Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng?

  1. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
  2. Mắt đặt ngoài không khí nhìn thấy con cá trong bể nước.
  3. Mắt nhìn thấy bóng cây trong sân trường.
  4. Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?

  1. Ánh sáng mặt trời tạo ra hiện tượng quang hợp.
  2. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
  3. Ánh sáng mặt trời làm pin quang điện hoạt động.
  4. Ánh sáng mặt trời làm nóng bếp mặt trời.

Câu 3: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

  1. Hình (1)
  2. Hình (2)
  3. Hình (3)
  4. Hình (4)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng?

  1. Góc phản xạ bằng góc tới.
  2. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
  3. Tia phản xạ luôn song song với tia tới.
  4. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán?

  1. Ánh sáng chiếu đến mặt gương.
  2. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng.
  3. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng.
  4. Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng.

Câu 6: Trong các hình sau đây, hình nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 8: Chỉ ra phát biểu sai.

  1. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương.
  2. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ
    ánh sáng.
  3. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại
    điểm tới.
  4. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 9: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?

  1. i’ = 400.
  2. i’ = 300.
  3. i’ = 450.
  4. i’ = 500.

Câu 10: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?

  1. 900
  2. 300
  3. 600
  4. 700

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

D

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

B

C


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng

  1. lớn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
  2. bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
  3. nhỏ khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
  4. Cả A, B, C.

Câu 2: Pháp tuyến là

  1. Đường chiếu tới mặt gương 1 góc 600.
  2. Đường xiên góc với mặt gương.
  3. Đường vuông góc với mặt gương.
  4. Đường chiếu tới mặt gương 1 góc 300.

Câu 3: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

  1. Ảnh của vật ngược chiều.
  2. Ảnh của vật cùng chiều.
  3. Không quan sát được ảnh của vật.
  4. Ảnh của vật quay một góc bất kì.

Câu 4: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là: 

  1. Góc tới 
  2. Góc phản xạ
  3. Góc khúc xạ 
  4. Góc tán xạ

Câu 5: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?

  1. Góc phản xạ bằng góc tới 
  2. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới 
  3. Góc phản xạ lớn hơn góc tới 
  4. Góc phản xạ bằng nửa góc tới

Câu 6: Trong các hình sau đây, hình nào là hiện tượng phản xạ khuếch tán?

Câu 7: Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo tính chất ảnh của vật đối xứng qua gương phẳng?

  1. Cả A và C.

Câu 8: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:

  1. 300
  2. 600
  3. 900
  4. 00

Câu 9: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:

  1. 600
  2. 900
  3. 300
  4. 500

Câu 10: Pháp tuyến là

  1. A. Đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới.
  2. Đường thẳng song song với gương.
  3. Đường thẳng trùng với tia sáng tới.
  4. Đường thẳng vuông góc với tia sáng tới.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

C

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

D

A

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Làm thế nào âm thanh có thể được truyền từ môi trường nước ra môi trường không khí?

Câu 2 ( 4 điểm). Các vật dẫn âm như nước và kim loại ảnh hưởng đến sự truyền âm trong không khí như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Phản xạ và lệch hướng: Khi âm thanh từ môi trường nước chạm đến bề mặt giao giữa giữa nước và không khí, một phần âm thanh sẽ bị phản xạ trở lại trong nước và một phần sẽ được truyền vào không khí. Sự lệch hướng và phản xạ này sẽ tạo điều kiện cho âm thanh có thể truyền ra khỏi môi trường nước và vào môi trường không khí.

- Thay đổi độ mạnh của âm: Âm thanh khi chuyển từ nước ra không khí có thể trải qua sự giảm độ mạnh do sự chênh lệch môi trường truyền. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của âm thanh khi nó ra khỏi môi trường nước.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Các vật dẫn âm như nước và kim loại có ảnh hưởng đáng kể đến sự truyền âm trong không khí thông qua các cơ chế sau:

- Dẫn âm tốt hơn: Nước và kim loại là hai loại vật dẫn âm tốt hơn so với không khí. Khi âm thanh gặp phải vật liệu dẫn âm, nó sẽ truyền qua các vật liệu này nhanh hơn và giữ được độ mạnh lớn hơn, so với việc truyền qua không khí. Điều này giúp cho âm thanh có thể đi xa hơn và giữ được chất lượng tốt hơn.

- Giảm hấp thụ âm: Khả năng hấp thụ âm của nước và kim loại ít hơn so với không khí, nên khi âm thanh truyền qua các vật liệu này, nó không bị giảm độ mạnh do hấp thụ âm như khi truyền qua không khí.

- Giao thoa và tán sắc: Trong trường hợp của kim loại và nước, không có các hiện tượng giao thoa và tán sắc âm mạnh như khi truyền qua không khí, do đó âm thanh có thể duy trì độ mạnh tốt hơn khi truyền qua các vật liệu này.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán.

Câu 2 ( 4 điểm). Sử dụng kiến thức về tán xạ ánh sáng để giải thích tại sao bầu trời xanh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Phản xạ

Phản xạ khuếch tán

- Xảy ra trên bề mặt các vật nhẵn bóng như gương, mặt nước,…

- Các tia phản xạ song song nhau

- Ta nhìn thấy được hình ảnh của vật.

- Xảy ra trên bề mặt các vật không nhẵn bóng như thảm len…

- Các tia phản xạ không song song

- Ta không nhìn thấy được hình ảnh của vật.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Bầu trời xanh vào ban ngày: Ánh sáng mặt trời chứa đủ các màu sắc khác nhau, từ màu đỏ đến màu tím. Khi ánh sáng từ mặt trời đi qua bầu khí quyển, các phân tử khí trong không khí tán xạ ánh sáng, đặc biệt là các phân tử khí nhẹ như không khí và khí nitơ. Nguyên lý tán xạ Rayleigh cho rằng dải màu có bước sóng ngắn hơn (như màu xanh dương) sẽ bị tán xạ nhiều hơn so với dải màu có bước sóng dài hơn. Do đó, màu xanh dương tán xạ nhiều hơn và lan truyền khắp không gian, tạo ra sự hiện diện rõ ràng của màu xanh trong bầu trời ban ngày.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có thể dựng ảnh của một vật qua gương phẳng bằng cách?

  1. Sử dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
  2. Áp dụng định luật phản xạ khuếch tán.
  3. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
  4. Cả A và B.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

  1. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  2. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  3. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  4. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 3: Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng: 

  1. Tán xạ ánh sáng 
  2. Khúc xạ ánh sáng 
  3. Phản xạ ánh sáng
  4. Nhiễu xạ ánh sáng 

Câu 4: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì?

Câu 2: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Tính góc tới và góc phản xạ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ta có: i = i' (theo định luật phản xạ ánh sáng); i+i' = 90o

=> i = i' = 45o

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

  1. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  2. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  3. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  4. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 2: Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng: 

  1. Tán xạ ánh sáng 
  2. Khúc xạ ánh sáng 
  3. Phản xạ ánh sáng
  4. Nhiễu xạ ánh sáng 

Câu 3: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? 

  1. Mặt tờ giấy trắng. 
  2. Mặt hồ nước trong 
  3. Màn hình tivi 
  4. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat

Câu 4 : Chiếu một tia sáng SI hợp với phương nằm ngang một góc 600 như hình vẽ. Tia phản xạ IR nằm thẳng đứng có chiều truyền từ trên xuống dưới.

 

Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới.

  1. 1200
  2. 1500
  3. 1400
  4. 900
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 2. Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ hay tán xạ? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ cũng sẽ bằng góc tới.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ vì bề mặt ánh sáng chiếu tới bằng phẳng, nhìn thấy hình rõ nét.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay