Đề thi cuối kì 1 công dân 6 chân trời sáng tạo (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 1 môn GDCD 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là ý nghĩa của tự lập?
Giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh trong cuộc sống.
Giúp chúng ta ít hòa nhập cộng đồng hơn.
Có một lối sống vô cảm.
Giúp chúng ta tin vào người khác hơn.
Câu 2 (0,5 điểm). Một trong những biểu hiện của tính tự lập là?
dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
dựa dẫm vào gia đình.
luôn trông chờ vào người khác.
tìm mọi thủ đoạn để mình được thành công.
Câu 3 (0,5 điểm). Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
sống tự do và không cần quan tâm bất kì ai.
bình tĩnh, tự tin trong mắt của người khác.
để mình sống theo đúng định hướng của bố mẹ.
biết rõ những gì mình muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.
Câu 4 (0,5 điểm). Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,…) là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Tố chất thông minh.
Tự tin.
Lòng tự tôn.
Tự ý thức về bản thân.
Câu 5 (0,5 điểm). Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của người tự lập?
Biết đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả.
Luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác khi gặp khó khăn.
Có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Tự quản lí thời gian và công việc một cách hiệu quả.
Câu 6 (0,5 điểm). Điều nào dưới đây không giúp rèn luyện khả năng tự lập?
Chỉ làm những viêch được yêu cầu mà không có sự chủ động.
Tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu cá nhân.
Đưa ra quyết định một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm.
Làm việc và học hỏi từ những thất bại.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những lợi ích của việc tự lập?
Tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề.
Phụ thuộc vào người khác để hoàn thành công việc.
Nâng cao sự tự tin và khả năng đưa ra quyết định.
Cải thiện kĩ năng quản lí thời gian và công việc.
Câu 8 (0,5 điểm). Điều nào dưới đây không phải là một yếu tố của tự nhận thức bản thân?
Luôn luôn phủ nhận những khuyết điểm của bản thân.
Lắng nghe ý kiến và phản hồi từ người khác.
Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Xác định các giá trị và mục tiêu cá nhân.
Câu 9 (0,5 điểm). Điều nào không phải là cách để cải thiện tự nhận thức bản thân?
Cởi mở với ý kiến và phản hồi từ người khác.
Tìm kiếm các cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
Chỉ nghe theo những lời khen ngợi và bỏ qua những phản hồi tiêu cực.
Thường xuyên tự phản ánh về hành động, suy nghĩ cà cảm xúc của mình.
Câu 10 (0,5 điểm). Điều nào dưới đây không phải là một cách giúp bạn phát triển tự nhận thức bản thân?
Thực hành sự tự phản ánh và xem xét lại hành động của mình sau mỗi tình huống.
Chấp nhận những điểm yếu và học cách cải thiện chúng.
Tin tưởng hoàn toàn vào nhận xét của người khác mà không tự đánh giá.
Tìm kiếm các cơ hội để học hỏi từ những sai lầm của bản thân.
Câu 11 (0,5 điểm). Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?
A. Bác là người vĩ đại.
B. Bác là người tự lập.
C. Bác là một anh hùng.
D. Bác là người khiêm tốn.
Câu 12 (0,5 điểm). Tự nhận thức bản thân có thể bị hạn chế bởi yếu tố nào dưới đây?
Việc sống trong môi trường khuyến khích sự phản ánh cá nhân và học hỏi từ những thất bại.
Chỉ tập trung vào những phản hồi tích cực và bỏ qua các phản hồi tiêu cực từ người khác.
Việc chủ động tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân thông qua sách vở, học từ chuyên gia.
Việc thực hành thường xuyên các bài tập tự phản ánh và phân tích cảm xúc.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho tình huống:
Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm bài xong, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.
Nếu là Nam em sẽ làm gì?
Nếu là Dũng em sẽ làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy giải thích tại sao việc nhận thức về điểm mạnh điểm yếu của bản thân lại quan trọng trong việc phát triển tự nhận thức?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 5: Tự lập | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 0 | 6,0 | ||
Bài 6: Tự nhận thức bản thân | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 5 | 6 | 1 | ||||
Tự lập | Nhận biết | - Biết được biểu hiện, ý nghĩa của tự lập. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Biết được ý không phải đặc điểm của người tự lập. - Biết được ý không giúp rèn luyện khả năng tự lập. - Biết được ý không phải là một trong những lợi ích của việc tự lập. | 3 | C5, 6, 7 | |||
Vận dụng | - Nêu được đức tính của Bác Hồ. - Nêu được cách xử lsi tình huống. | 1 | 1 | C11 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Bài 6 | 6 | 1 | ||||
Tự nhận thức bản thân | Nhận biết | - Biết được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. - Biết được khái niệm có nội dung “Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,…)”. | 2 | C3, 4 | ||
Thông hiểu | - Biết được ý không phải là một yếu tố của tự nhận thức bản thân. - Biết được ý không phải cách để cải thiện tự nhận thức bản thân. - Biết được đặc điểm của một người có nhận thức tốt. | 3 | C8, 9, 10 | |||
Vận dụng | - Xác định được yếu tố mà tự nhận thức bản thân bị hạn chế. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | - Giải thích được lí do việc nhận thức về điểm mạnh điểm yếu của bản thân lại quan trọng trong việc phát triển tự nhận thức. | 1 | C2 (TL) |