Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 cánh diều (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Lịch sử 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc hệ thống đảo nào?

A. Đảo tiền tiêu.

B. Đảo lớn.

C. Đảo ven bờ.

D. Đảo xa bờ.

Câu 2. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

Ở Biển Đông có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới từ xưa đến nay. Như eo biển Ma – lắc – ca là hành lang hàng hải chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, Trung Đông, Nam Âu”.

  1. Biển Đông giữ vị trí tuyến giao thông đường biển huyết mạch.
  2. Biển Đông là một phần quan trọng kết nối phương Đông và phương Tây.
  3. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới.
  4. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của các nước khu vực châu Á đều đi qua Biển Đông.

Câu 3. Đâu không phải là một trong các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền Biển Đông?

  1. Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
  2. Các Sách Trắng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo luật pháp quốc tế.
  3. Luật Biên giới quốc gia.
  4. Luật Dân quân tự vệ.

Câu 4. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là:

  1. In – đô – nê – xi – a.
  2. Thái Lan.
  3. Việt Nam.
  4. Lào.

Câu 5. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế?

  1. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hòa bình Xan Phran – xi – xcô năm 1951.
  2. Hiệp định Pa – ri năm 1973.
  3. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
  4. Hiến chương ASEAN.

Câu 6. UNCLOS là cụm từ viết tắt theo tiếng Anh của văn bản pháp luật nào sau đây liên quan đến vấn đề biển đảo?

A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

   B. Luật Biển Việt Nam

C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.  

   D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông.  

Câu 7. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

“Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành các hệ thống … (1) (Thổ Chu, Phú Quôc, Côn Đảo…)... (2)(Cô Tô, Cát Bà…),… (3) các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện Bạch Long Vĩ…) và … (4). (Hoàng Sa và Trường Sa).

  1. (1) – đảo tiền tiêu, (2) – các đảo lớn, (3) – các đảo ven bờ, (4) – hai quần đảo xa bờ.
  2. (1) – đảo tiền tiêu, (2) – các đảo ven bờ, (3) – các đảo lớn, (4) – hai quần đảo xa bờ.
  3. (1) – đảo xa bờ (2) – các đảo ven bờ, (3) – các đảo lớn, (4) – hai quần đảo tiền tiêu.
  4. (1) – đảo ven bờ, (2) – các đảo tiền tiêu, (3) – các đảo lớn, (4) – hai quần đảo xa bờ.

Câu 8. Điều kiện nào khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông?

  1. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, đảo san hô.
  2. Có một số đảo rất gần với lục địa của Việt Nam.
  3. Có ngư dân thuộc nhiều nước đến sinh sống.
  4. Nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch đa dạng.

Câu 9. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa văn hóa giữa:

A. Việt Nam và Trung Quốc.

B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo .

C. Ấn Độ và Việt Nam.

D. Trung Quốc và Đông Nam Á.

Câu 10. Đâu không phải là một trong các tập bản đồ của triều đại quân chủ Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

A. An Nam đại quốc họa đồ.

B. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ.

C. Đại Nam thực lục.

D. Đại Nam thống nhất toàn đồ.

Câu 11. Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ.

B. Bản đồ, tư liệu lịch sử.

C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền.

D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử.

Câu 12. Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là:

A. Vạn Lý Trường Sa

B. Vạn Lý Hoàng Sa.

C. Bãi Cát Vàng.

D. vùng Đất Vàng.

Câu 13. Ý nào dưới đây đúng về vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông?

  1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác.
  2. Biển Đông không có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
  3. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông án ngữ các tuyến đường vận tải biển quốc tế quan trọng.
  4. Biển Đông có tài nguyên đất đai để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 14. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

A. Châu Á và châu Phi.

B. Châu Âu và châu Úc.

C. Châu Á và châu Âu.

D. Châu Phi và châu Âu.

   Câu 15. Hằng năm, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được tổ chức ở tỉnh nào?

A. Quãng Ngãi.

B. Khánh Hòa.

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ninh.

Câu 16. Đâu không phải là một trong tám cụm đảo thuộc quần đảo Trường Sa?

A. Thám Hiểm.

B. Tri Tôn.

C. Sinh Tồn.

D. Bình Nguyên.

Câu 17. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?

  1. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
  2. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.
  3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
  4. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 18. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là gì?

  1. Phát triển lâm nghiệp.
  2. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
  3. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy.
  4. Xây dựng cơ sở hậu cần – kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế.

Câu 19. Một trong những cảng biển nằm gần eo biển Ma-lắc-ca, sầm uất và hiện đại nhất ở Biển Đông là:

A. Cảng Đà Nẵng.

B. Cảng Xin-ga-po.

C. Cảng Ku-an-tan.

D. Cảng Bu-san.

Câu 20. Chủ trương nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông hiện nay là:

A. Đấu tranh hòa bình.

B. Bạo lực cách mạng.

C. Khởi nghĩa vũ trang.

D. Kết hợp hòa bình và bạo động.

Câu 21. Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa) được xây dựng để tưởng nhớ:

  1. Những chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 1988.
  2. Chiến sĩ quân đội Việt Nam thất bại trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
  3. Các chiến sĩ chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  4. Những chiến sĩ hải quân Việt Nam chuyên trách thực thi chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Câu 22. Theo Luật Biển Việt Nam (năm 2012), khi tiến hành bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?

  1. Bộ công an.
  2. Bộ Tư pháp.
  3. Tòa án nhân dân.
  4. Bộ ngoại giao.

 Câu 23. Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

  1. Nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  2. Đây là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Âu.
  3. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn sinh vật biển.
  4. Đây là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 24. DOC là cụm từ viết tắt theo tiếng Anh của văn bản pháp luật nào liên quan đến vấn đề biển đảo, được kí kết giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc?

A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

B. Luật Biển Việt Nam.

C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông.

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.
  2. Theo em, tác động vị trí địa lí, khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông?

Câu 2 (1,0 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?... Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên... Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Từ câu nói trên, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của Biển Đông đối với đất nước?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

4

4

1 ý

4

12

 1 ý

5

Việt Nam và Biển Đông

4

1 ý

4

4

1

12

1

5

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

24

2

 

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc hệ thống đảo nào.

- Nhận biết các khu vực có giao lưu văn hóa qua Biển Đông.

- Trình bày được hai châu lục có Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch.

- Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4

C1, C9, C14, C18

Thông hiểu

- Nêu được nội dung đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.

- Tìm được ý đúng về vị trí tầm quan trọng của Biển Đông.

- Xác định được cụm đảo không thuộc quần đảo Trường Sa.

- Trình bày được vị trí chiến lược quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

4

C2, C13, C16, C17

Vận dụng

- Điền được thông tin vào đoạn tư liệu.

- Trình bày được điều kiện khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông.

- Nêu được tên một trong những cảng biển nằm gần eo biển Ma-lắc-ca, sầm uất và hiện đại nhất ở Biển Đông.

- Lí giải vì sao các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông.

-  Tác động vị trí địa lí, khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông.

4

1 ý

C7, C8, C19, C23

C1

(TL)

Vận dụng cao

Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

- Nhận biết tên gọi khác của quần đảo Hoàng Sa.

- Nhận biết văn bản quy định Việt Nam là quốc gia ven biển có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

- Nhận biết văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề biển đảo có tên viết tắt là UNCLOS.

4

C4, C12, C5, C6

Thông hiểu

- Tìm được văn bản pháp luật không được sử dụng để khẳng định chủ quyền Biển Đông.

- Tìm được ý không phải là một trong các tập bản đồ của triều đại quân chủ Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Trình bày được những tư liệu đã góp phần khẳng định Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kì quân chủ.

Trình bày được chủ trương nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông hiện nay

- Nêu tầm quan trong của Biển Đông trong an ninh – quốc phòng.

4

1 ý

C3, C10, C11, C20

C1

(TL)

Vận dụng

- Nêu được tên địa phương tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

- Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa).

- Nêu được văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề biển đảo, được kí kết giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, viết tắt theo tiếng Anh là DOC.

- Tìm hiểu Bộ có trách nhiệm thẩm quyền xử lí khi tiến hành bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền nước ngoài có vi phạm pháp luật, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

4

C15, C21, C24, C22

Vận dụng cao

Nêu ý kiến cá nhân về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh.

1

C2

(TL)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay