Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ảnh ảo là
- Ảnh không thể nhìn thấy được.
- Ảnh tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế.
- Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.
- Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật.
Câu 2: Ảnh của một vật qua gương phẳng là
- Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
- Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
- Ảnh thật, ngược chiều với vật.
- Ảnh thật, cùng chiều với vật.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?
- Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt.
- Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
- Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng?
- Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
- Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Câu 5: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
- Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
- Khi S’ là nguồn sáng
- Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
- Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Câu 6: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
- 45cm
- 54cm
- 27cm
- 37cm
Câu 7: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 1m. Khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S là:
- 1m
- 0,5m
- 1,5m
- 2m
Câu 8: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.
- không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật
- d < d’
- d > d’
- d = d’
Câu 9: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng. Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc α thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu?
- 1/2 α
- 2α
- α
- 4α
Câu 10: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60o. Hãy tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.
- 40o
- 20o
- 90o
- 60o
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
D |
C |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
- Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
- Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
- Vì ảnh ảo là vật sáng.
- Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 2: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật .
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.
Câu 3: Ảnh ảo là gì?
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn
Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
- Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
- Không hứng được trên màn
- Hứng được trên màn và lớn bằng vật
- Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là
- Ảnhthật, cùng chiều và nhỏ hơn vật
- Ảnhthật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương
- Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương
- Ảnhảo, ngược chiều, lớn hơn vật
Câu 6: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
- Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
- Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
- Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
- Vì có ánh sáng đi từ vật vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Câu 7: Điền từ thích hợp vào ô trống:
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng … khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
- nhỏ hơn
- Lớn hơn
- Bằng
- Lớn hơn hoặc bằng
Câu 8: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
- Khi S’ là nguồn sáng
- Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
- Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
- Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
Câu 9: Em hãy cho biết vị trí tạo ảnh ảo của điểm S khi phản xạ trên gương M trong hình sau:
- Vị trí số 1
- Vị trí số 2
- C. Vị trí số 4
- Vị trí số 3
Câu 10: Trên hinh vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’là:
- Vị trí 2
- Vị trí 3
- Vị trí 4
- Vị trí 5
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
A |
B |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Một người đứng trước, cách gương phẳng 1 m. Có một chậu cây ở phía sau cách người 1 m. Ảnh của chậu cây tạo bởi gương phẳng cách nơi người đó đứng bao nhiêu mét?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao khi đặt vật gần sát gương hơn, ảnh của nó qua gương phẳng sẽ trở nên lớn hơn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Khoảng cách từ chậu cây đến gương phẳng là: 1 + 1 = 2 (m) => Ảnh của chậu cây sau gương là 2 m => Ảnh của chậu cây tạo bởi gương cách nơi người đó đứng: 1 + 2 = 3 (m) |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Khi một vật tới gần gương, các tia sáng từ điểm trên vật sẽ phản xạ gần nhau hơn và đến mắt quan sát với một góc lớn hơn, gây ra ấn tượng rằng hình ảnh của vật lớn hơn so với vật gốc. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Đặt một cây nến (1) trước gương, sau khi thắp sáng cây nến đó ta thấy cây nến (2) trong gương cũng sáng. Giải thích.
Câu 2 ( 4 điểm). Chúng ta đã ứng dụng hiểu biết về ảnh của vật qua gương phẳng vào cuộc sống hàng ngày và trong ngành công nghiệp như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Sau khi thắp sáng nến (1), nhìn vào gương, ta có cảm giác như nến (2) cũng sáng lên vì ánh sáng của nến (1) chiếu đến gương, khi đến gương thì ánh sáng đó hắt lại vào mắt ta nên ta có thể nhìn thấy ảnh của nến (1) mà nến (1) đang được thắp sáng nên ảnh nến (2) cũng dường như đang sáng. |
6 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Trong thiết bị quang học: Gương phẳng được sử dụng trong các hệ thống quang học để phản xạ và điều chỉnh hướng của ánh sáng trong các thiết bị y tế, máy quang học và ống kính. - Trong thiết bị điện tử: Gương phẳng được sử dụng trong các thiết bị điện tử như máy ảnh, máy quay phim và màn hình hiển thị để phản xạ hình ảnh và điều kiện để người sử dụng có thể quan sát hình ảnh một cách dễ dàng. - Trong công nghiệp quảng cáo và trình diễn: Gương phẳng được sử dụng để tạo hiệu ứng quảng cáo đặc biệt và ánh sáng trong các sân khấu, trình diễn và các sự kiện giải trí, tạo điểm nhấn cho các sản phẩm và diễn ra sự kiện. - Trong ngành sản xuất: Gương phẳng được sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm, trong việc kiểm tra và điều chỉnh kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt của sản phẩm công nghiệp. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?
- Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
- Hứng được trên màn và lớn hơn vật
- Không hứng được trên màn và bé hơn vật
- Hứng được trên màn và lớn bằng vật
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng Khi soi gương, ta thấy?
- Ảnh ảo ở sau gương
- Ảnh thật ở trước gương
- Ảnh ảo ở trước gương
- Ảnh thật ở sau gương
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?
- Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương
- Ta không thể thấy được vật ở phía bên kia tấm kính
- Nhìn vào tấm kính ta thấy được các vật ở phía sau nó
- Gương phẳng và tấm kính phẳng để tao được ảnh của vật đặt trước chúng
Câu 4: Một gương phẳng đặt nghiêng một góc 450 so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng nhất:
- Là chum ánh sáng hội tụ
- Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới
- Là chum ánh áng phân kì
- Gồm các tia sáng không cắt nhau
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu các bước dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Câu 2: So sánh độ lớn của ảnh với độ lớn của vật. Ảnh của chữ “MAN” qua gương phẳng là chữ gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
B |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. - Ảnh của một vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. - Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật. Vì vật và ảnh đối xứng nhau qua gương phẳng nên ảnh của chữ “MAN” là chữ “NAM”. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do guwowg phẳng tạo ra, người ta dung các cách sau đây?
- Dùng máy ảnh để chụp ảnh của nó
- Dùng máy quay phim
- Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo
- Dùng màn chắn để hứng
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này.
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này.
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này.
D.Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này.
Câu 3: Một người đứng trước gương, cách gương 2m. Ảnh của người này cách gương bao nhiêu?
- 1m
- 2m
- 3m
- 4m
Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
- 3m
- 3,2m
- 1,6m
- 1,5m
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Câu 2. Nêu ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng. So sánh khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng với khoảng cách từ vật đến gương phẳng
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
B |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. - Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật. - Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Ví dụ: Ảnh của em bé qua gương phẳng. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương |
1.5 điểm 1.5 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (2 tiết)