Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì?
A. USD.
B. HDI.
C. GNI.
D. GDP.
Câu 2. Năm nào là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam có cán cân thương mại đạt mức thặng dư?
A. Năm 2020.
B. Năm 2021.
C. Năm 2022.
D. Năm 2023.
Câu 3. Bảo hiểm gồm các loại hình nào dưới đây?
A. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm nhân thọ.
B. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản.
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ.
Câu 4. Vai trò của an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là gì?
A. Giúp nâng cao hiệu quả quản lí xã hội, góp phần xóa đói giảm ghèo, giảm bất bình đẳng,…
B. Được hỗ trợ giải quyết việc làm.
C. Được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch,…
D. Tăng thu nhập cho người yếu thế.
Câu 5. Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:
A. chiến lược kinh doanh.
B. kế hoạch sản xuất.
D. chiến lược đàm phán.
C. kế hoạch tài chính.
Câu 6. Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.
Câu 7. Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.
C. Nâng cao kiến thức.
D. Giúp rèn luyện tính tự giác.
Câu 8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển con người.
C. Tiến bộ xã hội.
D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.
Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng về hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
B. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.
C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa vào trình độ phát triển tương đồng.
Câu 10. Bảo hiểm thương mại có lợi ích gì cho doanh nghiệp?
A. Bảo vệ tài sản doanh nghiệp khỏi rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp.
B. Cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên.
C. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
D. Đầu tư vào bất động sản.
Câu 11. Ý nào sau đây nói không đúng về chính sách trợ giúp xã hội?
A. Bảo vệ phổ cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro.
B. Bao gồm các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
C. Trợ cấp xã hội đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ như thiên tai, hỏa hoặn, dịch bệnh,… giúp họ ổn định cuộc sống.
D. Góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo và ổn định xã hội
Câu 12. Ý nào sau đây không phải điều lưu ý khi lập kế hoạch tài chính?
A. Chỉ ra nhu cầu về vốn, khả năng bảo đảm vốn từ nguồn cung ứng.
B. Lập báo cáo tài chính dự kiến.
C. Phân tích điểm hòa vốn của hoạt động đầu tư.
D. Phân tích điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh.
Câu 13. Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Ủng hộ tiền cho các vùng kinh tế khó khăn.
B. Sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
D. Cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ trên thị trường.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không là thời hạn xác định mục tiêu tài chính của gia đình?
A. Mục tiêu tài chính vô hạn.
B. Mục tiêu tài chính ngắn hạn.
C. Mục tiêu tài chính trung hạn.
D. Mục tiêu tài chính dài hạn.
Câu 15. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:
A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
B. nâng cao chất lượng tăng trưởng.
C. giữ vững ổn định chính trị.
D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 16. Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là gì?
A. Du lịch phát triển mạnh.
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.
C. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng.
D. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Câu 17. Anh A kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh A?
A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
B. Bảo hiểm sức khỏe.
C. Bảo hiểm phi nhân thọ.
D. Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 18. Những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?
A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.
Câu 19. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh.
B. Thực hiện đa dạng hóa nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.
C. Tăng cường tuyển dụng người lao động có trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
D. Tích trữ các nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
Câu 20. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?
A. 50,27 %
B. 51,27 %
C. 52,27 %
D. 53,27 %
Câu 21. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?
A. Hay đi chợ để nợ cho con.
B. Tốt vay dày nợ.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
D. Của đi thay người.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây không đúng về sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi của một hoạt động kinh doanh.
B. Sao chép kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp thành công sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả.
C. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
D. Kế hoạch kinh doanh giúp cho chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
Câu 23. Việc làm nào dưới đây không phải là hình thức thực hiện trách nhiệm nhân văn đối với xã hội của doanh nghiệp?
A. Thường xuyên ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa do Mặt trận Tổ quốc phát động.
B. Tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng ở địa phương.
C. Tài trợ cho các sáng kiến cộng đồng.
D. Thường xuyên tổ chức các đợt bán hàng khuyến mại.
Câu 24. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen
A. ứng phó với bạo lực học đường.
B. học tập tự giác, tích cực.
C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Chủ thế thống nhất quản lí về an sinh xã hội là:
a) Bộ Tài Chính.
b) Quốc hội.
c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Nhà nước.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau
“Dù kinh doanh ở ngành hay lĩnh vực nào cũng luôn có những chương trình ưu đãi cho khách hàng. Nên có nhiều chương trình khuyến mạn, giảm giá với nhưng mặt hàng mới lạ. Áp dụng vào các dịp lễ tế để đẩy mạnh doanh thu của đơn vị kinh doanh. Một trong những vấn đề phổ biến trong kinh doanh là rất hạn chế việc xây dựng nền tảng chăm sóc khách hàng. Một mô hình kinh doanh mà không biết cách khai thác tệp khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả sẽ rất khó để thành công”.
a) Chương trình chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp.
b) Kế hoạch thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Kế hoạch bán hàng, tiếp thị, quảng cáo của các chủ thể kinh doanh.
d) Chiến lược giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường.
Câu 3. Việc làm dưới đây của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển của xã hội:
a) Doanh nghiệp T chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các nhân viên làm lâu năm trong công ty.
b) Hằng năm, Doanh nghiệp M đều xây nhà tình nghĩa giúp đỡ các gia đình khó khăn ở địa phương.
c) Doanh nghiệp D có nhiều biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
d) Cứ vào dịp cuối năm, doanh nghiệp T lại khen thưởng, nâng lương cho các cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc cho đơn vị.
Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau:
“Gia đình chị M phân chia rõ trách nhiệm tài chính cho các thành viên gia đình. Chị sẽ phụ trách những chi tiêu cố định trong nhà như điện nước, ăn uống, internet,… chồng chị phụ trách các khoản chi phí khác như tiền học học cho con, quan hệ ngoại giao, vui chơi, mua sắm,…cuối tháng, hai vợ chồng tổng kết các khoản chi, thu nhập và tiên dư mỗi tháng để tiết kiệm”.
a) Hình thức quản lí thu, chi của gia đình M là không hiệu quả và không thể đạt được mục tiêu tài chính trong gia đình.
b) Để thực hiện các mục tiêu tài chính trong gia đình chị M, mọi khoản chi tiêu nên do một người quyết định.
c) Muốn quản lí thu, chi trong gia đình hiệu quả, vợ chồng chị M phải ghi chi tiết hàng ngày để điều chỉnh thói quen chi tiêu.
d) Vợ chồng chị M cần dành thời gian thảo luận với nhau thường xuyên để biết rõ các khoan thu, chi trong gia đình.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 5 | 1 | 6 | 0 | 3 | 4 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 2 | 6 | 4 | 1 | 5 | 3 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 7 | 7 | 10 | 1 | 8 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||||||||||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | ||||||||||||||||||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Nhận biết được tên viết tắt của tổng thu nhập quốc dân | 1 | C1 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ tiểu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế | 1 | C8 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được hậu quả của tăng trưởng kinh tế không hợp lí | 1 | C15 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | ||||||||||||||||||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được năm nước ta đạt giá trị thặng dư | 1 | C2 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nội dung đúng về hội nhập kinh tế quốc tế | 1 | C9 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được kết quả của hội nhập quốc tế ở nước ta | 1 | C16 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | ||||||||||||||||||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nhận biết được các loại hình bảo hiểm | 1 | C3 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được lợi ích của bảo hiểm thương mại | 1 | C10 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được một số loại bảo hiểm | 1 | C17 | |||||||||||||||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội | 1 | C4 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nội dung không đúng về chính sách trợ giúp xã hội | 1 | C11 | |||||||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được những cá nhân có thể tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta | 1 | C18 | |||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH | ||||||||||||||||||||
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh | Nhận biết | Nhận biết được chiến lược kinh doanh | Nhận biết được chương trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp | 1 | 1 | C5 | C2a | |||||||||||||
Thông hiểu | Đưa ra được chiến lược kinh doanh | Chỉ ra được nội dung không đúng khi lập kế hoạch tài chính. | 1 | 3 | C12 | C2b, c, d | ||||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được những yếu tố để khắc phục rủi ro khi kinh doanh | Chỉ ra được biểu hiện không đúng về việc lập kế hoạch kinh doanh. | 2 | C19,22 | ||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIÊP | ||||||||||||||||||||
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được trách nhiệm tự nguyện, từ thiện | 1 | C6 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được việc làm không thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp. Đưa ra được những đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội | 1 | 4 | C13 | C3 | |||||||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được số liệu đóng góp của doanh nghiệp vào GDP | Đưa ra được 1 số hành vị không phải thực hiện trách nhiệm nhân văn với xã hội của doanh nghiệp | 2 | C20, 23 | ||||||||||||||||
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH | ||||||||||||||||||||
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Nhận biết | Nhận biết được thu chi trong gia đình | 1 | C7 | ||||||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải xác định mục tiêu xác định tài chính gia đình. Chỉ ra được hình thức quản lí chi tiêu | 1 | 1 | C14 | C4a | |||||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra những câu ca dao về quản lí chi tiêu. Đưa ra được thói quen quản lí chi tiêu. Đưa ra được kế hoạch quản lí chi tiêu | 2 | 3 | C21, 24 | C4b, c, d | |||||||||||||||