Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

5SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Để tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định được tính bằng cách nào dưới đây?

A. Bằng tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

B. Bằng tổng chi tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ.

C. Bằng tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế.

D. Bằng tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân tạo ra.

Câu 2. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế của mỗi quốc gia là:

A. tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.

B. làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.

C. làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường quốc tế.

D. làm nảy sinh một số vấn đề về an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Câu 3. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

A. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau.

B. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

C. Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

D. Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Câu 4. Đâu là nội dung thể hiện vai trò của an sinh xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội?

A. Trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập.

B. Hỗ trợ người dân trong mọi mặt của các vấn đề về y tế, giáo dục, khắc phục rủi ro trong cuộc sống.

C. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

D. Giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định trật tự xã hội và nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước.

Câu 5. Việc lập kế hoạch kinh doanh có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh doanh?

A. Là kim chỉ nam, thước đo để hướng dẫn đường đi, nước bước nhằm giúp người kinh doanh khởi nghiệp hoàn tất một công việc nào đó.

B. Giúp người kinh doanh vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

C. Là căn cứ để xác định mục tiêu cần đạt được và có chiến lược kinh doanh thành công.

D. Là cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn, giúp việc kinh doanh chắc chắn thành công.

Câu 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?

A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện.

B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức.

C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng.

D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc.

Câu 7. Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.

C. Nâng cao kiến thức.

D. Giúp rèn luyện tính tự giác.

Câu 8. Thế nào là hợp tác song phương?

A. Là sự liên kết đa quốc gia trong cùng khu vực.

B. Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia.

C. Là sự liên kết và hợp tác giữa năm quốc gia.

D. Là sự hợp tác giữa ba quốc gia.

Câu 9. Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người (HDI)?

A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.

C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.

D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 10. Đâu là phát biểu đúng về Hiệp định thương mại tự do?

A. Là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất.

B. Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh.

C. Là hình thức xóa bỏ thuế quan và những hàng rào phi thuế quan đối với những hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán của các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.

D. Là thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm xóa bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì phí thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định.

Câu 11. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về bảo hiểm xã hội?

A. Bảo hiểm xã hội bào gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

B. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

C. Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập.

Câu 12. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội?

A. Tổ chức tư nhân quản lí hoạt động an sinh xã hội.

B. An sinh xã hội nhằm thực hiện mục đích xã hội, vì cộng đồng.

C. Mức an sinh xã hội nhằm trợ giúp đảm bảo nhu cầu về mọi mặt cho người thụ hưởng.

D. An sinh xã hội nhằm mục đích lợi nhuận.

Câu 13. Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?

A. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.

B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.

C. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.

D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với thời gian thực hiện.

Câu 14. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh.

B. Đối xử công bằng với người lao động.

C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.

D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường. 

Câu 15. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.

B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.

C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về bảo hiểm thất nghiệp?

  1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là lao động.
  2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng góp của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.
  3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiếu việc làm, hỗ trợ học nghề,…
  4. Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 17. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm mục đích nào dưới đây?

  1. Hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ xã  hội cơ bản (giáo dục, y tế) ở múc tối thiểu.
  2. Hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bảm (giáo dục, y tế, nhà ở) ở mức tối thiểu.
  3. Hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch) ở mức tối thiểu.
  4. Hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin) ở mức tối thiểu.

Câu 18. Xác định chiến lược kinh doanh không bao hàm kế hoạch nào dưới đây?

A. Kế hoạch tiêu dùng cá nhân.

B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.

C. Kế hoạch sản xuất/cung cấp sản phẩm.

D. Kế hoạch tài chính.

Câu 19. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?

A. 50,27 %

B. 51,27 %

C. 52,27 %

D. 53,27 %

Câu 20. Mục tiêu ngắn hạn là

A. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 1 – 2 năm.

B. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 3 tháng đến 6 tháng.

C. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm.

D. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.

Câu 21. Em đồng tình với những nhận định nào dưới đây về vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.

B. Tăng trưởng kinh tế làm tăng thu nhập của tất cả người dân.

C. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo.

D. Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội.

Câu 22. Quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm nội dung nào?

A. Thương mại quốc tế.

B. Quan hệ ngoại giao quốc tế.

C. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ.

D. Hợp tác đầu tư quốc tế.

Câu 23. Loại chi phí nào dưới đây thuộc nhóm được bảo hiểm y tế giúp chi trả?

A. Mua sắm cá nhân.

B. Khám chữa bệnh và thuốc men.

C. Đầu tư kinh doanh.

D. Mua bảo hiểm xe hơi.

Câu 24. Anh A thành lập doanh nghiệp với hơn 100 công nhân. Bên cạnh viêc tạo việc làm, trả công theo lao động, đảm bảo các điều kiện làm việc cho người lao động, anh A còn tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Theo em, hành động của nh A đã góp phần thực hiện tốt những chính sách an sinh xã hội nào?

A. chính sách trợ giúp xã hội, chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

B. chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo; chính sách trợ giúp xã hội.

C. chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo; chính sách bảo hiểm xã hội.

D. chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu

“Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2023 thị trường bảo hiểm đã đạt được những kết quả sau: tổng tài sản ước đạt 913336 tỉ đồng, đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762580 tỉ đồng, giải quyết hơn 1 triệu việc làm cho người lao động.”

(Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, iav.vn, ngày 28/12/2023)

  1. Vai trò của bảo hiểm trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.

  2. Vai trò của bảo hiểm trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

  3. Vai trò của bảo hiểm trong việc góp phần giảm thiểu tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

  4. Vai trò của bảo hiểm trong việc góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau

“Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối tượng hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên được mở rộng, tăng từ 2,863 triệu người năm 2018 lên 3,718 triệu người năm 2023. Từ năm 2023, Chính phủ đã tiến hành trợ giúp khẩn cấp tổng cộng 206765,220 tấn gạo hỗ trợ cứu đói cho 3491156 hộ dẫn với 13746070 nhân khẩu.”

  1. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.

  2. Việc thực hiên chính sách trợ giúp xã hội thông qua trợ cấp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, trẻ mô côi, người khuyết tật,…) và trợ cấp đột xuất cho người dân gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,…) giúp người dân ổn định cuộc sống.

  3. Việc thực hiện chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

  4. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột có chức năng cung cấp, trợ giúp, những người yếu thế trong xã hội nhằm duy trì cuộc sống.

Câu 3. “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động được pháp luật quy định: Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật”.

a) Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng đối với mọi nhân viên.

b) Doanh nghiệp phải thực hiện tất cả các loại bảo hiểm cho các nhân viên.

c) Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ và bảo đảm điều kiện làm việc cho nhân viên.

 d) Doanh nghiệp phải chi trả lương đầy đủ và đúng kì hạn cho nhân viên.

 Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Mặc dù thực tế có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm cùng loại, nhưng với ý tưởng tốt, vận dụng những kinh nghiệm thành công trên thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doạnh bài bản, không cần quá nhiều vốn vẫn tạo nguồn thu nhập ổn định cho chủ thể và kinh doanh thành công”.

a) Ý tưởng chiến lược.

b) Chiến lược kinh doanh.

c) Sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.

d) Bí quyết dẫn đến thành công của chủ thể kinh doanh.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

3

1

3

0

4

5

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

5

9

3

0

4

3

Phát triển bản thân

0

0

0

0

0

0

TỔNG

8

10

6

0

8

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Phát triển bản thân

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3

0

3

0

Bài 1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận biết

Nhận biết được cách tính tổng thu nhập quốc dân.

1

C1

Thông hiểu

Đưa ra được đâu không phải chi tiêu thành phần thuộc chỉ số phát triển con người.

1

C9 

Vận dụng

Biết được vai trò của tăng trưởng kinh tế.

1

C21 

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4

0

4

0

Bài 2. 

Hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận biết

Nhận biết được tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhận biết được hợp tác song phương.

2

C2, 8 

Thông hiểu

Đưa ra được hiệp định thương mại tư do.

1

C10 

Vận dụng

Biết được nội dung của quan hệ quốc tế.

1

C22 

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

8

8

8

8

Bài 3. 

Bảo hiểm

Nhận biết

Nhận biết được quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1

C3 

Thông hiểu

Đưa ra được những vai trò của bảo hiểm xã hội

Chỉ ra được nhận định nào không đúng về bảo hiểm xã hội.

Chỉ ra được nội dung không đúng về bảo hiểm thất nghiệp.

2

4

C11, 16 

C1 

Vận dụng

Biết được những nội dung được bảo hiểm y tế chi trả.

1

C23 

Bài 4. 

An sinh xã hội

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của an sinh xã hội.

1

C4 

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội. 

Chỉ ra được chính sách xã hội cơ bản.

2

C12, 17 

Vận dụng

Đưa ra được các vấn đề về trợ cấp xã hội cho người dân

Vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.

1

4

C24 

C2 

CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 

3

4

3

4

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của lập kế hoạch kinh doanh.

1

C5 

Thông hiểu

Chỉ ra được mục tiêu kinh doanh.

Xác định được chiến lược kinh doanh.

2

C13, 18 

Vận dụng

Đưa ra chiến lược kinh doanh

Áp dụng được chiến lươc kinh doanh vào thực tế

4

C4 

CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

3

4

3

4

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

1

C6 

Thông hiểu

Chỉ ra được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Đưa ra được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

1

4

C14 

C3 

Vận dụng

Đưa ra được doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào GDP

1

C19

CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

3

0

3

0

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Nhận biết

Nhận biết được mục đích của quản lí thu chi

1

C7 

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng về quản lí thu chi.

1

C15 

Vận dụng

Đưa ra được mục đích quản lí chi tiêu ngắn hạn.

1

C20 

                     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay