Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp - Chân trời sáng tạo - Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Công nghệ 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nghĩa của lí thuyết mật mã Holland trong việc chọn nghề là
A. Là cơ sở để bản thân thích ứng với môi trường nghề nghiệp.
B. Là cơ sở để hướng nghiệp trong nhà trường.
C. Là cơ sở để khám phá tính cách bản thân.
D. Là cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp hay ngành học tương lai.
Câu 2 (0,25 điểm). Nghề nào phù hợp với người biết đọc các bản vẽ/bản vẽ thiết kế?
A. Nhà nghiên cứu sử học.
B. Nhân viên tư vấn.
C. Đầu bếp.
D. Kĩ sư xây dựng.
Câu 3 (0,25 điểm). Lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh là
A. Lí thuyết cây nghề nghiệp.
B. Lí thuyết triết lí Ikigai.
C. Lí thuyết tham vấn nghề nghiệp.
D. Lí thuyết động cơ nghề nghiệp.
Câu 4 (0,25 điểm). Tại sao sở thích là yếu tố được quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp?
A. Vì được làm công việc phù hợp với sở thích sẽ mang lại niềm vui, giúp nhận biết được năng lực bản thân trong quá trình làm việc.
B. Vì được làm công việc phù hợp với sở thích sẽ mang lại niềm vui, hình thành sự đam mê với công việc, làm việc hiệu quả và thành công với nghề nghiệp đã chọn.
C. Vì được làm việc phù hợp với sở thích sẽ mang lại niềm vui, giúp cá nhân thích nghu với môi trường làm việc.
D. Vì đươc làm công việc phù hợp với sở thích sẽ hình thành đam mê, thích nghi với công việc.
Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm phẩm chất khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp?
A. Kiên trì, cần cù chịu khó.
B. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu.
C. Có ý thức trách nhiệm.
D. Tuân thủ các quy trình.
Câu 6 (0,25 điểm). Nêu ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp
A. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của tập thể.
B. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
C. Chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
D. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân, tập thể.
Câu 7 (0,25 điểm). Phần rễ của cây nghề nghiệp thể hiện điều gì?
A. Thể hiện những mong muốn của con người đối với nghề nghiệp.
B. Thể hiện cá tính, sở thích, khả năng, giá trị của mỗi cá nhân.
C. Thể hiện mong muốn của con người đối với cơ hội việc làm.
D. Thể hiện mong muốn cá nhân đối với môi trường làm việc.
Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm sở thích khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp?
A. Có khả năng làm việc độc lập.
B. Vận hành, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị công nghệ.
C. Trực tiếp tạo ra các thành phẩm kĩ thuật, công nghệ.
D. Môi trường làm việc có tính kỉ luật cao, ngăn nắp.
Câu 9 (0,25 điểm). Thế nào được gọi là nghề nghiệp lí tưởng?
A. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực, có thu nhập và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
B. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng, năng lực và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
C. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực trong môi trường nghề nghiệp yêu thích và được trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
D. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực, phẩm chất, có thu nhập và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu của nghề Công nghệ thông tin?
A. Đam mê công nghệ.
B. Có tư duy logic, sáng tạo.
C. Ham học hỏi, luôn trau dồi kiến thức.
D. Biết chơi các nhạc cụ.
Câu 11 (0,25 điểm). Triết lí Ikigai có nghĩa là gì?
A. Lí do để hoàn thành sứ mệnh.
B. Lí do để hạnh phúc.
C. Lí do để làm việc.
D. Lí do để sống.
Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu đối với một nhân viên kĩ thuật, công nghiệp?
A. Cần cù, khéo léo và đam mê làm việc với các thiết bị máy móc, công cụ.
B. Có sức khỏe tốt và thường tham gia các hoạt động thể thao.
C. Thích chụp hình, hội họa.
D. Ngăn nắp, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm và đặc biệt luôn tuân thủ mọi quy định.
Câu 13 (0,25 điểm). Kể tên các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Xã hội, sở thích, cá tính.
B. Nhà trường, gia đình, cá tính.
C. Năng lực, sở thích, nhà trường.
D. Năng lực, sở thích, cá tính.
Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?
A. Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
B. Yếu tố năng lực và yếu tố môi trường làm việc.
C. Yếu tố chủ quan và yếu tố năng lực.
D. Yếu tố xã hội và yếu tố khách quan.
Câu 15 (0,25 điểm). Đâu là điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thêm động lực để phát triển kĩ năng, vượt khó trên con đường chinh phục nghề nghiệp?
A. Gia đình.
B. Cá tính.
C. Sở thích.
D. Năng lực.
Câu 16 (0,25 điểm). Để tìm hiểu thị trường lao động, bản thân cần phải làm gì?
A. Lập danh sách những ngành nghề quan tâm và tìm hiểu nhu cầu xã hội đối với những ngành nghề đó thông qua Internet, sách báo,...
B. Tham gia các buổi ngoại khóa tư vấn hướng nghiệp tại trường.
C. Khám phá năng lực, tính cách bản thân qua các bài kiểm tra trắc nghiệm nghề nghiệp.
D. So sánh, đối chiếu mức lương, môi trường làm việc và cơ hội làm việc.
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm nghệ thuật?
A. Dễ xúc động, có óc tưởng tượng phong phú; thích tự do.
B. Thích chụp hình, vẽ tranh, chơi nhạc cụ.
C. Thích các công việc mang tính sáng tạo.
D. Thao tác, vận động khéo léo; hứng thú vận hành, điều khiển máy móc.
Câu 18 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm xã hội?
A. Thích các hoạt động vì mục tiêu cộng đồng, mong muốn đóng góp cho xã hội.
B. Có khả năng lắng nghe.
C. Thường đặt mục tiêu trong cuộc sống.
D. Thích giúp đỡ người khác, thích gặp gỡ làm việc với con người.
Câu 19 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm kĩ thuật?
A. Có tính tự lập, suy nghĩ thực tế.
B. Có khả năng thuyết phục.
C. Thích nghi nhanh chóng.
D. Thao tác, vận động khéo léo; hứng thú vận hành, điều khiển máy móc.
Câu 20 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung cơ bản của phần quả lí thuyết cây nghề nghiệp?
A. Thể hiện những mong muốn của con người đối với cơ hội việc làm.
B. Thể hiện những mong muốn của con người đối với môi trường làm việc tốt, lương cao.
C. Thể hiện những mong muốn của con người đối với công việc ổn định và được nhiều người tôn trọng.
D. Thể hiện cá tính, sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp của mỗi bản thân.
Câu 21 (0,25 điểm). : Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về yêu cầu sức khỏe đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Cần có sức khỏe dẻo dai.
B. Không có yêu cầu nhất định về sức khỏe.
C. Không mắc các bệnh nền như xương khớp, hô hấp,...
D. Không bị dị ứng với các loại hóa chất, dầu mỡ trong quá trình sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
Câu 22 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách đánh giá bản thân để hiểu rõ hơn về năng lực, sở thích, tính cách bản thân phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp nào có trong xã hội?
A. Đánh giá bản thân thông qua các bài trắc nghiệm nghề nghiệp.
B. Tham khảo ý kiến của thầy cô, người thân, bạn bè.
C. Lập danh sách ngành nghề quan tâm, thông qua Internet, sách, báo,...
D. Tận dụng các cơ hội để trải nghiệm các công việc khác nhau.
Câu 23 (0,25 điểm). Sự thay đổi của cung cầu trong thị trường lao động, những định kiến, trào lưu chọn nghề dẫn đến hậu quả gì khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp?
A. Quyết định năng lực của bản thân đúng đắn.
B. Quyết định tính cách, nghề nghiệp không đúng đắn.
C. Quyết định môi trường làm việc đúng đắn.
D. Quyết định chọn nghề không đúng đắn.
Câu 24 (0,25 điểm). Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải, xu hướng tuyển dụng trình độ đại học chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 50%.
B. 19,6%.
C. 73,4%.
D. 30%.
Câu 25 (0,25 điểm). Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải, xu hướng tuyển dụng mức thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 67,7%.
B. 44,7%.
C. 30,3%.
D. 22,1%.
Câu 26 (0,25 điểm). Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải, nhóm nghề nào có nhu cầu tuyển dụng ít nhất?
A. Công nghệ cơ khí.
B. Thông tin và truyền thông.
C. Tư vấn dịch vụ tài chính.
D. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.
Câu 27 (0,25 điểm). Kể tên 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn?
A. Thích, giỏi, kiếm sống vã xã hội cần.
B. Đam mê, giỏi, kiếm sống và xã hội cần.
C. Thích, giỏi, thu nhập và xã hội cần.
D. Thích, giỏi, kiếm sống và môi trường phù hợp.
Câu 28 (0,25 điểm). : Đất nước nào đã áp dụng triết lí Ikigai để tìm ra nghề nghiệp phù hợp làm cuộc sống hạnh phúc?
A. Việt Nam.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Thái Lan.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 4. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 4 | 28 | 2 | ||||
Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ | Nhận biết | - Nhận diện được ý nghĩa mật mã Holland trong việc chọn nghề. - Nhận diện được lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh. - Nêu được ý nghĩa của cây nghề nghiệp. - Nhận diện được điều phần rễ cây của cây nghề nghiệp thể hiện. - Kể được tên các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Chỉ ra được yếu tố để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. - Nhận diện được điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thêm động lực để phát triển kĩ năng, vượt khó trên con đường chinh phục nghề nghiệp. - Xác định được điều cần làm để tìm hiểu thị trường lao động. - Nêu được yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. | 8 | 1 | C1, 3, 6, 7, 13, 14, 15, 16 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận diện được nôi dung không phải là đặc điểm phẩm chất khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp. - Nhận điện được nghề phù hợp với người biết đọc các bản vẽ/bản vẽ thiết kế. - Nhận diện được ý không phải là đặc điểm sở thích khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp. - Nhận diện được ý không phải là yêu cầu của nghề Công nghệ thông tin. - Nhận diện được nội dung không phải là yêu cầu đối với một nhân viên kĩ thuật, công nghiệp. - Chỉ ra được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp. | 12 | 0 | C2, 5, 8, 10, 12, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 | ||
Vận dụng | - Nêu được lí do sở thích là yếu tố được quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. - Nêu được khái niệm của nghề nghiệp lí tưởng. - Nêu được ý nghĩa của lý thuyết Ikigai. - Nêu được xu hướng tuyển dụng Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải. - Kể được tên 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn. - Nêu được đất nước áp dụng tiết lí Ikigai. | 8 | 0 | C4, 9, 11, 24, 25, 26, 27, 28 | ||
Vận dụng cao | - Nêu được 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn. | 1 | C2 (TL) |