Đề thi cuối kì 1 lịch sử 6 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 1 môn Lịch sử 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ……………. | Chữ kí GT1: ……………… |
TRƯỜNG THCS ……………… | Chữ kí GT2: ……………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………... Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Con người đã biết chế tác công cụ lao động theo thứ tự từ
A. đá → đồng đỏ → đồng thau → sắt.
B. đồng thau → đồng đỏ → đá → sắt.
C. đá → đồng thau → đồng đỏ → sắt.
D. đồng thau → đá → đồng đỏ → sắt.
Câu 2: Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng thời gian nào sau đây?
A. đầu thiên niên kỉ I TCN. | B. đầu thiên niên kỉ IV TCN. |
C. đầu thiên niên kỉ III TCN. | D. cuối thiên niên kỉ IV TCN. |
Câu 3: Tầng lớp Su-đra đại diện cho những người nào trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. tăng lữ. | B. quý tộc, chiến binh. |
C. người thấp kém. | D. nông dân, thương nhân, thợ thủ công. |
Câu 4: Đời sống tinh thần của người nguyên thủy biểu hiện qua việc
A. thờ cúng tổ tiên. | B. sùng bái “vật tổ”. |
C. chế tác công cụ lao động. | D. cư trú ven sông, suối. |
Câu 5: Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?
A. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.
C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
D. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất.
Câu 6: Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là
A. Hồi giáo và Hin-đu giáo. | B. Phật giáo và Hồi giáo. |
C. Hin-đu giáo và Phật giáo. | D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. |
Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng định nghĩa về bộ lạc?
A. gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
B. có quan hệ họ hàng với nhau.
C. có quan hệ gắn bó với nhau.
D. một nhóm người, sống thành từng bầy, có sự phân công lao động.
Câu 8: Kim loại đầu tiên mà người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là
A. đồng thau. | B. đồng đỏ. |
C. sắt. | D. nhôm. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Em hiểu thế nào về nhận xét của nhà sử học Hy Lạp Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
b. Nối ý ở cột B với cột A sao cho phù hợp:
Câu 3 (0,5 điểm). Hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY | ||||||||
Bài 4. Xã hội nguyên thủy | 1 | 1 | 1 ý | |||||
Bài 5. Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy | 1 | 1 | 1 | |||||
CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI | ||||||||
Bài 6. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | 1 | 1 | 1 ý | |||||
Bài 7. Ấn Độ cổ đại | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 2,0 điểm 20% | 0,5 điểm 5% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 (PHẦN LỊCH SỬ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY | 8 | 4 | ||||
Bài 4. Xã hội nguyên thủy | Nhận biết | Nêu được một số nét chính về đời sống tinh thần của người nguyên thủy. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội của người nguyên thủy. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam. | 1 | C2 ý b | |||
Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy | Nhận biết | Nhận diện được kim loại gắn với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. | 1 | C8 | ||
Thông hiểu | Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. | 1 | C1 | |||
CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI | ||||||
Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Nhận biết | Nêu được một số đặc điểm của quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà cổ đại. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Nhận xét tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Nhận xét về ảnh hưởng của sông Nin đối với sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại. | 1 | C2 ý a | |||
Bài 7: Ấn Độ cổ đại | Nhận biết | Nêu được những nét chính về thành tựu văn hóa của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Nêu được những nét chính về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) |