Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 cánh diều (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn Lịch sử 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong lịch sử, Biển Đông được coin là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư giữa:

A. Trung Quốc và Nhật Bản.

B. Trung Quốc và Đông Á.

C. Ấn Độ và Nam Á.

D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 2. Hai cảng lớn nhất Biển Đông là:

  1. cảng Xin – ga – po và cảng Hồng Kông.
  2. B. cảng Xu – ma – tơ – ra và cảng Vân Đồn.
  3. cảng Xin – ga – po và cảng Xun – đa.
  4. cảng Hồng Kông và cảng Đà Nẵng.

Câu 3. Đảo Phú Qúy thuộc hệ thống đảo nào?

A. Đảo tiền tiêu.

B. Đảo lớn.

C. Đảo ven bờ.

D. Đào xa bờ.

Câu 4. Vùng biển Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo lớn nhỏ?

A. 4 000 đảo.

B. 2 000 đảo.

C. 4 500 đảo.

D. 1 000 đảo.

Câu 5. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nào sau đây?

  1. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
  2. Dịch vụ hàng hải và chăm sóc khách hàng.
  3. Dịch vụ hàng hải và đánh bắt hải sản.
  4. Khai thác tài nguyên khoáng sản.

Câu 6. Đảo nào dưới đây không thuộc 8 cụm đảo Trường Sa?

  1. Đảo Song Tử.
  2. Đảo Phú Lâm.
  3. Đảo Trường Sa.
  4. Đảo Sinh Tồn.

Câu 7. Khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên băng cháy lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế:

A. titan.

B. diricon

C. thiếc.

D. dầu khí

Câu 8. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam ngoài vị trí chiến lược về kinh tế, còn có vị trí chiến lược về:

A. văn hóa – xã hội.

B. giao thông vận tải..

C. quốc phòng – an ninh.

D. khoa học – kĩ thuật.

    Câu 9. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo:

  1. tổng lượng hàng hóa thương mại vận chuyển hằng năm.
  2. tổng lượng khách du lịch hằng năm.
  3. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm.
  4. tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng thuyền hằng năm.

Câu 10. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi:

  1. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới.
  2. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.
  3. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới.
  4. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.

Câu 11. Đối với lĩnh vực giao thông trên biển, vị trí quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thuận lợi gì?

  1. Xây dựng các trạm thông tin, dừng chân, tiếp nhiên liệu cho các tàu.
  2. Xây dựng các tuyến phòng thủ nhiều tầng bảo vệ đất liền.
  3. Nuôi trồng, chế biến thủy sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản.
  4. Xây dựng các khu bảo tồn, trung tâm nghiên cứu sinh vật biển.

Câu 12. Ở Việt Nam, những cảng lớn nào sau đây được xây dựng dọc bờ biển giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế?

  1. Cảng Đồng Nai, cảng Đà Nẵng, cảng Long An.
  2. Cảng Vũng Áng, cảng Hà Nội, cảng Hội An.
  3. Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn.
  4. Cảng Long Bình, cảng Hưng Yên, cảng Cam Ranh.

Câu 13. Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía:

  1. đông, tây và tây nam.
  2. đông, nam và tây nam.
  3. tây, bắc và đông nam.
  4. tây, bắc và đông nam.

Câu 14. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đầu thế kỉ XVIII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên?

A. Đội Hoàng Sa.

B. Đội Trường Sa.

C. Đội Bắc Hải.

D. Cảnh sát biển.

Câu 15. Công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?

  1. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
  2. Hoàng Việt Dư địa chí.
  3. Đại Nam thực lực.
  4. Phủ biên tạp lục.

Câu 16. Dưới thời nhà Nguyễn, các đôi dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đông?

  1. Khai thác sản vật và ứng chiến với nạn cướp biển.
  2. Xây dựng cột mốc chủ quyền.
  3. Vẽ bản đồ.
  4. Buôn bán.

Câu 17. Ai là người lập ra đội Bắc Hải?

  1. Chúa Nguyễn Phúc Chu.
  2. Vua Minh Mạng.
  3. Vua Bảo Đại.
  4. Vua Khải Định.

Câu 18. Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?   

  1. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  3. C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định.
  4. Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa.

Câu 19. Ý nào sau đây thể hiện tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng, an ninh của hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông?

  1. Góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghiệp quốc phòng.
  2. Là căn cứ để Việt Nam khai thác tài nguyên biển, đảo.
  3. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  4. Là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

  1. Góp phần phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt kinh tế biển.
  2. Có tiềm năng góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển.
  3. Có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo.
  4. Ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chính trị và kinh tế của khu vực.

Câu 21. Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

A. 2260 km.

B. 3260 km.

C. 2360 km.

D. 3620 km.

Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”?

A. Đảo Lý Sơn.

B. Đảo Phú Quốc.

C. Côn Đảo.

D. Đảo Cát Bà.

Câu 23. Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghãi như thế nào?

  1. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
  2. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
  3. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
  4. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Câu 24. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì:

  1. địa bàn chiến lược quan trọng nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới.
  2. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
  3. khu vực giao thông của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
  4. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
  2. Theo em, việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Việt Nam có thể phát triển những ngành kinh tế trọng điểm nào liên quan đến Biển Đông? Theo em cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế đó?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

8

2

1 ý

2

12

1 ý

5

Việt Nam và Biển Đông

8

2

2

ý 2

1

12

1

5

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

ý 1

4

ý 1

0

1

24

2

10,0

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

24

2

 

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết trong lịch sử Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư giữa hai nước nào.

- Nhận biết hai cảng lớn nhất Biển Đông.

- Nhận biết vùng biển Việt Nam có bao nhiều đảo lớn nhỏ

- Nhận biết đảo Phú Qúy thuộc hệ thống đảo nào.

- Nhận biết thế mạnh về ngành kinh tế của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Nhận biết đảo nào không thuộc 8 cụm đảo của quần đảo Trường Sa.

- Nhận biết nguồn năng lượng sẽ bị băng cháy thay thế.

- Nhận biết chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ngoại vị trí chiến lược kinh tế.

8

C1, C2, C4, C3, C5, C6, C7, C8

Thông hiểu

- Tìm hiểu nguyên nhân Biển Đông giữ vị trí tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới.

- Tìm hiểu đặc điểm của các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông.

- Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế trọng điểm.

2

1 ý

C9, C10

C1 (TL)

Vận dụng

- Tìm hiểu thuận lợi của vị trí quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đối với lĩnh vực giao thông trên biển.

-  Lí giải nguyên nhân Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước trên thế giới.

2

C11, C24

Vận dụng cao

Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết những cảng lớn được xây dựng dọc bờ biển, giữ vai trò đầu mới vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.

- Nhận biết ba phía Việt Nam giáp với Biển Đông.

- Nhận biết tổ chức có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. 

- Nhận biết công trình địa lí và lịch sử nào đã ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam. 

- Nhận biết nhiệm vụ mà đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải thực hiện dưới triều Nguyễn.

-  Nhận biết người thành lập đội Bắc Hải.

- Nhận biết những địa phương có thể xây dựng cảng nước sâu.

- Nhận biết bờ biển nước ta kéo dài bao nhiêu km?

8

C12, C13, C14, C15, C16, C17,

C18, C 21.

Thông hiểu

- Tìm ý thể hiện tầm qian trọng của chiến lược về quốc phòng, an ninh của hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông.

- Tìm ý không đúng vai trò của quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2

C19, C20

Vận dụng

- Tìm hiểu đảo được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Tìm hiểu ý nghĩa Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn.

- Nêu ý nghĩa Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

2

1 ý

C22, C23

C1

(TL)

Vận dụng cao

Nêu và tìm biện pháp để phát triển hiệu quả các ngành kinh tế có thể phát triển liên quan đến Biển Đông ở Việt Nam.

1

C2

(TL)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay