Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

  1. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
  3. Tự do tìm kiếm thị trường.
  4. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?

  1. Thu lợi nhuận.
  2. Phát triển thương hiệu.
  3. Mở rộng thị trường.
  4. Nộp thuế cho Nhà nước.

Câu 3: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quản lí thuế?

  1. Khai thuế chính xác, trung thực.
  2. Nộp tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn.
  3. Gây phiền hà tới người nộp thuế.
  4. Sử dụng mã thuế theo quy định pháp luật.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

  1. Sản xuất
  2. Từ thiện.
  3. Trao đổi hàng hoá
  4. Dịch vụ.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:

  1. sự tự nguyện của công dân.
  2. nộp tiền cho Nhà nước.
  3. không bắt buộc đối với công dân.
  4. nghĩa vụ của công dân.

Câu 6: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:

  1. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
  2. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
  3. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
  4. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

  1. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
  2. Sản xuất hàng gia dụng.
  3. Mở dịch vụ vận tải.
  4. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 8: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?

  1. Tiền.
  2. Sản vật.
  3. Sản phẩm.
  4. Thuế.

Câu 9: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?

  1. Kinh doanh mại dâm.
  2. Kinh doanh pháo pháo nổ.
  3. Kinh doanh rượu, bia.
  4. Kinh doanh động vật hoang dã.

Câu 10: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:

  1. chi vào việc riêng của cá nhân.
  2. chi tiêu cho những công việc chung.
  3. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
  4. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 11: Thuế là khoản đóng góp có tính chất:

  1. tự nguyện.
  2. bắt buộc.
  3. ủng hộ nhân đạo.
  4. quyên góp.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

  1. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
  2. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
  3. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
  4. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” thuộc Hiến pháp nào?

  1. Điều 31 Hiến pháp năm 2013.
  2. Điều 32 Hiến pháp năm 2013.
  3. Điều 33 Hiến pháp năm 2013.
  4. Điều 34 Hiến pháp năm 2013.

Câu 2: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?

  1. Chi trả lương cho công chức.
  2. Tích luỹ cá nhân.
  3. Làm đường xá, cầu cống.
  4. Xây dựng trường học công.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

  1. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
  2. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
  3. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
  4. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Trong quá trình kinh doanh, những người tham gia kinh doanh không được thực hiện yêu cầu nào sau đây?

  1. Phải có giấy phép kinh doanh.
  2. Nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
  3. Kinh doanh đúng ngành, đúng mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép.
  4. Phải tìm cách để thu được lợi nhuận cao bằng mọi giá.

Câu 5: Doanh nghiệp không có quyền nào sau đây?

  1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  2. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng.
  3. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh.
  4. Tuyển dụng và thuê lao động theo mong muốn của doanh nghiệp.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền kinh doanh của công dân?

  1. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
  2. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
  3. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
  4. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?

  1. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
  2. Khai thuế chính xác, trung thực.
  3. Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  4. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Ngành nghề nào sau đây bị cấm kinh doanh?

  1. Kinh doanh chất ma túy các loại.
  2. Kinh doanh các loại bia, rượu.
  3. Kinh doanh thực phẩm nhập khẩu.
  4. Kinh doanh trang sức.

Câu 9: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người trốn thuế bị phạt bao nhiêu?

  1. 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
  2. 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng.
  3. 500.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng.
  4. 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.

Câu 10: Theo em khẳng định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” thuộc Hiến pháp nào?

  1. Điều 46 Hiến pháp năm 2013.
  2. Điều 47 Hiến pháp năm 2013.
  3. Điều 48 Hiến pháp năm 2013.
  4. Điều 49 Hiến pháp năm 2013.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Gia đình bà Hoa mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh) nhưng bà Hoa bán thêm cả các mặt hàng điện tử. Hàng tháng bà Hoa vẫn nộp đầy đủ thuế đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng không đóng thuế các mặt hàng điện tử. Theo bà Hoa, những mặt hàng kinh doanh không có trong Giấy phép kinh doanh thì không phải nộp thuế. Những sai phạm của bà Hoa trong hoạt động kinh doanh là gì?

  1. Bà Hoa không có sai phạm gì trong kinh doanh.
  2. Bà Hoa kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký.
  3. Bà Hoa vi phạm pháp luật vì trốn thuế.
  4. Bà Hoa có nhiều sai phạm trong kinh doanh như: kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký từ đó kiếm lợi nhuận và trốn thuế.

Câu 2: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:

  1. Đạo đức trong kinh doanh.
  2. Mặt hàng kinh doanh.
  3. Đăng ký và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
  4. Quyền công dân trong kinh doanh.

Câu 3: Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?

  1. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
  2. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
  3. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
  4. Nhân viên thu ngân và anh B đều không vi phạm.

Câu 4: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

  1. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
  2. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.
  3. Quyền tự do kinh doanh.
  4. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 5: Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?

  1. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
  2. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  3. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
  4. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.

Câu 6: Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  1. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  3. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng ký.
  4. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

  1. Từ 1 – 5 năm.
  2. Từ 2 – 3 năm.
  3. Từ 2 – 4 năm.
  4. Từ 2 – 7 năm.

Câu 2: Trong chuyến đi công tác ở cửa khẩu Lao Bảo, anh C đã tranh thủ mua một số hàng hóa có dán nhãn nước ngoài, trị giá 200 triệu đồng. Khi mua hàng, anh đã không yêu cầu người bán hàng ghi hóa đơn bán hàng cũng như cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên đường về, phong Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lí kinh tế và chức vụ phối hợp với Quản lí thị trường Quảng Trị để kiểm tra số hàng hóa của anh C. Do anh C không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên nên cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C để xử lí. Tại sao cơ quan chức năng lại tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C?

  1. Vì đó là hàng nước ngoài nên khi nhập vào gây ảnh hưởng đến người bán hàng trong nước.
  2. Vì anh C không có khả năng bán được số hàng này.
  3. Vì số hàng này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có thể hàng nhập lậu để trốn thuế.
  4. Vì anh C trốn thuế.

 

Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập kinh tế pháp luật 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay