Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ........................... | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ........................... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở
A. Luy Lâu.
B. Cổ Loa.
C. Mê Linh.
D. Phong Châu.
Câu 2 (0,25 điểm). Sau khi lên nắm chính quyền, Khúc Hạo đã
A. tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. thi hành luật pháp nghiêm khắc.
C. duy trì bộ máy cai trị của nhà Đường.
D. chia ruộng đất cho dân nghèo.
Câu 3 (0,25 điểm). Điểm tương đồng nổi bật nhất giữa họ Khúc và Dương Đình Nghệ trong việc giành quyền tự chủ là gì?
A. Tận dụng sự suy yếu của triều đình phương Bắc.
B. Nhận được sự hỗ trợ từ các nước láng giềng.
C. Đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu trong chính sách cai trị.
D. Áp dụng chiến thuật quân sự hiện đại để đánh địch.
Câu 4 (0,25 điểm). Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ hình Nêm.
C. Chữ Quốc ngữ.
D. Chữ Phạn.
Câu 5 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A. Bà Triệu là người có sức khỏe, có mưu lớn.
B. Bà Triệu là người giàu mưu trí.
C. Ách cai trị hà khắc của nhà Đường khiến người Việt cực khổ.
D. Mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ nhà Ngô.
Câu 6 (0,25 điểm). Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành
A. Tượng Lâm.
B. Nhật Nam.
C. Chăm-pa.
D. Chân Lạp.
Câu 7 (0,25 điểm). Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là
A. nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 8 (0,25 điểm). Việc duy trì các nghề thủ công truyền thống thời Bắc thuộc có ý nghĩa gì trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa?
A. Phản ánh sự hòa nhập với văn hóa Hán.
B. Khẳng định tính độc lập và tự chủ của người Việt.
C. Phát triển thương mại và giao thương quốc tế.
D. Thể hiện sự thích nghi với chính quyền đô hộ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay?
Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm-pa.
Câu 3 (0,5 điểm).Hãy đánh giá những đóng góp của Vương quốc Phù Nam đối với lịch sử văn hóa Việt Nam.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 | |
Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 18: Vương quốc Chăm-pa | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,75 | |
Bài 19: Vương quốc Phù Nam | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 0,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 | |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,5 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5 điểm 50% | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 15 | 2 | 0 | ||||
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | Nhận biết | - Nhận biết được sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở đâu. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Xác định được cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào. | 1 | C5 | |||
Bài 16 | 2 | 1 | ||||
Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào. - Nhận biết được những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay. | 1 | 1 | C4 | C1 |
Vận dụng | - Xác định được việc duy trì các nghề thủ công truyền thống thời Bắc thuộc có ý nghĩa gì trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa. | 1 | C8 | |||
Bài 17 | 2 | 0 | ||||
Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | Nhận biết | - Nhận biết được sau khi lên nắm chính quyền, Khúc Hạo đã làm gì. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Xác định được điểm tương đồng nổi bật nhất giữa họ Khúc và Dương Đình Nghệ trong việc giành quyền tự chủ. | 1 | C3 | |||
Bài 18 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Chăm-pa | Nhận biết | - Nhận biết được vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành gì. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm-pa. | 1 | C2 | |||
Bài 19 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Phù Nam | Vận dụng | - Xác định được nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | - Đánh giá được những đóng góp của Vương quốc Phù Nam đối với lịch sử văn hóa Việt Nam. | 1 | C3 |