Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ........................... | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ........................... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán.
C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô.
D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.
Câu 2 (0,25 điểm). Sau khi Khúc Thừa Dụ qua đời, người lên nắm chính quyền tự chủ ở Việt Nam là
A. Khúc Thừa Mỹ.
B. Dương Đình Nghệ.
C. Khúc Hạo.
D. Mai Thúc Loan.
Câu 3 (0,25 điểm). Ngô Quyền sử dụng kế sách nào trong trận Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán?
A. Cắm cọc gỗ dưới lòng sông và lợi dụng thủy triều.
B. Tập kích vào doanh trại của địch.
C. Đánh vào đường vận chuyển lương thực của địch.
D. Phân tán lực lượng quân địch bằng cách dụ dỗ.
Câu 4 (0,25 điểm). Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?
A. Văn hóa Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Việt Nam.
B. Nhân dân Việt Nam tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Ấn Độ.
C. Tiếp thu và sáng tạo yếu tố bên ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
D. Từ bỏ cốt lõi văn hóa truyền thống để học tập theo văn hóa Trung Hoa.
Câu 5 (0,25 điểm). Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
A. Giành và giữ được chính quyền tự chủ trong khoảng 60 năm.
B. Chống lại ách cai trị tàn bạo của nhà Lương.
C. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
D. Giành thắng lợi, chấm dứt thời kì Bắc thuộc.
Câu 6 (0,25 điểm). Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng
A. cuối thế kỉ II TCN.
B. đầu thế kỉ I.
C. thế kỉ III.
D. cuối thế kỉ II.
Câu 7 (0,25 điểm). Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á?
A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
B. Chính sách phát triển của nhà nước.
C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.
Câu 8 (0,25 điểm). Bà Triệu từng nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông...”
Câu nói này phản ánh điều gì?
A. Khát vọng tự do và ý chí bảo vệ văn hóa dân tộc.
B. Mong muốn mở mang bờ cõi ra biển Đông.
C. Sự hứng thú với các hoạt động hàng hải.
D. Tinh thần hòa nhập với văn hóa phương Bắc.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày một số nét văn hóa của người Việt vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời Bắc thuộc.
Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa.
Câu 3 (0,5 điểm). Phân tích sự phát triển thương mại của Vương quốc Phù Nam và vai trò của nó đối với khu vực Đông Nam Á.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 | |
Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 18: Vương quốc Chăm-pa | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,75 | |
Bài 19: Vương quốc Phù Nam | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 0,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 | |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,5 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5 điểm 50% | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 15 | 2 | 0 | ||||
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước TK X) | Nhận biết | - Nhận biết được mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Xác định được điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí. | 1 | C5 | |||
Bài 16 | 2 | 1 | ||||
Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật. - Nhận biết được một số nét văn hóa của người Việt vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời Bắc thuộc. | 1 | 1 | C4 | C1 |
Vận dụng | - Xác định được câu nói “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông...”của Bà Triệu phản ánh điều gì. | 1 | C8 | |||
Bài 17 | 2 | 0 | ||||
Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | Nhận biết | - Nhận biết được sau khi Khúc Thừa Dụ qua đời, người lên nắm chính quyền tự chủ ở Việt Nam là ai. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Xác định được Ngô Quyền sử dụng kế sách nào trong trận Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán. | 1 | C3 | |||
Bài 18 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Chăm-pa | Nhận biết | - Nhận biết được Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng thời gian nào. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa. | 1 | C2 | |||
Bài 19 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Phù Nam | Vận dụng | - Xác định được tại sao Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á. | 1 | C7 | ||
Vận dụng cao | - Phân tích được sự phát triển thương mại của Vương quốc Phù Nam và vai trò của nó đối với khu vực Đông Nam Á. | 1 | C3 |