển hóa thành quang năng: bóng đèn Điện năng chuyển hóa thành hóa năng: acquy, pin | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chọn đáp án sai? Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?
- A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
- B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…
- C. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
- A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
- B. Nước trên đập cao chảy xuống.
- C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
- D. Cả ba trường hợp trên
Câu 3. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin?
- A. Cơ năng.
- B. Nhiệt năng.
- C. Hoá năng.
- D. Quang năng.
Câu 4. Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?
- A. Nhiệt năng
- B. Quang năng
- C. Động năng
- D. Thế năng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:
Năng lượng không tự (1)............. cũng không tự ,mất đi, nó chỉ (2)..................... từ vật này sang vật khác (3)................. từ dạng này sang dạng khác
Câu 2: Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này chứng tỏ điều gì? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | D | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | (1) sinh ra (2) truyền (3) chuyển hóa | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quang. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy cung cấp. Nghĩa là năng lượng vẫn được bảo toàn | 1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
- A. Điện năng sang nhiệt năng
- B. Nhiệt năng sang điện năng
- C. Cơ năng sang nhiệt năng
- D. Nhiệt năng sang cơ năng
Câu 2. Những biện pháp dưới đây:
a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.
c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
d) Bật tivi xem cả ngày.
e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng
g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm
Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?
- A. a, b, c, d
- B. a, b, c
- C. a, b, c, g
- D. a, b, c, e
Câu 3. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
- A. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
- B. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
- C. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 4. Có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào khi búa đống đinh, làm định bị ngập vào gỗ?
- A. Năng lượng đã chuyển hóa từ động năng sang quang năng
- B. Năng lượng đã chuyển hóa từ động năng sang cơ năng
- C. Năng lượng đã chuyển hóa từ cơ năng sang quang năng
- D. Năng lượng đã chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn?
Câu 2. Em hãy giải thích vì sao khi mà dao người ta thường nhúng dao vào nước
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | A | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Qua truyền nhiệt: Nhiệt độ môi trường làm đá tan thành nước. Qua tác dụng lực: Cái búa đưa lên càng cao càng làm cho chiếc đinh đâm sâu vào tường. | 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Khi mài dao, do ma sát giữa dao và đá mài nên dao đã thực hiện công ( phần năng lượng trao đổi giữa các vật) và nóng lên, nhiệt nnagw tăng ( làm dao nóng lên). Vì vậy người ta phải làm giảm nhiệt năng đó bằng cách nhúng dao vào nước | 3 điểm |