Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Cơ cấu kinh tế là gì?

A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.

B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí.

C. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.

D. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

Câu 2. Việt Nam kí kết bao nhiêu hiệp định thương mại song phương?

A. 90 hiệp định.

B. Hơn 90 hiệp định.

C. 80 hiệp định.

D. Hơn 80 hiệp định.

Câu 3. Bảo hiểm gồm các loại hình nào dưới đây?

A. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm nhân thọ.

B. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.

C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản.

D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ.

 Câu 4. Nội dung nào dưới đây là cơ sở của việc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội?

A. Mục đích an sinh xã hội.

B. Quyền con người.

C. Chức năng xã hội của Nhà nước.

D. Nhu cầu hưởng an sinh xã hội của các thành viên trong xã hội.

Câu 5. Để triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, gồm mấy kế hoạch cụ thể?

A. Bốn kế hoạch.

B. Năm kế hoạch.

C. Sáu kế hoạch.

D. Bảy kế hoạch.

Câu 6. Việc doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm kinh tế

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm tự nguyện.

Câu 7. Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là

A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.

B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.

C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.

D. chi tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 8. Đâu là công thức tính GDP?

A. GDP = C + I + G + (X – M)

B. GDP = C + I + G(X – M)

C. GDP = C x I + G + (X – M)

D. GDP = C + I – G + (X – M)

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

B. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.

C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

D. Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa vào trình độ phát triển tương đồng.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về bảo hiểm thất nghiệp?

A. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động.

B. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.

C. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề,…

D. Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 11. Ý nào sau đây nói không đúng về chính sách trợ giúp xã hội?

A. Bảo vệ phổ cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro.

B. Bao gồm các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

C. Trợ cấp xã hội đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ như thiên tai, hỏa hoặn, dịch bệnh,… giúp họ ổn định cuộc sống.

D. Góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo và ổn định xã hội

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự cần thiết của việc kế hoạch kinh doanh?

A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.

B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

D. Lập lế hoạch kinh donah chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.

 Câu 13. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh.

B. Đối xử công bằng với người lao động.

C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.

D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường. 

 Câu 14. Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Đảm bảo ổn định dòng tiền cho việc mua sắm của gia đình.

B. Tối ưu hóa sử dụng khoản thu của bản thân.

C. Chủ động kiểm soát chi tiêu của bản thân.

D. Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.

Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phát triển bền vững?

A. Tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác nguồn nhân lực sẵn có và tài nguyên thiên nhiên.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ.

C. Đảm bảo công bằng xã hội.

D. Thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện.         

Câu 16. Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là gì?

A. Du lịch phát triển mạnh.

B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.

C. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng.

D. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Câu 17. Anh A kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh A?

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm sức khỏe.

C. Bảo hiểm phi nhân thọ.

D. Bảo hiểm nhân thọ.

Câu 18. Chức năng của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta là:

A. Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.

B. Hạn chế, đẩy lùi và ngăn chặn triệt để rùi ro.

C. Phát huy tối đa những tác động tích cực của nền kinh tế số.

D. Giảm thiểu tối đa các biến cố, rủi ro xảy ra trong cuộc sống.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng về kế hoạch hoạt động kinh doanh?

A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh mô tả chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp để triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh.

B. Kế hoạch hoạt động kinh doanh khái quát các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp.

C. Kế hoạch hoạt động kinh doanh giới thiếu khai quát về ý tưởng, mục tiêu và điều kiện kinh doanh.

D. Kế hoạch hoạt động kinh doanh trình bày ngắn gọn, khai quát những thông tin cơ bản về các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

B. Tạo động lực giúp người lao động gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

C. Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

D. Giúp tạo môi trường kinh doanh lành mạnh của quốc gia.

Câu 21. Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. 

B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 

C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. 

D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Câu 22. Để đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai, mỗi gia đình cần phải:

A. Quản lí được tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình.

B. Trang bị kĩ năng quản lí thu, chi trong gia đình.

C. Chỉ chi tiêu những khoản rất cần thiết để duy trì cuộc sống.

D. Tận dụng mọi khoảng thời gian rảnh rỗi để tăng các nguồn thu nhập. 

Câu 23. Bảo hiểm y tế giúp chi trả chi phí nào dưới đây?

A. Mua sắm cá nhân.

B. Khám chữa bệnh và thuốc men.

C. Đầu tư kinh doanh.

D. Mua bảo hiểm xe hơi.

Câu 24. Những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?

A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.

B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.

a. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gấp ba lần so với năm 2011.

b. Năm tăng nhiều nhất về GNI bình quân đầu người trong giai đoạn 2011 – 2020 là năm 2012.

c. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 tăng 12% so với năm 2012.

d. Nếu GNI bình quân đầu người năm 2011 là 1000 USD, thì năm 2020 GNI bình quân đầu người sẽ vào khoảng 2000 USD.

 Câu 2. Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

a. Công ty chế biến thủy sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá ba sa.

b. Cáo buộc bán phá giá của Hoa Kỳ đối với công ty chế biến thủy sản M chỉ ảnh hưởng đến công ty M mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước.

c. Việc bị cáo buộc bán phá giá có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

d. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

 Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động được pháp luật quy định: Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật”.

a) Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng đối với mọi nhân viên.

b) Doanh nghiệp phải thực hiện tất cả các loại bảo hiểm cho các nhân viên.

c) Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ và bảo đảm điều kiện làm việc cho nhân viên.

d) Doanh nghiệp phải chi trả lương đầy đủ và đúng kì hạn cho nhân viên.

 Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Mặc dù thực tế có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm cùng loại, nhưng với ý tưởng tốt, vận dụng những kinh nghiệm thành công trên thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doạnh bài bản, không cần quá nhiều vốn vẫn tạo nguồn thu nhập ổn định cho chủ thể và kinh doanh thành công”.

a) Ý tưởng chiến lược.

b) Chiến lược kinh doanh.

c) Sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.

d) Bí quyết dẫn đến thành công của chủ thể kinh doanh.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

5

1

6

0

3

4

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

2

6

4

1

5

3

Phát triển bản thân

0

0

0

0

0

0

TỔNG

7

7

10

1

8

7

   TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Phát triển bản thân

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3

4

3

4

Bài 1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm cơ cấu kinh tế

1

C1

Thông hiểu

Đưa ra được công thức tính GDP

1

C8

Vận dụng

Nêu được biểu hiện không phải của phát triển bền vững.

- Đưa ra được số liệu tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta

1

4

C15

C1

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3

4

3

4

Bài 2. 

Hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận biết

Nhận biết được những hiệp định thương mại mà nước ta đã kí

Nhận biết được thị trường tiêu thụ lớn của nước ta.

1

1

C2

C2d

Thông hiểu

Chỉ ra được nhận định đúng về hội nhập kinh tế quốc tế

1

C9

Vận dụng

Đưa được những kết quả đã đạt được khi nước ta hội nhập hoá quốc tế

Đưa ra được những vấn đề trong hội nhập thị trường thế giới của thuỷ sản nước ta.

1

3

C16

C2a, b, c

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

8

0

8

0

Bài 3. 

Bảo hiểm

Nhận biết

Nhận biết được các loại hình bảo hiểm

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung đúng về bảo hiểm thất nghiệp

1

C10

Vận dụng

Chỉ ra được 1 số loại bảo hiểm khi kí kết hợp đồng lao động

Chỉ ra được những vấn đề mà bảo hiểm xã hội chi trả

2

C17, 23

Bài 4. 

An sinh xã hội

Nhận biết

Nhận biết được cơ sở của quyền hưởng an sinh xã hội

1

C4

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng về chính sách trợ giúp xã hội

1

C11

Vận dụng

Nêu được chức năng của hệ thống an sinh xã hội

Đưa ra được những người có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên

2

C18, 24

CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

3

4

3

4

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được các bước triển khai ý tưởng kinh doanh

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được sự cần thiết của lập kế hoạch kinh doanh.

Chỉ ra được nội dung không đúng về sự cầ thiết lập kế hoạch kinh doanh.

- Chỉ ra được sự thành công của chủ thể kinh doanh

1

4

C12

C4

Vận dụng

Nêu được kế hoạch hoạt động kinh doanh

1

C19

CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIÊP

3

4

3

4

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp

1

C6

Thông hiểu

Nêu được nhận định không đúng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Chỉ ra được những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động

1

4

C13

C3

Vận dụng

Nêu được ý sai về sự cần thiết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1

C20

CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

4

0

4

0

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Nhận biết

Nhận biết được thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình

1

C7

Thông hiểu

Nêu được biểu hiện của mục đích quản lí thu chi

1

C14

Vận dụng

Đưa ra được cách quản lí chi tiêu.

Đưa ra được mục tiêu tài chính của gia đình

1

C21, 22

                     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay