Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Thế nào là tăng trưởng kinh tế?
A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
B. sự gia tăng về quy mô, sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.
C. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
D. sự lớn lên về quy mô, sản lượng mà một số ngành kinh tế tạo nên trong một thời kì nhất định.
Câu 2. Hội nhập kinh tế là
A. tạo cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.
B. mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
C. phát triển xuất khẩu, du lịch,… tạo môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực.
D. quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Câu 3. Bảo hiểm bao gồm các loại hình nào dưới đây?
A. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện.
C. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm bắt buộc
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
Câu 4. Đâu là cách hiểu đúng về an sinh xã hội?
A. Chỉ là các chương trình hỗ trợ tài chính cho người nghèo.
B. Chính sách y tế miễn phí cho tất cả mọi người.
C. Các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nhằm giúp đỡ người vô gia cư và người chưa có việc làm.
D. Hệ thống chính sách do Nhà nước thực hiện để đảm bảo cuộc sống cơ bản cho người dân.
Câu 5. Xác định chiến lược kinh doanh nhằm
A. cải thiện kinh doanh.
B. đặt ra những mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong tương lai.
C. đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
D. nhận thức được cơ hội và rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh.
Câu 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xây dựng trên mấy nền tảng?
A. Ba nền tảng.
B. Bốn nền tảng.
C. Năm nền tảng.
D. Sáu nền tảng.
Câu 7. Quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hóa các nguồn thu nhập để đảm bảo tài chính gia đình được gọi là:
A. quản lí chi tiêu trong gia đình.
B. quản lí hoạt động kinh tế.
C. quản lí thu nhập trong gia đình.
D. quản lí hoạt động tiêu dùng.
Câu 8. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định được tính bằng cách nào dưới đây?
A. Bằng tổng giá trị gia tăng của một nền kinh tế.
B. Bằng tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ do người dân tạo ra.
C. Bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra của một nền kinh tế.
D. Bằng tổng chỉ tiêu cuối cùng của các hộ gia đình
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế
A. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng.
B. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để giảm thất nghiệp.
C. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá nghệ thuật.
D. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để ai cũng giàu có.
Câu 10. Mệnh đề nào dưới đây không phản ánh đúng bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Sự mở rộng thị trường từ phạm vi nội địa ra phạm vi quốc tế.
B. Sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
C. Sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
D. Sự chia sẻ lợi ích trên cơ sở các quốc gia hỗ trợ nhau.
Câu 11. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ nào dưới đây?
A. Ốm đau, thai sản
B. Tai nạn lao động
C. Hỗ trợ học nghề
D. Hưu trí, tử tuất.
Câu 12. Đâu không phải là mục tiêu của chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo ở nước ta hiện nay?
A. tăng cường cơ hội việc làm cho người dân.
B. cung cấp chỗ ở, lương thực, thực phẩm miễn phí cho người dân.
C. bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân.
D. giảm nghèo bền vững cho người dân.
Câu 13. Lập kế hoạch kinh doanh không giúp chủ thể kinh doanh
A. nắm bắt tình hình thực tế kinh doanh.
B. chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
C. ngay lập tức tăng doanh số và lợi nhuận.
D. xây dựng chiến lược kinh doanh.
Câu 14. Đâu không phải là trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp?
A. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp.
B. Bảo bảo mọi quyền lợi của cá nhân trong doanh nghiệp của mình.
C. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
D. Duy trì chất lượng sản phẩm của donah nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng.
Câu 15. Thế nào là thu nhập thụ động?
A. Là các khoản thu nhập nhận được mà không cần pahỉ sử dụng sức lao động của mình.
B. Là các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động của cha mẹ.
C. Là các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động để tạo ra giá trị lao động.
D. Là các khoản thu nhập được Nhà nước hỗ trợ.
Câu 16. Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?
A. Nhà ở.
B. Ăn uống.
C. Giáo dục.
D. Đầu tư.
Câu 17. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự chủ.
Câu 18. Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.
B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.
C. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.
Câu 19. Trước năm 2019, gia đình chị H thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, chị H đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình chị H đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định.
Trong trường hợp trên, gia đình chị H đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?
A. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
B. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
C. Chính sách trợ giúp xã hội.
D. Chính sách bảo hiểm.
Câu 20. Việc không tham gia bảo hiểm y tế sẽ mang lại rủi ro gì?
A. Không được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.
B. Không được trợ cấp thiệt hại về người và tài sản.
C. Không được hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm.
D. Không được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Câu 21. Trong các tổ chức quốc tế dưới đây, tổ chức nào thể hiện hình thức hội nhập kinh tế ở cấp độ toàn cầu?
A. EU (Liên minh châu Âu).
B. APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương).
C. WTO (Tổ chức Thương mại thế giới).
D. MERCOSUR (Khối thị trường chung Nam Mỹ).
Câu 22. Cơ cấu ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế?
A. Nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
B. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
C. Thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp.
D. Dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp.
Câu 23. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được:
A. trách nhiệm xã hội.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. mục tiêu kinh doanh.
D. mục tiêu xã hội.
Câu 24. Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.
A. Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau
“Mặc dù thực tế có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm cùng loại, nhưng với ý tưởng tốt, vận dụng những kinh nghiệm thành công trên thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh bài bản, không cần quá nhiều vốn vẫn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định cho chủ thể và kinh doanh thành công”.
a) Ý tưởng kinh doanh.
b) Chiến lược kinh doanh.
c) Sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.
d) Bí quyết dẫn đến thành công của chủ thể kinh doanh.
Câu 2. Đọc trường hợp dưới đây:
Là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, công ty V đã sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Công ty V còn là tấm gương điển hình tham gia các hoạt động từ thiện.
a) Trách nhiệm đạo đức của công ty V thể hiện ở việc sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
b) Trường hợp trên không đề cập đến trách nhiệm đạo đức của công ty V.
c) Công ty V đã thực hiện trách nhiệm xã hội tự nguyện.
d) Hoạt động của công ty V góp phần vào việc ổn định và phát triển cộng đồng.
Câu 3. Đọc thông tin dưới đây:
Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?
a. Xác định mục tiêu tài chính.
b. Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.
c. Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.
d. Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.
Câu 4. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2012 – 2022, hằng năm nước ta giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 – 1,6 triệu người; tỉ lệ thất nghiệp chung duy trì ổn định ở mức dưới 3%; tỉ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, từ 44,8% năm 2010 lên 57% năm 2021; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,23% năm 2021.
Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện chính sách xã hội nào dưới đây?
a. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
b. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
c. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo nhằm tăng cường cơ hội việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân.
d. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, là trụ cột tạo ra thu nhập, đảm bảo an ninh xã hội cho người dân.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 3 | 1 | 3 | 0 | 4 | 5 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 5 | 9 | 3 | 0 | 4 | 3 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 8 | 10 | 6 | 0 | 8 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||||||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||||||||||||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được tăng trưởng kinh tế. | Tính được tổng sản phẩm quốc nội | 2 | C1, 8 | |||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được đâu không phải vai trò của tăng trưởng kinh tế. | 1 | C9 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Vai trò quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế | 1 | C22 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | 3 | 0 | 3 | 0 | ||||||||||||||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. | 1 | C2 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. | 1 | C10 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được các tổ chức kinh tế | 1 | C21 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | 6 | 4 | 6 | 4 | ||||||||||||||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nhận biết được các loại bảo hiểm | 1 | C3 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được chế độ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. | 1 | C11 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được những rủi ro khi không tham gia bảo hiểm y tế. | 1 | C20 | |||||||||||||||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nhận biết được về an sinh xã hội | 1 | C4 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được những chính sách xã hội. | Đưa ra được mục tiêu của chính sách việc làm. | 1 | 4 | C12 | C4 | ||||||||||||||
Vận dụng | Vận dụng được những kiến thức đã học vào tình huống. | 1 | C19 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||||
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Nhận biết | Nhận biết được chiến lược kinh doanh | 1 | C5 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được mục tiêu của chủ thể kinh doanh. Đưa ra được ý nghĩa của lập kế hoạch kinh doanh. Đưa ra được chiến lược phát triển kinh doanh. | 2 | 4 | C13, 18 | C1 | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được mục tiêu kinh doanh | 1 | C23 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||||
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được nền tảng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | 1 | C6 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được trách nhiệm của công dân khi thực hiện nhiệm vụ doanh nghiệp. Đưa ra được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. | 2 | C14, 17 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. | Đưa ra được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | 1 | 4 | C24 | C2 | ||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH | 3 | 4 | 3 | 4 | ||||||||||||||||
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Nhận biết | Nhận biết được quản lí chi tiêu trong gia đình. | 1 | C7 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được thu nhập thụ động. Đưa ra được nhưng chi tiêu trong gia đình. | 2 | C15, 16 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được mục tiêu tài chính của gia đình | Đưa ra được các khoản thu chi trong gia đình | 4 | C3 | ||||||||||||||||