Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 cánh diều (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Lịch sử 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU  

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phía đông bắc, Biển Đông nối liền:

  1. biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan.
  2. biển A – đa – man thuộc Ấn Độ Dương thông qua các eo biển Xin – ga – po và Ma – lắc – ca.
  3. biển Gia – va qua eo biển Ca – li – man – tan.
  4. biển Phi – líp – pin thuộc Thái Bình Dương qua eo biển Lu – dông.

Câu 2. Biển Đông có bao nhiêu loài sinh vật cư trú?

  1. 11 000 loài sinh vật.
  2. 6 000 loài sinh vật.
  3. 10 000 loài sinh vật.
  4. 2 0 38 loài sinh vật.

Câu 3. Đảo nào dưới đây thuộc quần đảo Trường Sa là đảo cao nhất?

  1. Đảo Ba Đình.
  2. Đào Song Tử Tây.
  3. Đảo Trường Sa.
  4. Đào Thuyền Chài.

Câu 4. Hai nhóm đào lần lượt của quần đảo Hoàng Sa là:

  1. nhóm An Vĩnh và nhóm Thám Hiểm.
  2. nhóm An Bĩnh và nhóm Lưỡi Liềm.
  3. nhóm Phú Lâm và nhóm Linh Côn.
  4. nhóm Phú Lâm và nhóm Lưỡi Liềm.

Câu 5. Câu 5. Nội dung nào không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở Biển Đông?

  1. Đa dạng sinh học cao.
  2. Có bồn trũng chứa dầu khí lớn.
  3. Chứa lượng lớn tài nguyên khí đốt.
  4. Địa bàn chiến lược quan trọng.

Câu 6. Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với Biển Đông?

  1. Nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng.
  2. Vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực.
  3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
  4. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn.

Câu 7. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?

  1. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
  2. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.
  3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
  4. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 8. Nội dung nào không thể hiện vị trí chiến lược của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

  1. Nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới.
  2. Được nhiều nước quan tâm và là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng.
  3. Có 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất của châu Á.
  4. Nhiều nước trong khu vực có kinh tế phụ thuộc vào Biển Đông.

Câu 9. Tháng 9/1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Hòa bình Xan Phran-xi-xcô.

B. Hội nghị  Pốt-xđam.

C. Hội nghị Giơ-ne-vơ.

D. Hội nghị Pa-ri.

Câu 10. Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

  1. Nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  2. Đây là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Âu.
  3. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn sinh vật biển.
  4. Đây là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 11. Những loại hình tranh chấp nào sau đây hiện đang tồn tại ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?

  1. Tranh cháp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng.
  2. Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng miền.
  3. Tranh chấp về vùng lãnh thổ đới với các quốc gia.
  4. Tranh chấp về khai thác thủy sản trên Biển Đông.

Câu 12. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:

“Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự dịch chuyển của trung tâm kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương,……….(1) ………. càng có tầm quan trọng và ……….(2) ………. trọng yếu”.

  1. (1). biển, đảo; (2). tầm quan trọng chiến lược.
  2. (1). Biển Đông; (2). vị thế địa chiến lược trọng yếu.
  3. (1). phát triển kinh tế biển; (2). vai trò.
  4. (1). Biển; (2). tầm quan trọng.

Câu 13. Văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam?

  1. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
  2. Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
  3. Luật Hàng hải năm 2005.
  4. Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Câu 14. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế?

  1. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hòa bình Xan Phran – xi – xcô năm 1951.
  2. Hiệp định Pa – ri năm 1973.
  3. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
  4. Hiến chương ASEAN.

Câu 15. Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thời gian nào sau đây?

A. Thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XIX.

    Câu 16. Hội nghị quốc tế nào đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  1. Hội nghị Giơ – ne – vơ.
  2. Hội nghị Pốt – xđam.
  3. Hội nghị Pa – ri.
  4. Hội nghị Xan Phran – xi – xcô.

Câu 17. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

  1. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  2. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  3. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  4. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 18. Trong những năm 1954 – 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc:

  1. cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.
  2. công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
  3. phản đối các hành động chiếm đóng trái phép đảo Ba Đình của Đài Loan.
  4. sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Tuy Phước (Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay).

Câu 19. Điều kiện nào khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông?

  1. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, đảo san hô.
  2. Có một số đảo rất gần với lục địa của Việt Nam.
  3. Có ngư dân thuộc nhiều nước đến sinh sống.
  4. Nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch đa dạng.

Câu 20. Điền từ vào chỗ chấm vào đoạn trích sau:

“Biển Đông cũng là con đường giao thương giữa các vùng trong ... (1) và giữa Việt Nam với thị trường …. (2). Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam …. (3) và … (4) với các nền văn hóa khác”.

  1. (1) – cả nước, (2) – khu vực và quốc tế, (3) – giao lưu, (4) – hội nhập.
  2. (1) – cả nước, (2) – khu vực và quốc tế, (3) – hội nhập, (4) – giao lưu.
  3. (1) – khu vực và quốc tế, (2) – cả nước, (3) – giao lưu, (4) – hội nhập.
  4. (1) – khu vực và quốc tế, (2) – cả nước, (3) – hội nhập, (4) – giao lưu.

Câu 21. Ý nào sau đây không phải là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?

  1. Giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
  2. Thực hiện các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền ở Biển Đông.
  3. Tăng cường phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng an ninh trên biển.
  4. Kiên quyết dùng vũ lực để đánh trả lại bất cứ hoạt động tranh chấp trên Biển Đông.

Câu 22. Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền:

  1. Việt Nam Cộng hòa.
  2. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  3. C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
  4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 23. Theo Luật Biển Việt Nam (năm 2012), khi tiến hành bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?

  1. Bộ công an.
  2. Bộ Tư pháp.
  3. Tòa án nhân dân.
  4. Bộ ngoại giao.

Câu 24. Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?

  1. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
  2. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
  3. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
  4. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Chứng minh nguồn tài nguyên thiên nhiên biển Đông đa dạng và phong phú.
  2. Ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số hoạt động học sinh có thể thực hiện để góp phần bảo vệ biển đảo Việt Nam?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

4

1 ý

4

1 ý

4

12

1

6

Việt Nam và Biển Đông

4

4

4

1

12

1

4

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

24

2

 

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết sự tiếp giáp phía đông bắc Biển Đông.

- Nhận biết số lượng loài sinh vật cư trú ở Biển Đông. 

- Nhận biết đảo cao nhất quần đảo Trường Sa.

- Nhận biết hai nhóm đảo, đá, bãi cạn của quần đảo Hoàng Sa.

4

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu

- Tìm nội dung không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở Biển Đông.

- Tìm vai trò quan trọng của các đảo và quần đảo đối với Biển Đông.

- Tìm hiểu vị trí chiến lược quan trọng mà quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm của Biển Đông.

- Tìm nội dung không đúng thể hiện vị trí chiến lược của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.  

4

C5, C6, C7, C8,

Vận dụng

- Lí giải vì sao các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông.

- Tìm hiểu những loại hình tranh chấp hiện đang tồn tại tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

- Điền được thông tin vào đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.

- Trình bày được điều kiện khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông.

4

C10, C11, C12, C19

Vận dụng cao

Nêu một số hoạt động học sinh có thể thực hiện để góp phần bảo vệ biển đảo Việt Nam

1

C2

(TL)

Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

- Nhận biết văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển Việt Nam và điều chính các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam.

- Nhận biết văn bản quy định Việt Nam là quốc gia ven biển có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

- Nhận biết thời gian Việt Nam thực hiện xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Nhận biết hội nghị tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.

4

1 ý

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu

- Ý nghĩa của việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp trong cuộc đấu tranh bảo vệ thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

- Tìm việc làm không phải của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tìm hiểu hội nghị tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

- Điền từ vào chỗ trống.

4

C17, C18, C9, C20,

Vận dụng

- Nêu ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

- Tìm hiểu Bộ có trách nhiệm thẩm quyền xử lí khi tiến hành bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền nước ngoài có vi phạm pháp luật, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

- Tìm hiểu ý nghĩa mà Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn.

- Tìm ý không đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

- Tìm hiểu chính quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa những năm 1975 đến nay.

4

1 ý

C23,

C24, C21, C22

C1

(TL)

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay