Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh tình trạng gì?

A. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt.

B. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

C. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên.

D. Sự phát triển của con người qua các tiêu chí.

Câu 2. Tính đến năm 2020, WTO có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 163

B. 164

C. 165

D. 166

Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của bảo hiểm?

A. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư cá nhân; là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

B. Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng ngân sách nhà nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Bảo hiểm góp phần chuyển giao, chia sẻ rủi ro, giảm thiểu tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người; tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.

D. Bảo hiểm góp phần giúp con người đánh giá, phát hiện, quản lí, theo dõi, giám sát rủi ro.

Câu 4. An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc

A. phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.

B. đảm bảo công bằng xã hội.

C. ổn định, tăng thu ngân sách Nhà nước.

D. duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 5. Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể cần làm gì?

A. Lập báo cáo taì chính.

B. Xây dựng nhân sự.

C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.

D. Tính toán và xây dựng các phương án thu.

Câu 6. Trách nhiệm pháp lí là gì?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.

B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.

C. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động.

D. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 7. Mục tiêu ngắn hạn là

A. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 1 – 2 năm.

B. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 3 tháng đến 6 tháng.

C. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm.

D. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.

Câu 8. Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?

A. Nhà ở.

B. Ăn uống.

C. Giáo dục.

D. Đầu tư.

Câu 9. Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?

A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.

C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.

D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?

A. Ý tưởng kinh doanh.

B. Mục tiêu kinh doanh.

C. Văn hóa kinh doanh.

D. Chiến lược kinh doanh.

Câu 11. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội?

A. Chính sách bảo hiểm xã hội.

B. Chính sách hỗ trợ việc làm.

C. Chính sách bảo vệ môi trường.

D. Chính sách trợ giúp xã hội

Câu 12. Khẳng định nàp dưới đây không đúng khi nói về bảo hiểm thương mại?

A. Bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận.

B. Bảo hiểm thương mại do Nhà nước tổ chức thực hiện.

C. Bảo hiểm thương mại là bảo hiểm tự nguyện.

D. Bảo hiểm thương mại bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

 Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

B. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.

C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

D. Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa vào trình độ phát triển tương đồng.

 Câu 14. Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người?

A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.

C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.

D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 15. Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?

A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.

C. Vì tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân.

D. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người.

Câu 16. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?

A. Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó.

B. Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác.

C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước.

D. Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước.

Câu 17. Bảo hiểm xã hội có mục đích chính là gì?

A. Bảo vệ tài sản cá nhân.

B. Bù đắp thu nhập khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động.

C. Bảo vệ xe cộ.

D. Hỗ trợ chi phí du lịch.

Câu 18. Những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?

A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.

B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.

Câu 19. Chị Q mở một cửa hàng quần áo và cho rằng phong cách thời trang mà chị Q yêu thích thì khách hàng cũng sẽ thích. Việc làm của chị Q đã bỏ qua bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

A. Phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

B. Xác định ý tưởng kinh doanh.

C. Xác định kế hoạch tài chính.

D. Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

Câu 20. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?

A. 50,27 %

B. 51,27 %

C. 52,27 %

D. 53,27 %

Câu 21. Cân đối thu, chi là:

A. việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.

B. đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình lớn hơn tổng chi tiêu, dể có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.

C. là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần.

D. là tiền để dành được trong 1 năm.

Câu 22. Anh A kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh A?

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm sức khỏe.

C. Bảo hiểm phi nhân thọ.

D. Bảo hiểm nhân thọ.

Câu 23. Phát biểu nào dưới đây là đúng về điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh?

A. Muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh phải nhận diện rõ được đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân, tổ chức kinh doanh.

B. Muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh phải có người dẫn đường để tránh những rủi ro không đáng có trong hoạt động kinh doanh.

C. Muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh phải nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

D. Muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh phải phân tích toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cùng loại. 

Câu 24. Quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm nội dung nào?

A. Thương mại quốc tế.

B. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ.

C. Quan hệ ngoại giao quốc tế.

D. Hợp tác đầu tư quốc tế.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Nguyên tắc của tham gia bảo hiểm xã hội là:

a) Vì mục tiêu, lợi nhuận của công ty bảo hiểm.

b) Nhằm mục đích bảo vệ tất cả mọi người.

c) Thực hiện theo quy định của cộng đồng và thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

d) Nhằm mục đích bảo vệ người lao động, đặc biệt là người làm công ăn lương, được thực hiện theo quy định của pháp luật và thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Câu 2. Quyền hưởng an sinh xã hội là:

a) Quyền tự do ngôn luận của công dân.

b) Quyền chính trị của công dân.

c) Quyền con người.

d) Quyền tự do dân chủ của công dân. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau

“Một chủ doanh nghiệp thành công đã đưa ra lời khuyên đối với những người chuẩn bị khởi nghiệp như sau: Trước khi kinh doanh một mặt hàng bất kì, điều cần thiết là phải xem đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp xung quanh vị trí khu vực muốn kinh doanh. Hãy đến trực tiếp cửa hàng kinh doanh của họ quan sát các chủng loại mà họ kinh doanh, cách thiết kế, trang trí cửa hàng, giá bán,… và xem mình có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn đối thủ ở những mặt hàng nào”.

a) Chủ doanh nghiệp muốn nhắc nhở: Thói quen và kinh nghiệm là chìa khoá cho sự thành công của kinh doanh.

b) Chủ doanh nghiệp đang hướng dẫn cho những người chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh xác định được ý tưởng và mục tiêu kinh doanh.

c) Lời khuyên của chủ doanh nghiệp trên không có ý nghĩa bởi mỗi mặt hàng môi trường kinh doanh đều có sự khác biệt.

d) Lời khuyên trên giúp các chủ thể kinh doanh xác định được khách hàng mục tiêu của đơn vị kinh doanh. 

Câu 4. Đọc thông tin dưới đây:

Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?

a) Xác định mục tiêu tài chính.

b) Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.

c) Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.

d) Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

5

1

6

0

3

4

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

2

6

4

1

5

3

Phát triển bản thân

0

0

0

0

0

0

TỔNG

7

7

10

1

8

7

   

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Phát triển bản thân

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bài 1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận biết

Nhận biết được hệ số bình đẳng trong phân phối thu nhập

1

C1

Thông hiểu

Chỉ tiêu không phải chỉ tiêu thuộc thành phần về chỉ số con người

1

C14

Vận dụng

Nếu được sự tiến bộ xã hội là đích tới của chiến lược phát triển của quốc gia

1

C15

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bài 2. 

Hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận biết

Nhận biết được số lượng thành viên của tổ chức WTO

1

C2

Thông hiểu

Nêu được nhận định đúng về hội nhập kinh tế quốc tế

1

C13

Vận dụng

Chỉ ra được hình thức đầu tư FĐI.

Nêu được nọi dung của quan hệ quốc tế

2

C16, 24

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Bài 3. 

Bảo hiểm

Nhận biết

Nhận biết được nội dung không đúng về vai trò bảo hiểm

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng về bảo hiểm thương mại.

Đưa ra được những nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội

1

4

C12

C1

Vận dụng

Nêu được mục đích chính của bảo hiểm xã hội

Chỉ ra được các loại bảo hiểm.

2

C17, 22

Bài 4. 

An sinh xã hội

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của an sinh xã hội

1

C4

Thông hiểu

Chỉ ra được những quyền lợi của nhân dân.

Chỉ ra được chính sách không thuộc hệ thống an sinh xã hội.

- Chỉ ra được quyền an sinh xã hội

1

4

C11

C2

Vận dụng

Đưa ra được những người có thể tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta

1

C18

CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được các bước trong lập kế hoạch kinh doanh

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh

1

C10

Vận dụng

Chỉ ra được các bước trong lập kế hoạch kinh doanh.

Nêu ra được những kế hoạch kinh doanh cho chủ doanh nghiệp

1

4

C19

C3

CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIÊP

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm trách nhiệm pháp lí

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được hình thức trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp

1

C9

Vận dụng

Chỉ ra được những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào GDP

1

C20

CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Nhận biết

Nhận biết được khai niệm mục tiêu ngắn hạn.

Nhận biết được mục tiêu tài chính

1

1

C7

C4a

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải những chi tiêu thiết yếu trong gia đình

1

C8

Vận dụng

Nêu được cách cân đối thu chi trong gia đình.

Đưa ra được cách quản lí chi tiêu hiệu quả

1

3

C21

C4b, c, d

                     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay