Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn sinh học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ứng động là

  • A. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.
  • B. hình thức phản ứng của rễ cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
  • C. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
  • D. hình thức phản ứng của rễ cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 2: Các tín hiệu từ tế bào que và tế bào nón có thể truyền trực tiếp đến

  • A. tế bào lưỡng cực, tế bào amacrine.          B. tế bào hạch, tế bào amacrine.
  • C. tế bào ngang, tế bào hạch.                       D. tế bào ngang, tế bào lưỡng cực.

Câu 3: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể?

  • A. Thuỷ tức.                                                B. Rắn.
  • C. Giun đất.                                                 D. Éch đồng.

Câu 4: Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây?

  • A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline đề chuyển vào chùy synapse.
  • B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.
  • C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.
  • D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.

Câu 5: Cho các bộ phận sau đây:

1. Cơ ngón tay.                                            2. Tuỷ sống.

3. Dây thần kinh vận động.                          4. Dây thần kinh cảm giác.

6. Não.                                                         5. Thụ thể đau ở da.

Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:

  • A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1.                      B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1.
  • C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1.                      D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1.

Câu 6: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống?

1. Đặt bù nhìn hình người trong ruộng lúa, nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

2. Nuôi mèo để bắt chuột.

3. Dùng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ để bắt côn trùng hại cây ăn quả.

4. Nuôi heo lấy thịt.

5. Sử dụng chó nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý.

A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.

Câu 7: Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng. Đây là ví dụ về hình thức

  • A. học liên hệ.                                             B. học xã hội.
  • C. học nhận thức và giải quyết vấn đề.         D. học nhận biết không gian.

Câu 8: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

  • A. Bắt chước.                                              B. Quen nhờn.
  • C. Học nhận biết không gian.                      D. Học liên hệ.

Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào?

  • A. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.
  • B. Mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng.
  • C. Mô phân sinh chóp, mô phân sinh đỉnh.
  • D. Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng.

Câu 10: Tương quan giữa gibberellin/abscisic acid điều khiển quá trình sinh lí nào dưới đây?

  • A. Chín của quả.                                          B. Phát triển của chồi ngọn.
  • C. Già hoá của mô và cơ quan.                    D. Nảy mầm của hạt.

Câu 11: Một số loài cây chỉ ra hoa khi có khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hiện tượng này gọi là

A. đồng hóa.B. xuân hóa.C. quang chu kì.D. di truyền.

Câu 12: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hormone thực vật?

  • A. Là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, tham gia điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
  • B. Dựa vào đặc tính sinh học, hormone thực vật có thể chia thành hai nhóm là: nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng.
  • C. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất định trên cây và chỉ gây ra ảnh hưởng tại chính các cơ quan, bộ phận đó.
  • D. Hormone thực vật tham gia điều tiết quá trình phân chia, dẫn dài và phân hoá của tế bào.

Câu 13: Biến thái là sự thay đổi

  • A. đột ngột về hình thái của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • C. đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
  • D. đột ngột về cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

Câu 14: Động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?

  • A. Cá chép, khỉ.                                           B. Cánh cam, bọ rùa.
  • C. Bọ ngựa, cào cào.                                    D. Bọ ngựa, bọ rùa.

Câu 15: Ví dụ nào sau đây không phải là yếu tố môi trường tác động lên sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Vật nuôi thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng thì vật nuôi sẽ bị còi, sản lượng kém.
  • B. Cá rô phi lớn nhanh ở 30°C, nhưng sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ nếu xuống quá 18°C.
  • C. Cá sống trong các vực nước bị ô nhiễm, nồng độ oxygen ít sẽ chậm lớn, không sinh sản.
  • D. Tuổi trưởng thành, gà Ri chỉ nặng 1kg đến 1,5kg trong khi đó gà Hồ nặng tới 3 - 4kg.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

  • A. Mọc râu.                                                 B. Có hiện tượng mộng tinh.
  • C. Sụn giáp phát triển.                                 D. Xương chậu phát triển.

Câu 17: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  • A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 18: Sinh trưởng là

  • A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô.
  • B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào.
  • C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô.
  • D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

Câu 19: Hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh?

A. Noãn đã thụ tinh.B. Hợp tử.C. Đế hoa.D. Bầu nhụy.

Câu 20: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh?

A. Noãn đã thụ tinh.B. Hợp tử.C. Đế hoa.D. Bầu nhụy.

Câu 21: Kết quả của quá trình biến đổi các tế bào trong cấu trúc của noãn là túi phôi được hình thành và chứa

  • A. một tế bào trứng, 3 tế bào nhân cực, 2 tế bào đối cực và 2 tế bào kèm.
  • B. một tế bào trứng, 2 tế bào nhân ống phấn, 2 tế bào kèm và 3 tế bào nhân cực.
  • C. một tế bào trứng, 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực và 2 tế bào nhân cực.
  • D. một tế bào trứng, một tế bào sinh sản, 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm và 1 tế bào nhân cực.

Câu 22: Cho các bước dưới đây, cách sắp xếp nào thể hiện đúng quy trình trong phương pháp ghép mắt?

1. Đặt mắt ghép khớp với với vị trí đã mở trên gốc ghép.

2. Cố định mắt ghép vào gốc ghép bằng cách buộc chặt vết ghép.

3. Chọn mắt ghép và dùng dao tách lấy mắt ghép theo hình dạng phù hợp với vết mở trên gốc ghép.

4. Trên gốc ghép, chọn vị trí ghép và tiến hành mở gốc ghép bằng cách dùng dao tách bỏ lớp vỏ và tạo hình miệng vết ghép.

  • A. 1 → 3 → 4 → 2.                                     B. 4 → 3 → 1 → 2.
  • C. 1 → 4 → 3 → 2.                                     D. 3 → 1 → 2 → 4.

Câu 23: Hormone điều hoà hoạt động của buồng trứng là

  • A. GnRH, FSH, LH và testosterone.
  • B. GnRH, FSH, LH, progesterone và estrogen.
  • C. FSH, LH và GnRH.
  • D. LH, progesterone và GnRH.

Câu 24: Dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật là

  • A. sự thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể.
  • B. sự thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật.
  • C. sự thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
  • D. sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.

Câu 25: Biện pháp không được dùng để điều khiển số con ở động vật là

  • A. thụ tinh nhân tạo.
  • B. thay đổi các yếu tố môi trường.
  • C. nuôi cấy phôi.
  • D. sử dụng các kĩ thuật lọc, li tâm để tách tinh trùng.

Câu 26: Cho các loại hoocmôn. I. FSH; II. Insulin; III. Estrogen; IV. Thyroxine; V. LH; VI. Progesterone; Hormone được tiết ra từ tuyến yên là

A.  III, VI.B. IV.C. II.D. I, V.

Câu 27: Sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật có hệ thần kinh là nhờ vai trò của

(1) hormone                                      (2) pheromone

(3) neuron                                         (4) mô phân sinh

A.  (1) và (3).B. (2) và (3).C. (1) và (4).D. (2) và (4).

Câu 28: Công nghệ nào trong lĩnh vực y học sử dụng tế bào gốc tạo ra các mô, cơ quan thay thế các mô, cơ quan hư hỏng?

  • A. Công nghệ nano.                                     B. Công nghệ tế bào.
  • C. Công nghệ sinh học.                                D. Công nghệ thực phẩm.

Câu 1: Trình bày cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai sau: thuốc tránh thai, thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn trứng, bao cao su tránh thai.

Câu 2: Vườn nhà bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống để trồng thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.


 

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         … 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1.             Cảm ứng ở sinh vật.4 4     8 2
2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật7 3    11013,5
3. Sinh sản ở sinh vật5 5  1  1014,5
Tổng số câu TN/TL160120020128310
Điểm số403002017310
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm     



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT08    
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.    
Thông hiểu - Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.     
2. Cảm ứng ở thực vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

 -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng. -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 1 C1
Thông hiểu - Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.     
Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.     
3. Cảm ứng ở động vậtNhận biết - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.  - Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.  - Mô tả được cấu tạo của synapse.  - Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.  - Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.  - Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.  - Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.  - Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác. 3 C2, 3, 4
Thông hiểu - Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.  - Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).  - Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.  - Phân loại được phản xạ không điều kiện.  - Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa. 1 C5 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế giảm đâu khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.  - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất khích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.  - Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.     
Vận dụng cao      
4. Tập tính ở động vậtNhận biết - Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.  -Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.    
Thông hiểu - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.  - Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài. 3 C6, 7, 8 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế học tập ở người.  - Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.  - Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.     
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT18    
5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 -Nêu được khái niệm vòng đời -Nêu được khái niệm vòng đời  và tuổi thọ của vi sinh vật.

   

C18, 24

 

Thông hiểu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.     
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.     
6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Nêu được khái niệm mô phân sinh.  - Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thú cấp ở thực vật.  - Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật. 3 C9, 10, 11
Thông hiểu

 - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.  - Phân biệt được các loại mô phân sinh.

 -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng. -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

 -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 1 C12 
Vận dụng - Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.     
Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.1 C2  
7. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trường và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.  - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.  - Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật. 2 C13, 14
Thông hiểu - Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái  - Phân tích được ý nghĩa của phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.  - Phân tích được khả năng điều khiểu sinh trường và phát triển ở động vật. 2 C15,16 
Vận dụng

 - Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

 -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn. -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

 - Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển động vật vào thực tiễn  - Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì và ứng  dụng hiểu biết về tuổi dậy thì trong bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

     
CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT112    
4.             Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật. 2 C17
Thông hiểu - Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.     
5.             Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.  - Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn. 2 C19, 20
Thông hiểu - Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.  - So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản cô tính ở thực vật.  - Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả. 2 C21, 22 
6.             Sinh sản ở động vậtNhận biết

 -Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

 - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm. - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm.

 -Trình bày được biện pháp tránh thai. -Trình bày được biện pháp tránh thai.

 2 C23
Thông hiểu - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật  - Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.  - Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật 2 C25, 26 
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.     
Vận dụng cao - Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.1 C2  
7.             Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thểNhận biết - Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. 1 C28
Thông hiểu

 - Trình bày được mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh.

 

 1 C27 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay