Giáo án và PPT đồng bộ Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Kinh tế và pháp luật 12 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
- Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- Đọc yêu cầu trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu (SGK – tr.6):
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế được sử dụng để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia không chỉ quan tâm thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Biểu đồ 1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2016, 2018, 2020,
NXB Thống kê)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Từ biểu đồ, ta thấy tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm, từ 9,2% xuống 4,8%.
+ Ý nghĩa:
- Chính sách và các biện pháp kinh tế và xã hội đã hiệu quả trong việc cải thiện điều kiện sống cho người dân.
- Nền kinh tế đang phát triển, chính sách xã hội đạt hiệu quả.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu để xác định sự tăng trưởng kinh tế.
- Nêu được vai trò của tăng trưởng kinh tế.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế với chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 1.a SGK tr.7 – 9 và trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? + Trình bày các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr.7) để tìm hiểu thêm về cách tính GDP và cách tính GNI. - GV chia HS thành 4 nhóm, đọc thông tin, quan sát Biểu đồ 2, Bảng 1 – 3 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên? Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2016, 2018, 2020, NXB Thống kê) + Nhóm 2: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người. Bảng 1. Chỉ tiêu GDP, GDP/người năm 2022 của Trung Quốc và Singapore
(Theo Ngân hàng Thế giới) + Nhóm 3: 1/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này. 2/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021? Bảng 2. Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam 2021 – 2022
(Theo Ngân hàng Thế giới) + Nhóm 4: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người. Bảng 3. Chỉ tiêu GNI, GNI/người năm 2022 của Việt Nam – Trung Quốc – Singapore
(Theo Ngân hàng Thế giới) - GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. + Video kinh tế Việt Nam 2023: + Video tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Trả lời Câu hỏi Thông tin (SGK – tr.7) + Chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta nhìn chung tăng trưởng nhanh (năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước). + Tuy nhiên, giảm nhẹ vào năm 2021 (năm 2021 là 2,87% giảm xuống 2,56% vào năm 2021). * Trả lời câu hỏi Bảng 1 (SGK – tr.8) + Chỉ tiêu GDP là bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư. + Chỉ số GDP/người là thước đo mức sống người dân của một quốc gia vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hằng năm mà bình quân một người dân có thể có. * Trả lời câu hỏi Bảng 2 (SGK – tr.9) 1/ Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 đều tăng. Ý nghĩa: GDP và GNI tăng chứng tỏ mức thu nhập của nền kinh tế Việt Nam đạt ở mức ổn định trong một thời gian nhất định. 2/ Năm 2022 tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn so với năm 2021. * Trả lời câu hỏi Bảng 3 (SGK – tr.9) + GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. + GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định. - Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng. - Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người). + Tổng thu nhập quốc dân (GNI). + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Vai trò của tăng trưởng kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung Mục 1.b SGK tr.10 và cho biết: Trình bày vai trò của tăng trưởng kinh tế. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vai trò của tăng trưởng kinh tế. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: + Em hãy chỉ ra vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong những thông tin trên. + Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng kinh tế. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong thông tin: + Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh. + Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. + Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. * Chứng minh vai trò của tăng trưởng kinh tế ở địa phương em: Trình bày dưới Nhiệm vụ 2. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Vai trò của tăng trưởng kinh tế. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia: - Điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu. - Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao,... - Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. - Là tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế Hải Phòng tăng trưởng 10,34%, đứng thứ 5 trên cả nước 1. Số liệu tăng trưởng kinh tế tại Hải Phòng - Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng cao so cùng kì, một số chỉ tiêu tuy tăng thấp hơn so với cùng kì nhưng vẫn ở mức cao và vẫn đứng trong top đầu của cả nước như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 5; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đứng thứ 9. - GRDP tăng 10,34% so với cùng kì năm trước, đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng. - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,11%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 11,54%; khu vực dịch vụ tăng 10,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,83%. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Hải Phòng Cơ cấu nền kinh tế của Hải Phòng trong năm 2023 2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng - Đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ. - Mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỉ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,… - Giảm tỉ lệ thất nghiệp. - Tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội. (Theo Báo Pháp luật) * GV trình chiếu cho HS quan sát video về tình hình kinh tế Hải Phòng: + Kinh tế Hải Phòng trong mùa dịch Covid-19: + Hải Phòng hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023: | |||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Vai trò của phát triển kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung Mục 2.b SGK tr.13 và cho biết: Trình bày vai trò của phát triển kinh tế. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vai trò của phát triển kinh tế. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: + Em hãy chỉ ra vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong thông tin trên. + Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong thông tin: + Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực. + Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên. + Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. * Chứng minh vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế ở địa phương em: Trình bày dưới Nhiệm vụ 2. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Vai trò của phát triển kinh tế. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Vai trò của phát triển kinh tế - Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế. - Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,... Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế TP Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng, phát triển kinh tế năm 2023 |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA, NGHỊCH NGỮ: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA
- Biện pháp tu từ nói mỉa được thể hiện trong lời nói như thế nào? Lấy ví dụ từ và cụm từ sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa.
- Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa là gì?
- Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa.
- Phân biệt giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
- Yếu tố nào được thể hiện khi người nói sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa?
- Cách trần thuật và giọng điệu trần thuật được thể hiện như thế nào khi sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa?
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGHỊCH NGỮ
- Chỉ ra một số dấu hiệu để nhận biết nghịch ngữ. Lấy ví dụ.
- Mục đích của việc sử dụng nghịch ngữ là gì?
- Nêu hiệu quả của việc sử dụng nghịch ngữ trong văn bản văn học.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
A. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
C. Tự do tìm kiếm thị trường.
D. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?
A. Thu lợi nhuận.
B. Phát triển thương hiệu.
C. Mở rộng thị trường.
D. Nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 3: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quản lí thuế?
A. Khai thuế chính xác, trung thực.
B. Nộp tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn.
C. Gây phiền hà tới người nộp thuế.
D. Sử dụng mã thuế theo quy định pháp luật.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất
B. Từ thiện.
C. Trao đổi hàng hoá
D. Dịch vụ.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:
A. sự tự nguyện của công dân.
B. nộp tiền cho Nhà nước.
C. không bắt buộc đối với công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 6: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 8: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
Câu 9: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?
A. Kinh doanh mại dâm.
B. Kinh doanh pháo pháo nổ.
C. Kinh doanh rượu, bia.
D. Kinh doanh động vật hoang dã.
Câu 10: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:
A. chi vào việc riêng của cá nhân.
B. chi tiêu cho những công việc chung.
C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?
- GNI/người.
- GDP/người.
- GPT/người.
- BMI/người.
Câu 2 (0,25 điểm). Việt Nam không phải là thành viên của các tổ chức kinh tế nào?
- ASEAN
- EURO
- APEC
- WTO
Câu 3 (0,25 điểm). HDI là chỉ số gì?
- Chỉ số phát triển con người
- Chỉ số tuổi thọ trung bình
- Chỉ số thu nhập quốc dân
- Chỉ số sản phẩm quốc nội
Câu 4 (0,25 điểm). Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia là loại bảo hiểm nào?
- Hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Bảo hiểm y tế bắt buộc.
Câu 5 (0,25 điểm). Nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội?
- Ngân sách nhà nước.
- Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Sự ủng hộ, tài trợ của các đơn vị sử dụng lao động.
Câu 6 (0,25 điểm). Bảo hiểm có bao nhiêu loại hình?
- Một loại hình
- Hai loại hình
- Ba loại hình
- Bốn loại hình
Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm?
- Thương mại quốc tế
- Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ
- Quan hệ ngoại giao quốc tế
- Hợp tác đầu tư quốc tế
Câu 8 (0,25 điểm). Hệ thống an sinh xã hội ở nước ta gồm bao nhiêu chính sách cơ bản?
- Hai chính sách.
- Ba chính sách.
- Bốn chính sách.
- Năm chính sách.
Câu 9 (0,25 điểm). Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải ý nào sau đây?
- Giảm bớt tình trạng đói nghèo.
- Tăng mức thu nhập dân cư.
- Giải quyết công ăn việc làm.
- Giảm vai trò quản lí của nhà nước.
Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, nhận định nào sau đây thể hiện đúng về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?
- Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc và mất cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia với nhau.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển để thu hẹp khoảng cách tụt hậu.
Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là vai trò của bảo hiểm về xã hội?
- Góp phần chuyển giao rủi ro.
- Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo an toàn cho cuộc sống con người.
- Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế.
Câu 12 (0,25 điểm). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?
- Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó
- Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác
- Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước
- Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước
Câu 13 (0,25 điểm). Tranh chấp nào sau đây không phải tranh chấp về ưu đãi xã hội?
- Tranh chấp giữa con của thương binh với cơ quan bảo hiểm xã hội về chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi bị tai nạn lao động.
- Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người có công với cách mạng về xác nhận điều kiện hưởng chế độ trợ giúp xã hội.
- Tranh chấp giữa thân nhân liệt sĩ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trợ cấp tuất hàng tháng.
- Tranh chấp giữa thương binh với cơ sở điều dưỡng về chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng.
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word: nhận kì I
- Giáo án Powerpoint: nhận kì I
- Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
- 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint kinh tế pháp luật 12 kết nối, soạn giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối
Tài liệu giảng dạy môn Công dân THPT