Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
A. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
C. Tự do tìm kiếm thị trường.
D. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?
A. Thu lợi nhuận.
B. Phát triển thương hiệu.
C. Mở rộng thị trường.
D. Nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 3. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quản lí thuế?
A. Khai thuế chính xác, trung thực.
B. Nộp tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn.
C. Gây phiền hà tới người nộp thuế.
D. Sử dụng mã thuế theo quy định pháp luật.
Câu 4. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người trốn thuế bị phạt bao nhiêu?
A. 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
B. 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng.
C. 500.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng.
D. 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.
Câu 5. Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?
A. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
B. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
C. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
D. Nhân viên thu ngân và anh B đều không vi phạm.
Câu 6. Khi nhặt được của rơi chúng ta cần làm gì?
A. Cho các bạn.
B. Trả lại cho người đã mất.
C. Mang về cho bố mẹ.
D. Coi đó là của mình.
Câu 7. Đâu là quyền sở hữu tài sản?
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.
Câu 8. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể
A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.
Câu 9. Ý nào sau đây nói không đúng về quyền định đoạt?
A. Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
B. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
C. Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
D. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mục đích của hôn nhân không đạt được, công dân được thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.
B. Không chung sống cùng nhau.
C. Đề nghị Tòa án giải quyết li hôn.
D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.
Câu 11. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
A. yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
B. chỉ dạy và đánh đạp con cái.
C. cho con đi học đến năm 16 tuổi.
D. nuôi nấng và chăm sóc cho con đến hết 14 tuổi.
Câu 12. Công dân chỉ được phép kết hôn khi
A. đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 18 tuổi trở nên đối với nữ.
B. đủ 21 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi trở nên đối với nữ.
C. đủ 22 tuổi trở nên đối với nam và đủ 10 tuổi trở nên đối với nữ.
D. đủ 19 tuổi trở nên đối với nam và đủ 17 tuổi trở nên đối với nữ.
Câu 13. Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình?
A. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con.
B. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
D. Các thành viên trong gia đình không có quyền chăm sóc và giúp đỡ nhau về kinh tế.
Câu 14. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định công dân không được kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?
A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
B. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
C. Kết hôn giữa những người chênh lệch về tuổi.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Câu 15. Đâu là nghĩa vụ của công dân trong học tập?
A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.
B. Được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân.
C. Được học tập trong môi trường năng động.
D. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc.
Câu 16. Theo quy định của pháp luật, học sinh trung học phổ thông thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập. Điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây trong quyền học tập của công dân?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học không hạn chế.
D. Học bất cứ ngành, nghề nào.
Câu 17. Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 18. Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?
A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.
B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.
C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Câu 19. Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập?
A. Trường trung học phổ thông A đã xây dựng và thực hiện chương chình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật.
B. Bạn G đã giúp bạn N cùng lớp để bạn N học tốt môn Tiếng Anh.
C. Anh D là sinh viên của trường đại học X đã tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Trường đại học B quyết định tuyển thẳng bạn K là học sinh đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế.
Câu 20. Quyền được tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,… là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền được làm việc.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
B. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
C. Đảm bảo môi trường sống trong lành.
D. Bí mật thông tin cá nhân.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc dức khỏe?
A. Tự do trong làm chủ sức khỏe và thân thể.
B. Khônng bị tra tấn, cực hình.
C. Chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng.
D. Tư vấn khám, chữa bệnh.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công dân?
A. Hỗ trợ việc làm.
B. Hưởng các trợ cấp xã hội.
C. Tiếp cận các thông tin y tế.
D. Đảm bảo nhu cầu sinh hoạt.
Câu 24. Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?
A. Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
B. Công dân có quyền được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh.
C. Công dân không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tron khám bệnh, chữa bệnh.
D. Công dân phải tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp tư nhân đã kí kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không xuất hóa đơn bán hàng của công trình trong các năm 2020, 2021 và 2022 nhằm mục đích trốn thuế. Hành vi này đã bị Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh phát hiện.
a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với doanh nghiệp.
b. Mục đích của hành vi không xuất hóa đơn của doanh nghiệp trên là trốn thuế.
c. Hành vi trốn thuế của doanh nghiệp chỉ bị phát hiện bởi Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh vào năm 2023.
d. Hành vi không xuất hóa đơn bán hàng chỉ dẫn đến việc doanh nghiệp bị xử lý hành chính theo quy định pháp luật về trốn thuế.
Câu 2. Đọc các thông tin sau:
a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân.
b. Công dân có quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi thửa đất do mình đứng tên.
c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.
d. Các phát minh, các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến khoa học – kĩ thuật không phải là tài sản nên mọi người đều có thể sử dụng chung miễn phí.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau đây:
a. Công dân chỉ được học những ngành, nghề phù hợp với giới tính, khả năng của mình.
b. Nhà nước đảm bảo quyền học tập của công dân bằng cách thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
c. Việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
d. Bình đẳng về cơ hội giáo dục có nghĩa là không có các chính sách ưu tiên cho bất kì đối tượng người học nào.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau đây:
Vừa qua, trên địa bàn xã A thuộc huyện K xảy ra lũ ống, lũ quét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tài sản của người dân nên chính quyền huyện K đã quyết định trích một phần ngân sách để hỗ trợ cho người dân khắc phục khó khăn, ổn định lại cuộc sống, số tiền hỗ trợ sẽ được phân bổ theo mức độ thiệt hại của từng gia đình. Khi kê khai thiệt hại về tài sản, gia đình bà M đã cố tình kê khai mức thiệt hại lớn hơn so với thực tế để trục lợi. Việc làm của gia đình bà M bị ông H (cán bộ xã A) phát hiện nhưng do có mối quan hệ họ hàng với bà M nên ông H im lặng bỏ qua.
a. Việc làm của gia đình bà M vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo đảm an sinh xã hội.
b. Ông H sẽ phải có biện pháp ngăn chặn gia đình bà M vi phạm.
c. Công dân ở địa bàn xã A được bảo đảm an sinh xã hội.
d. Ông H im lặng bỏ qua cho gia đình bà M kê khai vượt quá mức thiệt hại là đảm bảo an sinh xã hội.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 02 | 01 | 03 | |||
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 14 | 06 | 01 | 06 | 03 | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | 04 | |||||
TỔNG | 16 | 6 | 2 | 0 | 6 | 10 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Giải quyết vấn đề và sáng tạo | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 7: MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Nhận biết | Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật và nhận biết được tác hại của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ cuả công dân về kinh doanh và nộp thuế. | 3 | C1, C2, C3 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. | 1 | 2 | C4 | C1a, C1b | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi phù hợp. | 1 | 2 | C5 | C1c, C1d | |||
Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác | Nhận biết | Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật và nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. | 3 | C6, C7, C8 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. | 1 | 1 | C9 | C2a | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp. | 3 | C2b, C2c, C2d | |||||
CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI | ||||||||
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả về hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. | 3 | C10, C11, C12 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 2 | C13, C14 | |||||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp. | |||||||
Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. | 3 | C15, C16, C17 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 1 | 1 | C18 | C3a | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập. | 1 | 3 | C19 | C3b, C3c, C3d | |||
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội | Nhận biết | Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật và nêu tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội. | 4 | C20, C21, C22, C23 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội trong một số tình huống đơn giản thường gặp. | 1 | C23 | |||||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp. | 4 | C4a, C4b, C4c, C4d |