Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2cuối kì 2 môn sinh học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

✂ 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hướng tiếp xúc là

  • A. phản ứng sinh trưởng đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ hai phía.
  • B. phản ứng sinh trưởng đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía.
  • C. phản ứng không sinh trưởng đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía.
  • D. phản ứng không sinh trưởng đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ nhiều phía.

Câu 2: Hình thức cảm ứng ở động vật được điều khiển bởi hệ thần kinh chuỗi hạch xuất hiện ở ngành

A. Chân khớp.B. Thân mềm.C. Giáp xác.D.Ruột khoang.

Câu 3: Điện thế nghỉ là

  • A. chênh lệch dòng điện giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
  • B. chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích.
  • C. chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
  • D. chênh lệch dòng điện giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích.

Câu 4: Quá trình cảm nhận âm thanh là

  • A. Tai → Dây thần kinh thính giác → Vùng thính giác trên vỏ não.
  • B. Dây thần kinh thính giác → Tai → Vùng thính giác trên vỏ não.
  • C. Vùng thính giác trên vỏ não → Tai → Dây thần kinh thính giác.
  • D. Vùng thính giác trên vỏ não → Dây thần kinh thính giác → Tai.

Câu 5: Khi nói về quá trình truyền tin qua synapse hoá học, cho các phát biểu sau:

1. Xung thần kinh đến gây mở kênh ion, Na+ + vào trong chuỷ synapse.

2. Màng trước synapse xuất bào túi chứa chất trung gian hoá học, enzyme ở khe synapse phân giải túi, giải phóng chất trung gian hoá học.

3. Chất trung gian hoá học, sau khi liên kết với thụ thể, được enzyme tương ứng phân giải thành các tiểu phần, sau đó các tiểu phần quay lại tái tổng hợp chất trung gian hoá học ở màng trước.

4. Chất trung gian hoà học gắn vào thụ thể trên màng sau synapse có thể gây mở kênh Na+ +, làm xuất hiện điện thế hoạt động dẫn truyền xung thần kinh.

Số các phát biểu đúng là:

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Câu 6: Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Câu 7: Con tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ và bắt một con sâu, đốt tê liệt con sâu rồi bỏ vào tổ. Con tò vò đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Tò vò con nở ra và ăn sâu có sẵn trong tổ. Hành động này là

  • A. tập tính bẩm sinh.                                   B. tập tính học được.
  • C. phản xạ có điều kiện.                              D. tập tính hỗn hợp.     

Câu 8: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?

  • A. Tập tính kiếm ăn.                                    B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
  • C. Tập tính xã hội.                                       D. Tập tính di cư.

Câu 9: Mô phân sinh của thực vật là

  • A. nhóm các tế bào đã phân hóa, không còn khả năng phân chia.
  • B. nhóm các tế bào đã phân hóa, có khả năng phân chia.
  • C. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia.
  • D. nhóm các tế bào chưa phân hóa, không còn khả năng phân chia.

Câu 10: Nhóm hormone ức chế sinh trưởng là

  • A. auxin, gibberellin, cytokinin,                  B. auxin, abscisic acid, ethylene.
  • C. cytokinin, ethylene.                                 D. abscisic acid, ethylene.

Câu 11: Thực vật ngày ngắn là

  • A. dâu tây, cà tím, cúc.                                B. thanh long, thược dược.
  • C. cà rốt, hành, thược dược.                         D. cúc, đậu tương, mía.

Câu 12: Việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 - 20 ngày cho cây thanh long nhằm mục đích nào dưới đây?

  • A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.
  • B. Tăng kích thước của thân và lá.
  • C. Kích thích cây ra hoa trái vụ.
  • D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả.

Câu 13: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm là

  • A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
  • B. gặp ở đa số động vật không xương sống.
  • C. phải trải qua quá trình lột xác.
  • D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 14: Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?

  • A. Cá chép, khỉ.                                           B. Cánh cam, bọ rùa.
  • C. Bọ ngựa, cào cào.                                    D. Bọ ngựa, bọ rùa.

Câu 15: Ví dụ nào sau đây là biện pháp cải thiện dân số?

  • A. Chẩn đoán sớm các sai lệch trong phát triển phôi thai, thai mang bệnh di truyền.
  • B. Dùng thuốc diệt tinh trùng.
  • C. Đặt vòng tránh thai.
  • D. Phẫu thuật đình sản.

Câu 16: Câu nào sau đây đúng?

  • A. GH làm cho xương trẻ em dài ra, không tác dụng đối với xương người lớn.
  • B. GH làm cho xương người lớn dài ra, không tác dụng đối với xương trẻ em.
  • C. GH làm cho xương người lớn và trẻ em dài ra.
  • D. GH không tác dụng đối với xương người lớn và trẻ em.

Câu 17: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

  • A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 18: Sinh trưởng là

  • A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô.
  • B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào.
  • C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô.
  • D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

Câu 19: Cây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của cây thân bò là

  • A. dâu tây, khoai tây.                                   B. cây thuốc bỏng, khoai tây.
  • C. dâu tây, rau má.                                       D. khoai lang, xương rồng.

Câu 20: Sự tạo quả được hình thành từ

A. phôi mầm.B. nhân phụ.C. bầu noãn.D. nội nhũ.

Câu 21: Những phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?

1. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.

2. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.

3. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.

4. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

A. 1, 2.B. 1, 3.C. 2, 3.D. 2, 4.

Câu 22: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hạt?

1. Hạt được hình thành từ quá trình phát triển của noãn sau thụ tinh.

2. Hạt chứa hợp tử và nhân tam bội, hợp tử này sẽ phát triển thành phôi trong khi nhân tam bội hình thành nên nội nhũ.

3. Trong quá trình phát triển của mọi loại hạt, chất dinh dưỡng trong nội nhữ sẽ được chuyển dần vào lá mầm.

4. Vỏ hạt được hình thành do vỏ noãn cứng lại và mất nước.

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Câu 23: San hô có hình thức sinh sản là

A. nảy chồi.B. trinh sinh.C. phân đôi.D. phân mảnh.

Câu 24: Dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật là

  • A. sự thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể.
  • B. sự thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật.
  • C. sự thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
  • D. sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.

Câu 25: Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở động vật là

  • A. cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con.
  • B. tạo ra các cá thể mới giống nhau về mặt di truyền.
  • C. tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.
  • D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định ít biến động.

Câu 26: Cho các loại hoocmôn. I. FSH; II. Insulin; III. Estrogen; IV. Thyroxine; V. LH; VI. Progesterone; Hormone được tiết ra từ tuyến yên là

A.  III, VI.B. IV.C. II.D. I, V.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Thoát hơi nước tạo lực hút nước theo một chiều từ rễ lên lá.
  • B. Thoát hơi nước làm giảm quá trình cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
  • C. Thoát hơi nước ở lá làm cho cây bị mất nước.
  • D. Thoát hơi nước làm giảm lượng khí CO2 vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

Câu 28: Ứng dụng của sinh học cơ thể trong lĩnh vực Pháp y là

  • A. sử dụng tế bào gốc tạo ra các mô, cơ quan thay thế các mô, cơ quan hư hỏng.
  • B. tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc tử vong dựa trên các dấu hiệu tổn thương, nhiễm độc do độc tố.
  • C. chế tạo các cơ quan nhân tạo như tim, phổi, thận, da, xương,...
  • D. cơ sở chẩn đoán, điều trị bệnh, điều chế thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người bệnh.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên?

Câu 2: Bố mẹ bạn Linh trồng một vườn hoa cúc vàng, bạn Linh thấy bố mẹ phải mua đèn về để chiếu sáng cho cây đào vào ban đêm. Linh không rõ mục đích của việc này là gì. Dựa trên hiểu biết của em về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình ra hoa của thực vật, em hãy giải thích để bạn Linh hiểu về mục đích của việc thắp đèn cho cây cúc của bố mẹ bạn.


 

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

   

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1.             Cảm ứng ở sinh vật.4 4     802
2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật7 3    11013,5
3. Sinh sản ở sinh vật5 5  1  1014,5
Tổng số câu TN/TL160120020128310
Điểm số403002017310
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm     



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT08    
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.    
Thông hiểu - Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.     
2. Cảm ứng ở thực vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

 -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng. -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 1 C1
Thông hiểu

 - Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

     
Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.     
3. Cảm ứng ở động vậtNhận biết - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.  - Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.  - Mô tả được cấu tạo của synapse.  - Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.  - Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.  - Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.  - Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.  - Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác. 3 C2, 3, 4
Thông hiểu - Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.  - Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).  - Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.  - Phân loại được phản xạ không điều kiện.  - Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa. 1 C5 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.  - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất kích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.  - Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.     
Vận dụng cao      
4. Tập tính ở động vậtNhận biết - Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.  -Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.    
Thông hiểu - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.  - Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài. 3 C6, 7, 8 
Vận dụng - Giải thích được cơ chế học tập ở người  - Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.  - Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.     
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT18    
5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vậtNhận biết

 - Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 -Nêu được khái niệm vòng đời -Nêu được khái niệm vòng đời  và tuổi thọ của vi sinh vật.

 1 

C18

C24

Thông hiểu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.     
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.     
6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Nêu được khái niệm mô phân sinh.  - Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.  - Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật. 3 C9, 10, 11
Thông hiểu

 - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.  - Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.  - Phân biệt được các loại mô phân sinh.

 -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng. -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

 -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 1 C12 
Vận dụng - Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.     
Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.1  C2  
7. Sinh trưởng và phát triển ở động vậtNhận biết - Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.  - Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.  - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.  - Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật. 2 C13, 14
Thông hiểu - Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái  - Phân tích được ý nghĩa của phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.  - Phân tích được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2 

C15,

16

 
Vận dụng

 - Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

 -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn. -Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

 - Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển động vật vào thực tiễn  - Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì và ứng  dụng hiểu biết về tuổi dậy thì trong bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

     
CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT112    
Khái quát về sinh sản ở sinh vậtNhận biết - Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật. 1 C17
Thông hiểu - Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.     
Sinh sản ở thực vậtNhận biết - Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.  - Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn. 2 

C19,

20

Thông hiểu - Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.  - So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.  - Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả. 2 C21, 22 
Sinh sản ở động vậtNhận biết

 -Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

 - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm. - Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm.

 -Trình bày được biện pháp tránh thai. -Trình bày được biện pháp tránh thai.

 2 C23
Thông hiểu - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật  - Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.  - Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật 2 C25, 26 
Vận dụng - Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.1 C1  
Vận dụng cao - Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.     
Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thểNhận biết - Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. 1 C28
Thông hiểu

 - Trình bày được mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh.

 

 1 C27 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay