Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Ngữ văn 9 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM CỦA THẠCH LAM

          […] Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam thực ra chưa sâu sắc và mãnh liệt nếu đem so sánh với ngòi bút Ngô Tất Tố hay Nam Cao, nhất là khi cần phanh phui triệt để những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội người bóc lột người đã dẫn đến nỗi bất hạnh của người dân lao động. Ông không phải không đề cập đến vấn đề ấy, nhưng trong nhiều trường hợp, ngòi bút ấy dường như vừa chạm đến đã vội dừng lại và chuyển hướng. Chẳng hạn như truyện “Đứa con”, mở đầu là mâu thuẫn giữa chủ và người ở (một phụ nữ), là áp chế tàn nhẫn giữa kẻ có tiền và người làm thuê. Sông kết thúc truyện thì mâu thuẫn đó lại bị xóa nhòa bởi một chuyển hướng hòa hợp, mà tác nhân là sự kích thích của tình mẫu tử – một thứ nhân tính muôn đời. Trong “Cái chân què” cũng tương tự như vậy. Chuyện tả một anh chàng vì nghèo mà cay cú với số phận, quyết tìm cách làm giàu. Nhưng khi được như ý, thì dần dần anh ta lại nhận thấy rằng đồng tiền không đem lại hạnh phúc. Sự tỉnh ngộ lần này của anh căn bản dựa trên cái triết lí về đồng tiền thường thấy ở một số tác giả khác trong Tự lực văn đoàn: triết lí của những con người chưa thực sự bị họa áo cơm ghì riết và hành hạ. Dù sao Thạch Lam cũng chưa hẳn đã sống chết với vấn đề này.

          Tuy nhiên, đối với người lao động nghèo, cái nhìn của Thạch Lam nói chung là một cái nhìn hiện thực giàu tính nhân đạo. Bức tranh về cuộc sống của dân nghèo sau lũy tre, trong xóm chợ, nơi ngoại ô, ngõ hẻm không hề được phủ bằng màn sương thi vị. Những số phận nhọc nhằn, bi đát, với một viễc cảnh mờ mịt, đen tối, vẫn là kết cục chung cho hầu hết các tác phẩm viết về người dân lao động nghèo khổ của Thạch Lam. Cái chết của mẹ Lê để lại cả một đàn con gầy còm ngơ ngác là một cái kết bi thảm, gây nên “cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can” những người còn sống – những người mà “cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không bao giờ dứt” (Nhà mẹ Lê). Có những gia đình trước đây đã có thời mát mặt, về sau cũng sa sút, khó khăn, và càng ngày cuộc sống càng thắt nghẹt họ mãi (Cô hàng xén, Đói, Hai đứa trẻ,…). Những kết thúc u ám như thế cứ trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của Thạch Lam, tô đậm cái quá trình bần cùng không lối thoát của nhân dân lao động trong xã hội cũ. […].

    (Trích Phong cách truyện ngắn Thạch LamTrần Ngọc Dung, in trong Thạch Lam - Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội, 2013)

Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản trên có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Các luận điểm có mối quan hệ như thế nào trong việc làm nổi bật luận đề của văn bản? 

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra mục đích, thái độ của của tác giả được thể hiện ở văn bản trên? 

Câu 5 (1.0 điểm): Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của tư tưởng nhân đạo đối với một tác phẩm văn học?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ sau:

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng Nuôi lớn ta thành người

Tổ quốc là mây trắng

Trên ngút ngàn Trường Sơn Bao người con ngã xuống Cho quê hương mãi còn

[…]

Tổ quốc là tiếng mẹ Trải bao mùa bão giông Thắp muôn ngọn lửa ấm

Trên điệp trùng núi sông.

                    (Trích: Tổ quốc là tiếng mẹNguyễn Việt Chiến, in trong Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2015)

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về vấn đề: Nên sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào cho hợp lí?

BÀI LÀM:

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

................................................................................................................…

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

2

0

0

0

1

0

5

4.0

Thực hành tiếng Việt

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Viết

0

2

0

2

6.0

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

2

0

2

0

1

0

7

10

Điểm số

0

1.0

0

2.0

0

6.0

0

1.0

0

10

10.0

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

TN

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Nhận biết

- Nhận biết được vấn đề được đề cập trong văn bản.

- Xác định được luận điểm trong văn bản.

2

0

C1,C2

Thông hiểu

- Xác định được mục đích, thái độ của tác giả.

2

0

C3,C4

Vận dụng

0

0

0

Vận dụng cao

  • Liên hệ được với những vấn đề được gợi ra từ văn bản

1

0

C5

VIẾT

2

0

Vận dụng 

Phân tích cảm hứng chủ đạo trong đoạn thơ.

1

0

C1 phần viết

 Viết văn bản nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi.

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về  cách sử dụng thời gian rảnh rỗi.

- Xác định được kiểu bài (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế).

- Giới thiệu vấn đề.

*Thông hiểu

- Giải thích khái niệm thời gian rảnh rỗi, sử dụng hợp lí.

- Nêu những cách sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lí (những việc nên và không nên làm)…

- Rút ra bài học cho bản thân.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề.

- Mở rộng vấn đề.

1

0

C2 phần tự luận

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay