Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm và trung thực trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power Point,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy kể tên một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy kể tên một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
Một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
+ Bộ luật Dân sự năm 2015
+ Luật Đất đai năm 2013
+ Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
+ Bộ luật Hình sự năm 2015
- Những HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản được hình thành do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ căn cứ khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận, bảo vệ và tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt các quyền về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác sẽ góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và lợi ích chung của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.67 – 70 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp SGK tr.69 - Xác định quyền, nghĩa vụ về sở hữu tài sản của các chủ thể Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.69 để trả lời câu hỏi:
Trong trường hợp trên, các chủ thể là chủ sở hữu tài sản đã thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình như thế nào? Theo quy định của pháp luật, các chủ sở hữu tài sản đó có những quyền và nghĩa vụ gì về sở hữu tài sản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản a. Khai thác trường hợp SGK tr.69 - Xác định quyền, nghĩa vụ về sở hữu tài sản của các chủ thể - Trong trường hợp trên, bố mẹ chị B đã thực hiện quyền định đoạt tài sản bằng việc tặng mảnh đất của mình cho con gái. Chị B đã thực hiện quyền sử dụng tài sản khi quyết định xây nhà ở trên mảnh đất được bố mẹ tặng. - Theo quy định của pháp luật, các chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản; có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. | |
Nhiệm vụ 2: Khai thác trường hợp SGK tr.69 - Xác định chủ thể vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục khai thác các nội dung và trường hợp trong SGK tr.69 để trả lời câu hỏi: Theo em, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản? Vì sao? Hành vi vi phạm đó có thể gây nên những hậu quả gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời HS nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Khai thác trường hợp SGK tr.69 - Xác định chủ thể vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản - Vợ chồng anh trai của chị B đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản vì không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của bố mẹ và em gái, thực hiện các hành vi cản trở, ngăn cấm em gái thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình. - Hành vi vi phạm của vợ chồng anh trai chị B có thể dẫn đến các hậu quả như: khiến chị B gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và tình cảm gia đình; gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội; khiến chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;... | |
Nhiệm vụ 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức và trả lời câu hỏi: + Kể tên các quyền sở hữu tài sản của công dân. + Nêu quyền và nghĩa vụ công dân về sở hữu tài sản. - GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản: https://www.youtube.com/watch?v=x90LdSGmFok&t=19s&ab_ channel=SBLAWTube https://www.youtube.com/watch?v=X24ORrvqOEk&ab_channel= Truy%E1%BB%81nh%C3% ACnhT%C3%A2yNinh Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời HS nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | c. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản - Mọi người có quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. + Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản. + Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. + Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. - Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
|
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập bằng những hành vi phù hợp.
Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.
Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm và trung thực trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power Point,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy kể một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quyền của công dân trong học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.84 và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy kể một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập:
- Được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân, được học không hạn chế, học thường xuyên, học suốt đời, được tạo điều kiện để phát triển tài năng;
- Được bảo vệ và được tôn trọng trong học tập;
- Được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập, rèn luyện được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,...
+ Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
+ Trong học tập, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập; tôn trọng quyền học tập của người khác; thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục;...
- Những HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập sẽ giúp công dân phát triển một cách toàn diện và góp phần nâng cao chất lượng dân số của quốc gia, tạo nên một xã hội văn minh, phát triển. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền của công dân trong học tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền của công dân trong học tập.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.84 – 86 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về quyền của công dân trong học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền của công dân trong học tập theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp SGK tr. 85 – 86 - Xác định các quyền học tập của công dân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.84-86 để trả lời câu hỏi:
Em hãy xác định quyền học tập của công dân được đề cập đến trong trường hợp 1 và 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu quyền của công dân trong học tập a. Khai thác trường hợp SGK tr. 85 – 86 - Xác định các quyền học tập của công dân + Trường hợp 1 đề cập đến quyền bình đẳng về cơ hội học tập (P được các cá nhân, cơ quan, tổ chức động viên, trao học bổng để tiếp tục đi học); quyền được học từ thấp đến cao, có quyền học không hạn chế (P học từ tiểu học đến đại học); quyền lựa chọn học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với sở thích, năng khiếu, khả năng và điều kiện của mình (P quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà). + Trường hợp 2 đề cập đến quyền học thường xuyên, học suốt đời (ông Đ theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm dù tuổi cao sức yếu). | ||
Nhiệm vụ 2: Khai thác trường hợp 3 trong SGK tr. 86 – Xác định việc thực hiện quyền học tập của công dân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.84-86 để trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền học tập của công dân trong trường hợp 3? Nếu là N, em sẽ làm gì để thực hiện quyền học tập của mình? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Khai thác trường hợp 3 trong SGK tr. 86 – Xác định việc thực hiện quyền học tập của công dân + Trong trường hợp 3, việc bố mẹ bắt ép N học chuyên ngành tài chính dù N không thích và không phù hợp với năng lực là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được lựa chọn ngành, nghề học tập của công dân. + Nếu là N, trong trường hợp này, em nên giải thích để bố mẹ hiểu lí do vì sao mình không muốn lựa chọn học ngành tài chính và chia sẻ nguyện vọng, mong muốn của bản thân để nhờ bố mẹ góp ý, sau đó xem xét lựa chọn một ngành học phù hợp với năng lực bản thân và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. | ||
Nhiệm vụ 3: Khai thác trường hợp 1, 2, 3 trong SGK tr. 85 - 86 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quyền học tập của công dân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.84-86 để trả lời câu hỏi: Theo em, những hành vi xâm phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. ………………. | c. Khai thác trường hợp 1, 2, 3 trong SGK tr. 85 - 86 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quyền học tập của công dân Hành vi vi phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả như: xâm phạm quyền học tập của công dân; khiến công dân khó khăn, mất cơ hội được tiếp cận với những tri thức tiến bộ của xã hội; làm gián đoạn quá trình học tập của công dân; làm giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp của công dân; gây bất bình đẳng trong giáo dục; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước; người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;... ………………. |
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
BÀI 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
(14 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
Câu 2: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
Câu 3: Pháp luật quốc tế có vai trò
A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Câu 4: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Bốn nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Sáu nguyên tắc.
D. Bảy nguyên tắc.
Câu 5: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên jợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo nhữg nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.” là của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.
B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
Câu 6: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?
A. Có quan hệ song phương.
B. Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
C. Có cấu trúc khác nhau.
D. Có quan hệ biện chứng, cấu trúc khác nhau.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1 Pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến
A. các mối quan hệ của pháp luật quốc tế.
B. sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.
C. cấu trúc hệ thống pháp luật quốc tế.
D. toàn bộ nội dung của pháp luật quốc tế.
Câu 2: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?
A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.
B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.
C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.
D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 16: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Tổ chức WTO được thành lập vào thời gian nào?
A. 01-01-1995
B. 01-02-1995
C. 01-03-1995
D. 01-04-1995
Câu 2: WTO gồm mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Ba nguyên tắc.
B. Bốn nguyên tắc.
C. Năm nguyên tắc.
D. Sáu nguyên tắc.
Câu 3: Các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình là nội dung của chế độ đối xử nào dưới đây trong các nguyên tắc của WTO?
A. Chế độ đối xử huệ quốc.
B. Chế độ đối xử quốc gia.
C. Chế độ đối xử đặc biệt.
D. Chế độ ưu đãi công bằng.
Câu 4: Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây của WTO?
A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.
B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
C. Nguyên tắc minh bạch.
D. Nguyên tắc tự do cạnh tranh.
Câu 5: Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?
A. Tự do hóa thương mại.
B. Cạnh tranh công bằng.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
Câu 6: Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do hóa thương mại.
B. Cạnh tranh công bằng.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
Câu 7: Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế - đó là nguyên tắc nào của WTO?
A. Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.
B. Mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.
C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
D. Thương mại không phân biệt đối xử.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Hợp đồng thương mại quốc tế chỉ được kí kết bằng hình thức văn bản mới phát sinh hiệu lực.
B. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan.
C. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định của pháp luật nước người bán.
D. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng hình thức do Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế quy định.
Câu 2: Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Loại bỏ các biện pháp thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.
B. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.
C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.
D. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Tuân thủ hợp đồng đã kí.
B. Thiện trí, trung thực.
C. Không phân biệt đối xử.
D. Tự do giao kết hợp đồng.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri, bài giảng kì 2 môn giáo dục Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy Kinh tế pháp luật 12 kết nối