Đề thi cuối kì 1 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công dân 7 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
B. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Thực hiện đúng như lời hứa.
D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.
Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là gì?
A. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.
B. Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.
C. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân.
D. Nhận nhiệm vụ nhưng không hoàn thành đúng hạn.
Câu 3 (0,25 điểm). Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải
A. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
B. Tôn trọng mọi người.
C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
Câu 4 (0,25 điểm). Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lòng tin. B. Niềm tin. C. Uy tín. D. Giữ chữ tín.
Câu 5 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về người biết giữ chữ tín?
A. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối với mình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.
B. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
C. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
D. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng thái độ và tin tưởng nhau.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là đúng khi nói về người giữ chữ tín?
A. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
B. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.
C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.
D. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.
Câu 7 (0,25 điểm). Tại sao người thất tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực?
A. Thất hứa dẫn đến dần dần làm mất lòng tin của mọi người đối với mình, không biết tin tưởng người khác.
B. Người thất tín không có ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.
C. Người thất tín thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Người thất tín hay đi làm trễ.
Câu 8 (0,25 điểm). M đã nhiều lần vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học. Mặc dù M đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn M cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào số đầu bài.
Việc làm đó của M thể hiện điều gì?
A. M là người tôn trọng người khác.
B. M là người không giữ chữ tín.
C. M là người giữ chữ tín.
D. M là người không tôn trọng người khác.
Câu 9 (0,25 điểm). Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa?
A. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
B. Học sinh không có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
C. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.
D. Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Câu 10 (0,25 điểm). Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
A. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
Câu 11 (0,25 điểm). Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?
A. Di vật, cổ vật
B. Bảo vật quốc gia.
C. Di sản văn hóa.
D. Di sản lịch sử.
Câu 12 (0,25 điểm). Bảo vật của quốc gia là gì?
A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
C. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.
D. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 13 (0,25 điểm). Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn di sản văn hóa?
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
C. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
D. Chạm, sờ tay vào hiện vật cổ ở nơi trưng bày.
Câu 14 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?
A. Chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế.
B. Các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế.
C. Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng là một trong những cách thức nhằm bảo tồn di sản văn hóa.
D. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền là cách thức nhằm bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.
B. Đập phá các di sản văn hoá.
C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.
D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá.
Câu 16 (0,25 điểm). Di sản văn hóa thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh nào sau đây?
A. Phú Thọ. B. Thừa Thiên Huế
C. Quảng Nam. D. Quảng Bình.
Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của tình huống gây căng thẳng?
A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.
C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.
D. Là những tình huống làm ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống.
Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?
A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
C. Suy nghĩ tích cực.
D. Viết nhật kí.
Câu 19 (0,25 điểm). “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, lỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”.
Nguyên nhân nào không gây ra căng thẳng cho G?
A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
D. Mẹ G luôn động viên G học tập, luôn nhìn vào quá trình cố gắng của G mà không quan trọng thành tích.
Câu 20 (0,25 điểm). Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?
A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.
Câu 21 (0,25 điểm). “Bài kiểm tra môn Vật lí của T được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. T đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. T hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến T căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, T đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên T đã đi lang thang, T không dám về nhà.”
Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của T trước tình huống gây tâm lí căng thẳng T gặp phải?
A. Cách ứng phó của T là không phù hợp. Việc T giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy T là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
B. Cách ứng phó của T là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
C. Cách ứng phó của T là hợp lí. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
D. Cách đối phó của T là hợp lí vì làm thế sẽ khiến mẹ T sợ hãi và không dám ép buộc T phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.
Câu 22 (0,25 điểm). Đâu không phải là bài học của câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” về ứng phó với căng thẳng tâm lí?
A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
C. Tức giận sẽ khiến ta cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải một chuyện không theo ý muốn của bản thân.
D. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
Câu 23 (0,25 điểm). Học sinh trung học cơ sở cần làm gì để ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?
A. Đối với bản thân phải chịu khó học tập, không được lười biếng. Đối với gia đình phải chia sẻ, giãi bày những khó khăn, căng thẳng mà mình gặp phải để cùng tìm hướng giải quyết, đặc biệt không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
B. Cần phải học tập với một tần suất cao, liên tục sử dụng các loại thuốc an thần đặc hiệu để tránh căng thẳng và đạt được kì vọng của gia đình. Tuyệt đối không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
C. Cần phải yêu cầu gia đình làm theo những gì mà mình nghĩ và mình muốn nêu không thì đe doạ sẽ bỏ nhà ra đi như bạn Nam trong tình huống.
D. Học sinh trung học cơ sở không thể tự quyết định hành vi và vận mệnh của mình được nên việc ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình là chuyện của nhà trường và Bộ Giáo dục.
Câu 24 (0,25 điểm). “Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.
Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn T.H (học sinh lớp 7) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục,... kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước. Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy ngày đầu. Sau đó, ngày nào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.”
Qua những câu chuyện trên, theo em, học sinh không nên làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online?
A. Học sinh cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để chống lại căng thẳng, thuốc mắt để làm tăng thị lực, tránh mỏi mắt. Học sinh cũng cần tìm những thú vui mới để tránh sự nhàm chán của việc học online.
B. Học sinh có thể nghỉ học một vài hôm nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản để lấy lại tinh thần.
C. Trong giờ học, học sinh nên đề nghị thầy cô cho hoạt động nhiều hơn, ví dụ như thảo luận, hát, kể chuyện hài,… tránh tình trạng chỉ ngồi lì nghe giảng. Ngoài giờ học thì cần giảm thiểu thời gian ngồi trước máy tính, thay vào đó là nói chuyện, vui chơi với các thành viên trong gia đình.
D. Bỏ bê việc học, không tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Thế nào là tâm lý căng thẳng?
b. “Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch có thể bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý.”
Việc làm của bà P cho thấy bà P là người như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm).
a. Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?
b. Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.
- Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
- Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 4: Giữ chữ tín | 4 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | ||
Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa | 4 | 1 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 8 | 1 | 4,0 | ||
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng | 4 | 0 | 2 | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 3,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 4 | 8 | 1 | 8 | 1 | ||
Giữ chữ tín | Nhận biết | Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. | 4 | C1, C2, C3, C4 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. | 2 | 0 | C5, C6, C7, | ||
Vận dụng | Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. | 2 | 0 | C8 | ||
Vận dụng cao | Phê phán những người không biết giữ chữ tín. | 1 | C1 ý b (TL) | |||
BÀI 5 | 8 | 1 | 8 | 1 | ||
Bảo tồn di sản văn hóa | Nhận biết | Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. | 4 | 1 | C9, C10, C11, C12 | C2 ý a (TL) |
Thông hiểu | Trình bày được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. | 3 | C13, C14, C15 | |||
Vận dụng | Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. | 1 | C16 | C2 ý b (TL) | ||
BÀI 6 | 8 | 2 | ||||
Nhận diện tình huống căng thẳng | Nhận biết | Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng. | 4 | C17, C18, C19, C20 | C1 ý a (TL) | |
Thông hiểu | Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. | 3 | 1 | C21, C22, | ||
Vận dụng | Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng. | 1 | 1 | C23, C24 |