Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc
A. tạo điều kiện để có thêm việc làm.
B. phát triển năng lực cạnh tranh.
C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
Câu 2. Phát triển kinh tế là
A. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
B. làm cho trình dộ phát triển sản xuất của quốc gia được nâng cao cả về lực lượng lẫn sản xuất.
C. sự gia tăng về lượng của GDP, GNI nhưng bên trong là sự lớn lên của các nguồn lực.
D. điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển.
Câu 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển con người.
C. Tiến bộ xã hội.
D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.
Câu 4. Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?
A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.
C. Vì tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân.
D. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người.
Câu 5. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:
A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
B. nâng cao chất lượng tăng trưởng.
C. giữ vững ổn định chính trị.
D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 6. Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người?
A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.
C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.
D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 7. Thế nào là hội nhập kinh tế song phương?
A. Là sự liên kết đa quốc gia trong cùng khu vực.
B. Là sự liên kết và hợp tác giữa năm quốc gia.
C. Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia.
D. Là sự hợp tác giữa ba quốc gia.
Câu 8. Việt Nam kí kết bao nhiêu hiệp định thương mại song phương?
A. 90 hiệp định.
B. Hơn 90 hiệp định.
C. 80 hiệp định.
D. Hơn 80 hiệp định.
Câu 9. Hiệp định thương mại tự do là gì?
A. Là thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm xóa bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì phí thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định.
B. Là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất.
C. Là hình thức xóa bỏ thuế quan và những hàng rào phi thuế quan đối với những hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán của các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.
D. Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
B. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.
C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa vào trình độ phát triển tương đồng.
Câu 11. Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào sau đây?
A. ASEAN.
B. WTO.
C. OPEC.
D. APEC.
Câu 12. Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là gì?
A. Du lịch phát triển mạnh.
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.
C. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng.
D. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Câu 13. Bảo hiểm tài sản bao gồm những gì?
A. Bảo hiểm cho sức khỏe cá nhân.
B. Bảo hiểm nhân thọ.
C. Bảo hiểm cho xe cộ và nhà cửa.
D. Bảo hiểm du lịch.
Câu 14. Bảo hiểm gồm các loại hình nào dưới đây?
A. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm nhân thọ.
B. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản.
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về bảo hiểm thất nghiệp?
A. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động.
B. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.
C. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề,…
D. Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 16. Bảo hiểm thương mại có lợi ích gì cho doanh nghiệp?
A. Bảo vệ tài sản doanh nghiệp khỏi rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp.
B. Cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên.
C. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
D. Đầu tư vào bất động sản.
Câu 17. Bảo hiểm y tế giúp chi trả chi phí nào dưới đây?
A. Mua sắm cá nhân.
B. Khám chữa bệnh và thuốc men.
C. Đầu tư kinh doanh.
D. Mua bảo hiểm xe hơi.
Câu 18. Anh A kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh A?
A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
B. Bảo hiểm sức khỏe.
C. Bảo hiểm phi nhân thọ.
D. Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 19. An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc
A. phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.
B. đảm bảo công bằng xã hội.
C. ổn định, tăng thu ngân sách Nhà nước.
D. duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 20. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 tăng bao nhiêu % so với năm 2020?
A. Tăng 0,3 %.
B. Tăng 0,4 %.
C. Tăng 0,5 %.
D. Tăng 0,6 %.
Câu 21. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội?
A. Nhà nước quản lí hoạt động an sinh xã hội.
B. An sinh xã hội nhằm thực hiện mục đích xã hội, vì cộng đồng.
C. Mức an sinh xã hội nhằm trợ giúp đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho người thụ hưởng.
D. An sinh xã hội nhằm mục đích lợi nhuận.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách bảo hiểm xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.
C. Chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.
D. Chính sách bảo hiểm xã hội là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội.
Câu 23. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tập trung vào hoạt động nào sau đây?
A. Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo.
B. Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả mọi người.
C. Xây dựng nhà ở cho tất cả người lao động.
D. Hỗ trợ giáo dục miễn phí đến hết cấp trung học cơ sở.
Câu 24. Những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?
A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin dưới đây:
Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
a. Công ty chế biến thủy sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá ba sa.
b. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
c. Việc bị cáo buộc bán phá giá có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
d. Cáo buộc bán phá giá của Hoa Kỳ đối với công ty chế biến thủy sản M chỉ ảnh hưởng đến công ty M mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước.
Câu 2. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.
a. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gấp ba lần so với năm 2011.
b. Năm tăng nhiều nhất về GNI bình quân đầu người trong giai đoạn 2011 – 2020 là năm 2012.
c. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 tăng 12% so với năm 2012.
d. Nếu GNI bình quân đầu người năm 2011 là 1000 USD, thì năm 2020 GNI bình quân đầu người sẽ vào khoảng 2000 USD.
Câu 3. Cho trường hợp dưới đây:
Chị T là nhân viên kế toán cho công ty H. Chị đã kí hợp đồng làm việc xác định thời hạn với công ty và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm theo quy định của Luật Việc làm. Khi công việc kinh doanh khó khăn, chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do công ty cắt giảm nhân viên. Vì chưa tìm được việc làm mới, đời sống khó khăn, chị T đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp.
a. Chị T không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.
b. Chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
c. Chị T đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.
d. Chị T không đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.
Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:
Chủ doanh nghiệp A đã tham gia đóng góp vào Quỹ xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, vận động người thân giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
a. Chủ doanh nghiệp A đã vận động cộng đồng giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn.
b. Việc đóng góp vào Quỹ xóa đói giảm nghèo của chủ doanh nghiệp A thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
c. Hành động của chủ doanh nghiệp A và người thân giúp các hộ gia đình gặp khó khăn là việc làm thể hiện sự giàu có của doanh nghiệp.
d. Hành động của chủ doanh nghiệp A và người thân không chỉ giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 5 | 1 | 4 | 0 | 3 | 5 |
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 5 | 8 | 3 | 1 | 4 | 3 |
Phát triển bản thân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 10 | 7 | 7 | 1 | 7 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Phát triển bản thân | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ | 6 | 4 | 6 | 4 | ||||
Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Nhận biết | Trình bày được khái niệm, vai trò và chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. | 2 | 2 | C1, C2 | C2a, C2d | ||
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. | 2 | 2 | C3, C4 | C2b, C2c | |||
Vận dụng | Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê | phản, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. | 2 | C5, C6 | |||||
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ | 6 | 4 | 6 | 4 | ||||
Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế | Nhận biết | Nêu được được khái niệm hội nhập kinh tế. | 2 | C7, C8 | C1b, C1d | |||
Thông hiểu | - Nêu được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia. - Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. - Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế. | 2 | 3 | C9, C10 | C1a, C1c | |||
Vận dụng | Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 2 | 1 | C11, C12 | ||||
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI | 12 | 8 | 12 | 8 | ||||
Bài 3. Bảo hiểm | Nhận biết | Nêu được khái niệm bảo hiểm, và vai trò của bảo hiểm. | 2 | C13, C14 | ||||
Thông hiểu | Nêu được sự cần thiết của bảo hiểm. | Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm. | 2 | C15, C16 | ||||
Vận dụng | Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi. | 2 | C17, C18 | |||||
Bài 4. An sinh xã hội | Nhận biết | Nêu được khái niệm an sinh xã hội và vai trò của an sinh xã hội. | 2 | 1 | C19, C20 | C4a | ||
Thông hiểu | Nêu được sự cần thiết của an sinh xã hội. | Kể tên một số chính sách an sinh xã hội. | 2 | 3 | C21,C22 | C4b, C4c, C4d | ||
Vận dụng | Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi. | 2 | 4 | C23, C24 | C3a, C3b, C3c, C3d |