Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp - Chân trời sáng tạo - Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS ………………..

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Theo em, nghề nghiệp là gì?

  1. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.

  2. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.

  3. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.

  4. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 2 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

  1. Hệ thống giáo dục đa dạng.

  2. Hệ thống giáo dục tư nhân.

  3. Hệ thống giáo dục do Chính phủ quản lý và kiểm soát.

  4. Hệ thống giáo dục tự do.

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói về tính chất của nghề nghiệp?

  1. Ổn định nhanh, thay đổi nhanh.

  2. Thay đổi thất thường, gắn bó lâu dài.

  3. Không ổn định, biến đổi đột ngột.

  4. Ổn định, gắn bó lâu dài.

Câu 4 (0,25 điểm). Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm hệ thống giáo dục nào?

  1. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

  2. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

  3. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

  4. Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Câu 5 (0,25 điểm). Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?

  1. Thu nhập ổn định, bền vững.

  2. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.

  3. Thỏa mãn đam mê, khát khao.

  4. Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.

Câu 6 (0,25 điểm). Thị trường lao động là gì?

  1. Là thị trường trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,...

  2. Là người lao động bên bán, người sử dụng lao động bên mua.

  3. Là hàng hóa sức lao động - toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.

  4. Là các loại hàng hóa, dịch vụ có trên thị trường để trao đổi và mua, bán.

Câu 7 (0,25 điểm). Giáo dục phổ thông có bao nhiêu thời điểm phân luồng?

  1. Một thời điểm.

  2. Hai thời điểm.

  3. Ba thời điểm.

  4. Bốn thời điểm.

Câu 8 (0,25 điểm). Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. 1 yếu tố.

  2. 2 yếu tố.

  3. 5 yếu tố.

  4. 4 yếu tố.

Câu 9 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?

  1. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.

  2. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.

  3. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.

  4. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, sau khi tốt nghiệp trung học học cơ sở, học sinh có thể đi theo hướng nào?

  1. Vào học các trường đại học, cao đẳng.

  2. Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.

  3. Đi làm lao động chân tay.

  4. Không đi làm, bố mẹ nuôi.

Câu 11 (0,25 điểm). Việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào sau đây cho xã hội?

  1. Xây dựng kế hoạch gia đình trong tương lai.

  2. Tránh được các tệ nạn xã hội.

  3. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

  4. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Câu 12 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục nào gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông?

  1. Giáo dục thường xuyên.

  2. Giáo dục cao đẳng.

  3. Giáo dục đại học.

  4. Giáo dục phổ thông.

Câu 13 (0,25 điểm). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?

  1. Ổn định.

  2. Ngày càng lớn.

  3. Ngày càng giảm.

  4. Không xác định.

Câu 14 (0,25 điểm). Mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

  1. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

  2. Nâng cao trình độ tri thức và văn hóa của cộng đồng.

  3. Cung cấp giáo dục miễn phí cho tất cả học sinh.

  4. Xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Câu 15 (0,25 điểm). Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là gì?

  1. Thị trường trao đổi - sản xuất.

  2. Thị trường lao động.

  3. Thị trường trao đổi hàng hóa.

  4. Thị trường chuyển dịch cơ cấu hàng hóa.

Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. Sự phát triển của công nghệ, cơ khí.

  2. Sự chuyển dịch cơ cấu.

  3. Nhu cầu lao động.

  4. Nguồn cung lao động.

    Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là hướng mà học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông lựa chọn?

  1. Học nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở các cơ sở giáo dục.

  2. Học nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục trình độ đại học.

  3. Học Tiến sĩ về ngành công nghệ cơ khí.

  4. Học ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng.

     Câu 18 (0,25 điểm). Những tiến bộ về công nghệ có vai trò gì đối với thị trường lao động?

  1. Làm thay đổi nguồn nhân lực trong thị trường theo hướng tích cực. 
  2. Cung cấp kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo.
  3. Làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng thấp đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn.
  4. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động.

Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ yêu cầu người lao động cần chịu được áp lực lớn?

  1. Vì công việc có nhiều thiết bị nặng, môi trường làm việc bí bách.

  2. Vì công việc phải tiếp xúc với nhiều người giỏi.

  3. Vì ngành nghề nào cũng yêu cầu như thế.

  4. Vì công việc phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cao, môi trường biến đổi, thử thách.

Câu 20 (0,25 điểm). Bạn em muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Em hãy lựa chọn phương án được cho là khả thi đối với mong muốn của bạn đó.

  1. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường trung học phổ thông.

  2. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

  3. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông.

  4. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

    Câu 21 (0,25 điểm). Để đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp, mỗi học sinh cần phải làm gì?

  1. Có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.

  2. Căn cứ lựa chọn nghề phù hợp với sở thích với bản thân.

  3. Có kế hoạch học tập, lựa chọn nghề phù hợp thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

  4. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Câu 22 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục quốc dân có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng văn hóa như thế nào?

  1. Góp phần tăng cường sự đa dạng văn hóa.

  2. Làm giảm sự đa dạng văn hóa.

  3. Không ảnh hướng tới sự đa dạng văn hóa.

  4. Bị phá nhiễu bởi các nền giáo dục khác, phai mờ bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 23 (0,25 điểm). Ngành nghề nào dưới đây sau khi ra trường có thể hoạt động tại phòng thí nghiệm hay tham gia vào các bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước? 

  1. Thợ sửa chữa xe có động cơ.

  2. Kỹ sư điện tử.

  3. Kỹ sư hóa học.

  4. Kỹ sư xây dựng.

Câu 24 (0,25 điểm). Hoa có đam mê với các thiết bị điện tử thông minh và thích tạo ra sản phẩm phần mềm, ứng dụng. Hoa đang phân vân không biết đăng kí ngành nghề gì để học. Nếu em là bạn của Hoa, em sẽ khuyên Hoa đăng kí ngành nghề nào?

  1. Khoa học máy tính và lập trình.

  2. Khoa học xây dựng.

  3. Sửa chữa điện tử.

  4. Nghiên cứu kĩ thuật.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, phân luồng trong giáo dục là gì?

b. Em hãy cho biết các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy phân tích những đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Chủ đề 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

3

0

3

0

2

0

0

1

8

1

3,0

 

Chủ đề 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

3

1

4

0

2

0

0

0

9

1

5,25

 

Chủ đề 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

2

0

3

0

2

0

0

0

7

0

1,75

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

25%

 1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

8

1

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Nhận biết

- Nhận biết được định nghĩa, tính chất của nghề nghiệp.

- Nhận biết được nghĩa của nghề nghiệp mang lại cho xã hội.

- Biết được ý nghĩa của việc chọn đúng nghề đối với gia đình.

3

C1, C3, C5

Thông hiểu

- Xác định được yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào cho xã hội.

- Nắm được nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay.

3

C9, C11, C13

Vận dụng

- Giải thích được lí do các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ yêu cầu người lao động cần chịu được áp lực lớn.

- Đưa ra lời khuyên về ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.

2

C19, C24

Vận dụng cao

Vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân để phân tích được đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

1

C2 (TL)

Chủ đề 2

9

1

Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nhận biết

- Nhận biết được định nghĩa hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nhận biết được khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam.

- Nhận biết được thời điểm phân luồng giáo dục phổ thông.

- Nêu được khái niệm phân luồng trong giáo dục và các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.

3

1

C2, C4, C7

C1 (TL)

Thông hiểu

- Biết được hướng đi của HS sau khi tốt nghiệp trung học học cơ sở.

- Xác định được đặc điểm của giáo dục phổ thông.

- Nắm được mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Xác định được hướng HS không thể chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

4

C10, C12,  C14, C17

Vận dụng

- Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với trình độ, năng lực bản thân.

- Nắm được sự ảnh hưởng của hệ thống giáo dục quốc dân đến sự đa dạng văn hóa.

2

C20, C22

Vận dụng cao

Chủ đề 3

7

0

Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm thị trường lao động.

- Biết đươc các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.

2

C6, C8

Thông hiểu

- Biết được nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Xác định được nội dung không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.

- Biết được vai trò của tiến bộ công nghệ đối với thị trường lao động.

3

C15, C16, C18

Vận dụng

- Xác định được trách nhiệm của HS trong việc đưa ra quyết định nghề tương lai.

- Biết được ngành nghề sau khi ra trường có thể hoạt động tại phòng thí nghiệm hay tham gia vào các bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước.

2

C21, C23

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay