Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 12 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:

A. sự tự nguyện của công dân.

B. nộp tiền cho Nhà nước.

C. không bắt buộc đối với công dân.

D. nghĩa vụ của công dân.

Câu 2. Nộp thuế là nghĩa vụ của ai?

A. Mọi công dân.

B. Doanh nghiệp.

C. Nhà nước.

D. Tổ chức tư nhân.

Câu 3. Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:

A. chi vào việc riêng của cá nhân.

B. chi tiêu cho những công việc chung.

C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.

D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Mở dịch vụ vận tải.

D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 5. Sở hữu tài sản là gì?

A. Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

B. Là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

C. Là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

D. Là người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.

Câu 6. Đâu là quyền chiếm hữu?

A. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.

B. Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

C. Là chủ sở hữu quyền bán, tặng, cho người khác.

D. Là quyền tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.

Câu 7. Đâu là nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản?

A. Có quyền khai thác khoáng sản ở trong đất nhà mình.

B. Tuân thủ an toàn lao động.

C. Được thực hiện hành vi trái pháp luật.

D. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản.

Câu 8. Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

A. theo ủy quyền của Nhà nước.

B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.

D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Câu 9. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ

A. yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

B. chỉ dạy và đánh đạp con cái.

C. cho con đi học đến năm 16 tuổi.

D. nuôi nấng và chăm sóc cho con đến hết 14 tuổi.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi đến tuổi trưởng thành.

B. Khi đủ điều kiện kết hôn.

C. Khi muốn thay đổi cuộc sống.

D. Khi gia đình hai bên đồng ý.

Câu 11. Công dân chỉ được phép kết hôn khi

A. đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 18 tuổi trở nên đối với nữ.

B. đủ 21 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi trở nên đối với nữ.

C. đủ 22 tuổi trở nên đối với nam và đủ 10 tuổi trở nên đối với nữ.

D. đủ 19 tuổi trở nên đối với nam và đủ 17 tuổi trở nên đối với nữ.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng?

A. Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.

B. Không có nghãi vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt.

C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

D. Có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 13. Mọi công dân có quyền được học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

A. Quyền được tự chủ trong học tập.

B. Quyền được đi học.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được Nhà nước tài trợ đi học.

Câu 14. Đâu là nghĩa vụ của công dân trong học tập?

A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.

B. Được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân.

C. Được học tập trong môi trường năng động.

D. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc.

Câu 15. Học tập là

A. quyền của công dân.

B. nghĩa vụ của Nhà nước.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.

Câu 16. Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?

A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.

B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.

C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

Câu 17. Đảm bảo an sinh xã hội là

A. chăm sóc sức khỏe người dân.

B. tạo nền kinh tế tiên tiến, phát triển.

C. sự nghiệp của toàn dân.

D. nền tảng để xây dựng một quốc gia ổn định, hạnh phúc.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?

A. Khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

B. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

C. Đảm bảo môi trường sống trong lành.

D. Bí mật thông tin cá nhân.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Tôn trọng y, bác sĩ.

B. Thực hiện phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn.

C. Đảm bảo vệ sinh trong lao động.

D. Hợp tác đầy đủ với y, bác sĩ.

Câu 20. Hành vi nào sau đây thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc được đảm bảo an sinh xã hội?

A. Gia đình ông D đã nhận được hỗ trợ của địa phương về nước sạch trong sinh hoạt.

B. Bà H đã hưởng chế độ hưu trí khi về hưu theo quy định của pháp luật.

C. Vợ chồng anh T đã sử dụng đúng số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng cà phê.

D. Bạn T đã nhận được hỗ trợ học nghề sau khi đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 21. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hóa.

B. Bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tái tạo di sản văn hóa.

D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.

B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.

C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.

D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.

C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.

Câu 24. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

Trong một lần đi tham quan thành cổ Sơn Tây, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

A. Bạn P.

B. Bạn Q.

C. Bạn T.

D. Cả 3 bạn.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:  

      Một gia đình làm hồ sơ đăng kí thành lập hộ kinh doanh, chuyên kinh doanh quạt điện nội địa. Từ ngày có giấy chứng nhận hộ kinh doanh, gia đình này chuyên bán các loại quạt điện hàng nội địa đúng theo giấy phép kinh doanh. Vào mùa hè, doanh số bán hàng khá lớn, hộ gia đình quyết định nhập thêm quạt ngoại để bán thử, nếu bán được sẽ đăng kí thay đổi, đăng kí bổ sung mặt hàng này sau.

a. Gia đình đã làm hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh chuyên kinh doanh quạt điện xuất khẩu.

b. Gia đình đã nhận được giấy chứng nhận hộ kinh doanh.

c. Mặt hàng mà hộ kinh doanh đã quyết định nhập thêm bán thử vào mùa hè là quạt ngoại.

d. Gia đình sẽ không phải đăng ký thay đổi hoặc bổ sung mặt hàng kinh doanh nếu chỉ bán thử quạt ngoại.

Câu 2. Đọc các thông tin sau:  

       Ông S và bà D kí kết với nhau hợp đồng thuê nhà. Theo hợp đồng thuê nhà, bà D thuê nhà mặt phố của gia đình ông S để bán hàng may mặc; nhà có hai phòng ngăn nhau bằng một bức tường. Sau khi thuê được hơn 1 tháng, thấy để riêng từng phòng thì chật chội bà D đã thuê thợ đến phá bức tường ngăn này để hai phòng thông nhau cho rộng và thoáng. Con trai bà D khuyên bà nên hỏi và xin ý kiến đồng ý của ông S thì hãy làm nhưng bà D không nghe. Bà nói “Tôi mất tiền thuê nhà, tôi muốn làm gì là quyền của tôi”. 

a. Người thuê nhà phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. 

b. Hành vi của bà D có thể không gây ra hậu quả gì vì chỉ là phá bỏ một bức tường.

c. Việc bà D tự ý phá bỏ bức tường vi phạm điều khoản trong hợp đồng thuê nhà 

d. Bà D được quyền phá bỏ bức tường ngăn mà không cần xin ý kiến ông S. 

Câu 3. Đọc đoan thông tin sau đây: 

     Anh T và chị G kết hôn và có một con trai 8 tháng tuổi. Do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và giữa anh T với gia đình vợ nên đã có lần chị G nói với anh T việc li hôn. Một lần hai người cãi nhau rất to, chị G tức giận nên mang con trai về với nhà mẹ đẻ. Khi anh T đến thăm con thì chị G không đồng ý và đuổi anh về. 

a. Hành động của chị G đuổi anh T khi đến thăm con là vi phạm quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. 

b. Hành động của chị G không gây ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ. 

c. Để giải quyết mâu thuẫn, vợ chồng anh T và chị G nên nói chuyện thẳng thắn và tìm ra giải pháp. 

d. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, anh T vẫn có quyền thăm con trai.   

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau đây: 

      Di tích lịch sử - văn hóa C đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh X, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên đến tham quan, du lịch, được cán bộ, nhân viên tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Ngoài tham quan, di lịch, nhiều người còn đến đây tìm hiểu, thu thập tư liệu để làm tài liệu nghiên cứu. Đối với khách du lịch muốn thu thập tư liệu nghiên cứu thì những cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hóa không muốn cung cấp thông tin, tư liệu và thường từ chối bằng câu “Tôi không có quyền”. 

a. Việc cán bộ quản lý di tích C từ chối cung cấp thông tin không vi phạm quy định về bảo vệ di tích. 

b. Việc cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu tạo điều kiện để di tích được nghiên cứu và bảo tồn tốt hơn. 

c. Các nhà nghiên cứu có thể khiếu nại lên cơ quan quản lí di tích cấp trên. 

d. Các cán bộ quản lí không có trách nhiệm phục vụ khách tham quan.  

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 7: MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế 

Nhận biết

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả về hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. 

3

C1, C2, C3

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh, nộp thuế. 

2

2

C4

C1a, C1b

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong kinh doanh và nộp thuế đình bằng những hành vi phù hợp. 

2

C1c, C1d

Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Nhận biết 

Nêu được các quy định cơ bản và nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. 

3

1

C5, C6, C7

C2a

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp xâm phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. 

1

3

C8

C2b, C2c, C2d

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp. 

CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI 

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình 

Nhận biết 

Nêu được một số quy định và nhận biết được tác hại, hậu quả trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân và gia đình 

3

C9, C10, C11

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số tình huống đơn giản thường gặp trong hôn nhân và gia đình. 

1

2

C12

C3a, C3b

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp.  

2

C3c, C3d

Bài 11. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. 

3

C13, C14, C15

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp.  

1

3

C16

C2a, C2b, C2c

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập. 

1

1

C10

C2d

Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội 

Nhận biết 

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội. 

2

C17, C18

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội trong một số tình huống đơn giản thường gặp. 

1

C19

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.   

1

4

C20

C4a, C4b, C4c, C4d

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa 

Nhận biết 

Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm  trong bảo vệ di sản văn hóa. 

2

C21, C22

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa.

1

C23

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa. 

1

4

C24

C4a, C4b, C4c, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay