Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn sinh học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Dựa vào hướng kích thích, hướng động gồm:

  • A. hướng động kích thích từ một hướng xác định và hướng động kích thích từ nhiều hướng.
  • B. hướng động từ hướng bên trái và hướng động từ hướng bên phải.
  • C. hướng động sinh trưởng và hướng động không sinh trưởng.
  • D. hướng động dương và hướng động âm.

Câu 2: Ở động vật có xương sống, các đáp ứng của cơ thể trước thay đổi môi trường thực hiện nhờ

  • A. hệ thần kinh ngoại biên.                                     B. hệ thần kinh hình ống.
  • C. hệ thần kinh lưới.                                                D. hệ thần kinh chuỗi hạch.

Câu 3: Chức năng của neuron là

  • A. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.
  • B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.
  • C. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác.
  • D. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron khác.

Câu 4: Điện thế ... (1)... là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện ... (2)... so với bên ngoài tích điện ... (3)...

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

  • A. 1 – hoạt động; 2 – âm; 3 – dương.
  • B. 1 – hoạt động; 2 – dương; 3- âm.
  • C. 1- nghỉ; 2 – dương; 3 – âm.
  • D. 1 - nghỉ; 2 – âm; 3 – dương.

Câu 5: Cho các bước truyền âm thanh từ nguồn âm như sau:

1. Sóng áp lực kích thích tế bào lông làm xuất hiện điện thế hoạt động.

2. Truyền qua chuỗi xương tai giữa.

3. Kích thích được lan truyền về thuỷ thái dương của vỏ não.

4. Sóng âm vào màng nhĩ.

5. Rung màng cửa sổ bầu dục tạo sóng áp lực truyền trong ốc tai. Thứ tự đúng của cơ chế truyền âm thanh ở tai là:

  • A. 4 → 2 → 5 → 1 → 3.                             B. 1 → 2 → 4 → 5 → 3.
  • C. 4 → 2 → 5 → 3 → 1.                              D. 1 → 2 → 4 → 3 → 5.

Câu 6: Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?

  • A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.
  • B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.
  • C. Đảm bảo cho động vật phát triển.
  • D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.

Câu 7: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

  • A. Bắt chước.                                              B. Quen nhờn.
  • C. Học nhận biết không gian.                      D. Học liên hệ.

Câu 8: Trong các tập tính sau đây, có bao nhiêu tập tính học được?

1. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

2. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

3. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

4. Ve kêu vào mùa hè.

5. Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

6. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

A. 6.B. 5.C. 4.D. 3.

Câu 9: Sự phát triển của chồi bên chịu ảnh hưởng tương quan giữa hai loại hormone là

  • A. auxin và gibberellin.                               B. auxin và abscisic acid.
  • C. auxin và cytokinin.                                 D. cytokinin và gibberellin.

Câu 10: Quá trình ra hoa của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng

  • A. quang chu kì.                                          B. quang gián đoạn.
  • C. sốc nhiệt.                                                D. xuân hoá.

Câu 11: Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có:

  • A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.
  • B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền.
  • C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.
  • D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.

Câu 12: Cho các nhận định sau:

1. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

2. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều cao của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân dựa trên hoạt động của mô phân sinh bên.

3. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng đường kính của rễ, trong khi sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của rễ.

4. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.

5. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.

Những nhận định sai về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:

  • A. 1 và 3.                                                     B. 2, 3 và 4.                                 
  • C. 1, 3 và 5.                                                 D. 1 và 5.

Câu 13: Phát triển qua biến thái có đặc điểm là

  • A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
  • B. gặp ở đa số động vật có xương sống.
  • C. không phải trải qua quá trình lột xác.
  • D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 14: Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

  • A. Cá chép, khỉ.                                           B. Cánh cam, bọ rùa.
  • C. Bọ ngựa, cào cào.                                    D. Bọ ngựa, bọ rùa.

Câu 15: Ví dụ nào sau đây cho biết tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau?

  • A. Sinh trưởng tối đa ở tuổi trưởng thành của thạch sùng dài khoảng 10 cm, của trăn dài khoảng 10m.
  • B. Ấu trùng lột xác 4 - 5 lần, sau mỗi lần lột xác ấu trùng tăng kích thước để trở thành con trưởng thành.
  • C. Ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
  • D. Ở người, thân và chân, tay sinh trưởng nhanh hơn ở đầu.

Câu 16: Tác dụng của việc ấp trứng ở các loài chim là

  • A. tạo ra nhiệt độ thích hợp cho hợp tử phát triển bình thường.
  • B. hạn chế sự tiếp xúc giữa vỏ trứng với không khí để giữ nhiệt.
  • C. truyền năng lượng từ bố mẹ sang trứng để trứng phát triển tốt.
  • D. bảo vệ trứng là chủ yếu và tiết chất nhờn để diệt khuẩn.

Câu 17: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  • A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 18: Đặc trưng của sinh sản hữu tính là

  • A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
  • D. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 19: Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà

  • A. cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n).
  • B. cơ thể mới được phát triển từ hợp tử (2n).
  • C. cơ thể mới được phát triển từ giao tử (n).
  • D. cơ thể mới được phát triển từ thể giao tử (n).

Câu 20: Phương pháp nhân giống sử dụng đoạn than, cành hoặc chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác cùng loài hoặc có quan hệ gần gũi được gọi là

A. giâm.B. chiết.C. ghép.D. in vitro.

Câu 21: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thụ tinh kép?

1. Thụ tinh kép là quá trình hợp nhất của hai giao tử đực, một với trứng hình thành hợp tử, một với nhân cực hình thành nên nội nhữ.

2. Thụ tinh kép là quá trình kết hợp giữa hai giao tử đực của hạt phấn với trứng của túi phôi hình thành nên hợp tử.

3. Thụ tinh kép xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính của cả thực vật hạt kín và hạt trần.

4. Thụ tinh kép tạo chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt, đảm bảo cho quá trình phát triển của phôi trước khi hình thành cây con có khả năng tự dưỡng.

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Câu 22: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quả?

  • A. Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.
  • B. Trong tự nhiên, quả hoàn thiện được hình thành chỉ khi có quá trình thụ tinh.
  • C. Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành.
  • D. Vỏ noãn biến đổi tạo nên cấu trúc vỏ quả.

Câu 23: Những động vật nào sau đây đẻ trứng và trứng thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nước?

  • A. Cá ngựa, trâu, ong, sao biển.                   B. Cóc, cá mập, thủy tức, kiến.
  • C. Cá heo, chó, hải quỳ, bướm.                    D. Ếch, tôm, cua, cá chép.

Câu 24: Hình thức sinh sản vô tính ở động vật mà một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau

A. phân mảnh.B. trinh sinh.C. phân đôi.D. nảy chồi.

Câu 25: Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người?

(1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.

(2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.

(3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.

(4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.

(5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.

(6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.

(7) Thai được đẩy ra ngoài.

Α. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5).

Β. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7).

  • C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7).
  • D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5).

Câu 26: Cho các loại hoocmôn. I. FSH; II. Insulin; III. Estrogen; IV. Thyroxine; V. LH; VI. Progesterone; Hormone được tiết ra từ tuyến yên là

A.  III, VI.B. IV.C. II.D. I, V.

Câu 27: Những khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.

(1) Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.

(2) Các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật chỉ có quan hệ với nhau thông qua tín hiệu hormone.

(3) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.

(4) Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.

A. (1) và (2).B. (2) và (3).C. (3) và (4).D. (1) và (4).

Câu 28: Vị trí việc làm nào không trực tiếp liên quan đến sinh học cơ thể?

  • A. Kĩ sư điện tử.                                          B. Bác sĩ.
  • C. Kĩ sư chăn nuôi.                                      D. Kĩ sư công nghệ sinh học.

Câu 1: Vì sao cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai?

Câu 2: Bạn Châu giâm cành để nhân giống cây dâu tằm trong vườn nhà. Sau khi chọn được các cành dâu bánh tẻ vừa ý, bạn cắt chúng thành các đoạn dài khoảng 50 – 70 cm và tiến hành giâm xuống phần cát ẩm đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, sau 1 tuần tưới ẩm cát thường xuyên, bạn quan sát thấy nửa phía trên của cành đã bị héo và khô dần. Em hãy cho bạn Châu biết bạn đã làm chưa đúng ở bước nào.


 

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

          

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1.             Cảm ứng ở sinh vật.4 4     8 2
2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật5 3  1  814
3. Sinh sản ở sinh vật7 5    11214
Tổng số câu TN/TL160120020128310
Điểm số403002017310
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm     



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT08    
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.    
Thông hiểu - Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.     
2. Cảm ứng ở thực vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

 -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng. -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 1 C1
Thông hiểu - Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.     
Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.     
3. Cảm ứng ở động vậtNhận biết - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.  - Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.  - Mô tả được cấu tạo của synapse.  - Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.  - Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.  - Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.  - Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.  - Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác. 3 C2, 3, 4
Thông hiểu - Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.  - Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).  - Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.  - Phân loại được phản xạ không điều kiện.  - Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa. 1 C5 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.  - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất kích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.  - Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.     
4. Tập tính ở động vậtNhận biết - Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.  -Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.    
Thông hiểu - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.  - Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài. 3 C6, 7, 8 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế học tập ở người  - Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.  - Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.     
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT18    
5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 -Nêu được khái niệm vòng đời -Nêu được khái niệm vòng đời  và tuổi thọ của vi sinh vật.

    
Thông hiểu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.     
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.     
6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Nêu được khái niệm mô phân sinh.  - Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.  - Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật. 3 C9, 10, 11
Thông hiểu

 - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.  - Phân biệt được các loại mô phân sinh.

 -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng. -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

 -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 1 C12 
Vận dụng - Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.     
Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.     
7. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.  - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.  - Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật. 2 C13, 14
Thông hiểu - Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái  - Phân tích được ý nghĩa của phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.  - Phân tích được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2 

C15,

16

 
Vận dụng

 - Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

 -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn. -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

 - Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển động vật vào thực tiễn  - Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì và ứng  dụng hiểu biết về tuổi dậy thì trong bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

1 Câu 1  
CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT112    
4.             Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật. 2 

C17,

18

Thông hiểu - Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.     
5.             Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.  - Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn. 2 C19, 20
Thông hiểu - Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.  - So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.  - Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả. 2 C21, 22 
Vận dụng caoVận dụng kiến thức về sinh sản ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.1 Câu 2  
6.             Sinh sản ở động vậtNhận biết

 -Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

 - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm. - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm.

 -Trình bày được biện pháp tránh thai. -Trình bày được biện pháp tránh thai.

 2 C23, 24
Thông hiểu - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật  - Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.  - Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật 2 C25, 26 
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.     
7.             Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thểNhận biết - Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. 1 C28
Thông hiểu - Trình bày được mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh. 1 C27 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay