Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 cánh diều (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Lịch sử 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ........................... | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ........................... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Vị anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là “Bố Cái đại vương”?
A. Phùng An.
B. Mai Thúc Loan.
C. Phùng Hưng.
D. Lý Bí.
Câu 2 (0,25 điểm). Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán
A. cử sứ giả sang chiêu mộ nhân tài ở Việt Nam.
B. cử Độc Cô Tổn sang làm Tiết độ sứ An Nam.
C. cử sứ giả sang yêu cầu Khúc Hạo sang triều cống.
D. đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc.
Câu 3 (0,25 điểm). Việc cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng thể hiện điều gì trong nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền?
A. Khả năng tận dụng địa hình thiên nhiên.
B. Sự linh hoạt trong sử dụng các loại vũ khí.
C. Việc huy động sức mạnh quân sự vượt trội.
D. Áp dụng chiến thuật quân sự từ nhà Đường.
Câu 4 (0,25 điểm). Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã
A. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
B. đi học chữ Hán và viết chữ Hán.
C. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.
D. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
Câu 5 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) có điểm đặc biệt gì so với các cuộc khởi nghĩa trước đó?
A. Nhận được sự ủng hộ của nhân dân khắp cả nước và liên kết với các nước láng giềng.
B. Dựa vào quân đội hùng mạnh của Nam Chiếu để đánh nhà Đường.
C. Kéo dài thời gian kháng chiến lâu nhất trong các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
D. Do một người phụ nữ lãnh đạo.
Câu 6 (0,25 điểm). Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. thủ công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. nông nghiệp trồng lúa nước.
D. công thương nghiệp hàng hóa.
Câu 7 (0,25 điểm). Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là
A. chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi.
B. thương mại đường biển là ngành kinh tế chính.
C. nghề khai thác thủy - hải sản là ngành chủ đạo.
D. làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
Câu 8 (0,25 điểm). Hình ảnh cây tre trong văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc biểu trưng cho điều gì?
A. Sự mềm dẻo và kiên cường của dân tộc.
B. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
C. Tinh thần hòa nhập với văn hóa phương Bắc.
D. Sự tiếp thu các giá trị triết học Nho giáo.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm). Em hãy kể tên và nêu ý nghĩa một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa.
Câu 3 (0,5 điểm).So sánh sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 | |
Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 18: Vương quốc Chăm-pa | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,75 | |
Bài 19: Vương quốc Phù Nam | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 0,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 | |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,5 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5 điểm 50% | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 15 | 2 | 0 | ||||
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | Nhận biết | - Nhận biết được vị anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là “Bố Cái đại vương”. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Xác định được cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) có điểm đặc biệt gì so với các cuộc khởi nghĩa trước đó. | 1 | C5 | |||
Bài 16 | 2 | 1 | ||||
Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã làm gì. - Nhận biết được những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào. | 1 | 1 | C4 | C1 |
Vận dụng | - Xác định được hình ảnh cây tre trong văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc biểu trưng cho điều gì. | 1 | C8 | |||
Bài 17 | 2 | 0 | ||||
Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | Nhận biết | - Nhận biết được Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán làm gì. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Xác định được việc cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng thể hiện điều gì trong nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền. | 1 | C3 | |||
Bài 18 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Chăm-pa | Nhận biết | - Nhận biết được hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là gì. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được kể tên và nêu ý nghĩa một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa. | 1 | C2 | |||
Bài 19 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Phù Nam | Vận dụng | - Xác định được điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | - So sánh được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. | 1 | C3 |