Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 41: Năng lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời Bài 41: Năng lượng . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 40: LỰC MA SÁT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?

  • A. Động năng
  • B. Thế năng
  • C. Hóa năng
  • D. Quang năng

Câu 2. Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là:

  • A. Động năng
  • B. Thế năng
  • C. Nhiệt năng
  • D. Quang năng

Câu 3. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  • A. Thế năng
  • B. Động năng
  • C. Nhiệt năng
  • D. Cơ năng  

Câu 4. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?

  • A. Cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, …
  • B. Năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích
  • C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo
  • D. Năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm

Câu 5. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

  • A. Chuyển động.
  • B. Phát sáng.
  • C. Đổi màu.
  • D. Nóng lên.

Câu 6. Dạng  năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

  • A. Thế năng trọng trường
  • B. Thế năng đàn hồi
  • C. Nhiệt năng
  • D. Quang năng

Câu 7. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  • A. Thế năng đàn hồi và động năng
  • B. Thế năng hấp dẫn và động năng
  • C. Nhiệt năng và quang năng
  • D. Năng lượng âm và hóa năng  

Câu 8. Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

  • A. Ánh sáng
  • B. Âm thanh
  • C. Nhiệt do máy tính phát ra
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng
  • C. Chỉ có động năng và thế năng
  • D. Chỉ có động năng

Câu 10. Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?

  • A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
  • B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B.
  • C. Bật trở lại vị trí ban đầu.
  • D. Nóng lên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCABCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBDAA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. Nhiệt năng
  • B. Thế năng đàn hồi
  • C. Thế năng hấp dẫn
  • D. Động năng 

Câu 2.Vật liện nào sau đây không phải là nhiên liệu?

  • A. Xăng
  • B. Dầu
  • C. Nước
  • D. Than  

Câu 3. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.  

Câu 4. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng nước.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng Mặt Trời.
  • D. Năng lượng từ than đá. 

Câu 5. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

  • A. Nhiệt và ánh sáng
  • B. Nhiệt và năng lượng hóa học
  • C. Nhiệt và năng lượng âm
  • D. Quang năng và năng lượng âm 

Câu 6. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • C. Chỉ có động năng và thế năng.
  • D. Chỉ có động năng. 

Câu 7. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

  • A. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học
  • B. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng
  • C. Cơ năng đã chuyển hóa thành thế  năng
  • D. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 8. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

  • A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
  • B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.
  • C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.
  • D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động. 

Câu 9. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.

  • A. Thế năng
  • B. Động năng
  • C. Cơ năng
  • D. Nhiệt năng

Câu 10. Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Chọn đáp án sai?

  • A. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
  • B. Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b
  • C. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau
  • D. Cả A và B đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCCADA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADDCC



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Năng lượng được phân loại theo tiêu chí nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu khái niệm năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo được dùng để thay thế cái gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân, ...  - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:  + Năng lượng chuyển hoá toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.  + Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân, địa nhiệt, ...  - Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hoá thạch.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thuỷ triều, sóng,...  - Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.

2 điểm

2 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày khái niệm các dạng năng lượng.

Câu 2 ( 4 điểm). Lấy ví dụ về một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng  - Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.  - Những vật như lò xo, dây cao su, ... khi bị biến dạng sẽ có năng lượng gọi là thế năng đàn hồi.  - Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, ... phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.  - Cốc nước nóng, hòn than đang cháy, ... có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.  - Hoá năng là năng lượng do quá trình biến đổi hoá học tạo ra.  

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là liên tục, vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng...  - Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn: năng lượng trong cục pin, năng lượng trong ắc quy; năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá,...

2 điểm

2 điểm

 



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

  • A. Than đá
  • B. Hơi nước
  • C. Gas
  • D. Khí đốt

Câu 2. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho

  • A. Khả năng sinh công.   
  • B. Lực tác động lên vật.
  • C. Khối lượng của vật. 
  • D. Công mà vật chịu tác động.

Câu 3. Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành

  • A. Năng lượng nhiệt.
  • B. Năng lượng ánh sáng.
  • C. Năng lượng hóa học.
  • D. Năng lượng điện.

Câu 4. Người ta phân loại năng lượng theo những tiêu chí nào?

  • A. Theo nguồn tạo ra năng lượng
  • B. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
  • C. Theo mức độ ô nhiễm môi trường
  • D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: a) Thế nào là nhiệt năng của một vật?

b) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?

Câu 2: Những dạng năng lượng nào có mặt trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBAAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất.

b) Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Truyền nhiệt và thực hiện công

Truyền nhiệt có 3 cách: dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vì khúc gỗ ở trên cao nên nó có thế năng, nó đang chuyển động xuống dưới nên nó có động năng. Mặt khác, khi trượt xuống, nó ma sát với mặt phẳng nghiêng nên nó có nhiệt năng.

3 điểm

 



 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng khí đốt
  • B. Năng lượng gió
  • C. Năng lượng thủy triều
  • D. Năng lượng mặt trờ

Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

  • A.Mũi tên được bắn đi từ cung.
  • B.Nước trên đập cao chảy xuống.
  • C.Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
  • D. Cả ba trường hợp trên

Câu 3. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  • A. Cốc nước nóng, Mặt Trời, pin.
  • B. Acquy, xăng dầu, Mặt Trời.
  • C. Pin, thức ăn, xăng dầu.
  • D. Thức ăn, acquy, ngọn lửa.  

Câu 4. Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:

  • A. Cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, …
  • B. Năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích
  • C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo
  • D. Năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Chọn những từ thích hợp để hoàn thành câu

Lực           biến dạng        năng lượng          tăng

Dùng tay nén một lò xo, khi lò xo (1)......... sẽ có năng lượng đàn hồi. Khi lò xo bị nén nhiều thì  (2)........... đàn hồi của nó sẽ càng (3)................. lò xo sẽ bị nén càng nhiều thì (4)................ đàn hồi tác dụng lên tay càng mạnh

Câu 2. a) Động năng là gì? Nêu đặc điểm của động năng?

b) Lấy ví dụ về vật có động năng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

(1) biến dạng

(2) năng lượng

(3) tăng

(4) lực

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

a) Động năng là dạng năng lượng của vật có khi vật chuyển động mà có. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Khối lượng và vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn.

b) Ví dụ về vật có động năng: Xe ô tô đang chuyển động trên đường; Viên đạn đang bay; Một người đang chạy…

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay